Hà Nội
23°C / 22-25°C

Không kịp bổ sung axit folic trước khi mang thai, mẹ bầu nên làm gì?

Thứ năm, 09:57 12/10/2023 | Mẹ và bé

Bổ sung axit folic như thế nào để hấp thu một cách tốt nhất là những điều mẹ bầu nào cũng nên biết.

Khi nào mẹ nên bổ sung axit folic?

Axit folic hay còn gọi là folate hoặc folacin, là một trong những vitamin B rất cần thiết đối với việc sản xuất các tế bào mới, trong đó có cả hồng cầu.

Thiếu axit folic sẽ gây ra các bệnh có liên quan đến rối loạn ống dây thần kinh như bệnh nứt đốt sống (spina bifida) gây nên ốm yếu tàn tật nghiêm trọng và bệnh quái tượng không não (enencephaly) hoặc bé sinh ra thiếu một phần não (tình trạng kém phát triển nghiêm trọng của não). 

Tất cả các khiếm khuyết này xảy ra trong 28 ngày đầu của thai kỳ, thường trước khi người phụ nữ biết mình có thai. Theo Cục phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), axít folic thậm chí còn giúp phòng tránh dị tật về môi, tim, ống tiểu và chân tay ở trẻ mới sinh.

Vì vậy, tất cả các chuyên gia khuyến cáo những phụ nữ đang mang thai cần phải bổ sung thêm axit folic trong suốt thai kỳ của mình, từ 400 – 800 microgram mỗi ngày. Đối với những phụ nữ đang chuẩn bị có thai, việc tiêu thụ axit folic mỗi ngày từ trước khi có thai khoảng 3 tháng cũng rất cần thiết. 400 microgram là liều dùng hàng ngày.

Làm sao khi không kịp bổ sung axit folic?

Thông thường, khi chậm kinh 1-2 tuần, các mẹ mới thử để biết là mình có thai. Tuy nhiên, ống thần kinh của thai nhi đã khép từ ngày thứ 28 của thai kỳ. Nhiều mẹ hoảng hốt vì sợ mình đã bỏ qua thời điểm vàng để uống axit folic. Đó cũng là lý do mà loại chất này được các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên sử dụng từ 3 tháng trước khi chuẩn bị mang thai. 

Tuy nhiên, nếu không kịp bổ sung, mẹ có thể uống ngay từ khi phát hiện có bầu. Mỗi ngày trong thai kỳ, mẹ có thể bổ sung khoảng 600 microgram acid folic. Ngoài ra, mẹ cũng nên chăm ăn một số loại thức ăn giúp bổ sung axit folic trong thai kỳ. Mẹ nên uống axit folic trước, trong và cả sau khi em bé chào đời. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi bổ sung bất kì chất nào lúc mang thai.

Một số loại thực phẩm chứa axit folic

Dưới đây là gợi ý về các loại thực phẩm mẹ nên ăn.

1. Rau xanh đậm màu

Một số đại diện như: cải chân vịt, cải bó xôi, cải xoăn,… Rau xanh đậm màu chứa nhiều axit folic ở dạng folate tự nhiên và các vitamin thiết yếu khác. Thậm chí các loại rau như xà lách, rau bina, hoặc cải xoăn có thể cung cấp 1/3 lượng axit folic cần thiết mỗi ngày.

Mẹ bầu chăm chỉ ăn các loại thực phẩm này giúp cung cấp axit folic cho thai kỳ khỏe mạnh - Ảnh 1.

2. Trứng

Theo các bác sĩ, trong 3 quả trứng đã chứa 1/4 lượng axit folic mẹ bầu cần trong 1 ngày. Ngoài ra thực phẩm này còn cung cấp protein và một loạt các vitamin, khoáng chất khác cần thiết trong thai kì.

10 thực phẩm giàu axit folic cho mẹ bầu - Ảnh 1.

3. Bí đao

Bí đao, đặc biệt là bí đao mùa đông là nguồn cung cấp axit folic rất phong phú và dồi dào. Một bát bí đao có thể cung cấp tới 15% nhu cầu axit folic cho cơ thể mỗi ngày. Bí đao còn giàu vitamin B1, vitamin C, vitamin B6, niacin, pantothenic acid, fiber và kali.

Mẹ bầu chăm chỉ ăn các loại thực phẩm này giúp cung cấp axit folic cho thai kỳ khỏe mạnh - Ảnh 3.

4. Ớt chuông

1 quả ớt chuông nặng 92g đã có thể cung cấp cho cơ thể 10,5% nhu cầu axit folic cần thiết mỗi ngày. Ngoài ra, ớt chuông còn giàu vitamin B1, C, B6, mangan, kali, chất xơ, tryptophan và các chất chống oxy hóa khác.

Mẹ bầu chăm chỉ ăn các loại thực phẩm này giúp cung cấp axit folic cho thai kỳ khỏe mạnh - Ảnh 4.

5. Đậu và các loại cây họ đậu

Một số loại điển hình như đậu đen, đậu nành, đậu cove,… Các loại đậu cũng là một nguồn protein, chất xơ và chất chống oxy hóa tuyệt vời. Cũng như các vi chất dinh dưỡng quan trọng như kali, magie và sắt.

Mẹ bầu chăm chỉ ăn các loại thực phẩm này giúp cung cấp axit folic cho thai kỳ khỏe mạnh - Ảnh 5.

6. Các loại quả họ nhà cam quýt

Uống một ly nước cam ép là một cách tốt để hấp thụ axit folic. Những quả thuộc họ cam quýt này có chứa hàm lượng axit folic cao nhất trong các loại trái cây bất kỳ, thậm chí chúng có chứa khoảng 20% folate mẹ bầu cần trong một ngày. Chúng cũng làm tăng lượng chất xơ và được coi là đồ ăn nhẹ vì ít calo.

10 thực phẩm giàu axit folic cho mẹ bầu - Ảnh 2.

7. Chuối

Chuối là sự kết hợp đặc biệt giữa folate và các vitamin, chất chống oxi hóa khác nhau. Bổ sung chuối là cách đơn giản để giúp chị em mang thai đáp ứng nhu cầu axit folic mỗi ngày.

Mẹ bầu chăm chỉ ăn các loại thực phẩm này giúp cung cấp axit folic cho thai kỳ khỏe mạnh - Ảnh 7.

8. Măng tây

Măng tây có hàm lượng rất cao chất xơ, axit folic, kali. Để cung cấp 65% nhu cầu axit folic cho cơ thể mỗi ngày, mẹ bầu chỉ cần ăn 1 bát măng tây luộc. Với hàm lượng vitamin B9 cao, măng tây hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Không chỉ là thực phẩm giàu axit folic, măng tây còn chứa rất nhiều dưỡng chất mà cơ thể luôn cần như: vitamin A, K, C và mangan. Khi dùng măng tây, mẹ bầu nên lưu ý không nấu quá chín bởi sẽ làm mất giá trị dinh dưỡng của nó và tuyệt đối không được ăn sống để tránh bị ngộ độc bởi vi khuẩn.

Mẹ bầu chăm chỉ ăn các loại thực phẩm này giúp cung cấp axit folic cho thai kỳ khỏe mạnh - Ảnh 8.

9. Quả bơ

Bơ có vị béo, thơm ngon và bổ dưỡng, thường được chế biến trong đa dạng các món ăn như sinh tố, sushi… Loại quả này không chỉ giàu axit folic mà còn chứa nguồn chất béo rất có lợi cho sức khỏe.

Mẹ bầu chăm chỉ ăn các loại thực phẩm này giúp cung cấp axit folic cho thai kỳ khỏe mạnh - Ảnh 9.
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 10 tháng tuổi bất ngờ phát hiện bệnh lý tim bẩm sinh từ dấu hiệu nhiều trẻ em Việt mắc phải

Bé 10 tháng tuổi bất ngờ phát hiện bệnh lý tim bẩm sinh từ dấu hiệu nhiều trẻ em Việt mắc phải

Mẹ và bé - 6 ngày trước

GĐXH - Trẻ vô tình phát hiện bệnh lý tim bẩm sinh khi đi khám với lý do chậm tăng cân, kém ăn, thở khó...

Kỳ tích người phụ nữ 42 tuổi có con sau 18 lần thụ tinh ống nghiệm thất bại

Kỳ tích người phụ nữ 42 tuổi có con sau 18 lần thụ tinh ống nghiệm thất bại

Mẹ và bé - 1 tuần trước

GĐXH - Đi qua 6 bệnh viện chữa hiếm muộn, 18 lần chuyển phôi thụ tinh ống nghiệm (IVF) thất bại ngay cả khi chấp nhận xin trứng, chị Tr. hạnh phúc lần đầu được làm mẹ sau phác đồ điều trị đặc biệt.

5 sai lầm phổ biến khi dùng thuốc trị tiêu chảy cấp ở trẻ

5 sai lầm phổ biến khi dùng thuốc trị tiêu chảy cấp ở trẻ

Mẹ và bé - 1 tuần trước

Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em không khó điều trị, chỉ cần điều trị đúng, sớm kết hợp với chăm sóc tốt sẽ giúp trẻ nhanh hồi phục. Tuy nhiên nếu điều trị không đúng cách, tiêu chảy dễ chuyển biến xấu, gây biến chứng nặng.

Thai phụ 40 tuổi bất ngờ phát hiện u nang buồng trứng xoắn từ dấu hiệu đáng sợ này trong lúc mang thai

Thai phụ 40 tuổi bất ngờ phát hiện u nang buồng trứng xoắn từ dấu hiệu đáng sợ này trong lúc mang thai

Mẹ và bé - 3 tuần trước

GĐXH - Đang mang thai lần 3 được hơn 20 tuần, thai phụ bất ngờ phải nhập viện trong tình trạng đau bụng, đau hố chậu phải, có phản ứng thành bụng... do bị u nang buồng trứng xoắn.

Hút dịch màng phổi thai nhi từ trong bụng mẹ, phụ nữ mang thai cần lưu ý những điều này

Hút dịch màng phổi thai nhi từ trong bụng mẹ, phụ nữ mang thai cần lưu ý những điều này

Mẹ và bé - 3 tuần trước

GĐXH - Thai phụ có tiền sử đa u xơ tử cung đến bệnh viện khám, siêu âm được phát hiện thai nhi bị tràn dịch màng phổi hai bên số lượng nhiều.

Bé 8 tuổi nhập viện gấp sau khi ăn kẹo chocolate dạng bơm tiêm

Bé 8 tuổi nhập viện gấp sau khi ăn kẹo chocolate dạng bơm tiêm

Mẹ và bé - 1 tháng trước

GĐXH - Bé trai 8 tuổi ngậm hút kẹo chocolate thì bị sặc đầu ống bơm tiêm vào miệng. Rất may bé được đưa đến BV Nhi Đồng 1 soi gắp dị vật kịp thời.

Hai mẹ con ở Hà Nội nguy kịch chỉ một giờ sau bữa cơm trưa có tôm, cua

Hai mẹ con ở Hà Nội nguy kịch chỉ một giờ sau bữa cơm trưa có tôm, cua

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Sau bữa ăn trưa khoảng 1 giờ, chị N., 20 tuổi, đang mang thai 31 tuần, xuất hiện mẩn ngứa, đỏ da toàn thân, khó thở, được người nhà đưa vào viện trong tình trạng nguy kịch.

Bé 3 tuổi bất ngờ nguy kịch vì bị hoại tử ruột, xoắn ruột từ dấu hiệu đau bụng, nôn ói

Bé 3 tuổi bất ngờ nguy kịch vì bị hoại tử ruột, xoắn ruột từ dấu hiệu đau bụng, nôn ói

Mẹ và bé - 1 tháng trước

GĐXH - Trước khi nhập viện vì bị xoắn ruột, bé K có biểu hiện buồn nôn và bắt đầu nôn ói kèm theo đau bụng.

Bé trai nặng 3,6kg chào đời sau ca mổ đẻ thành công từ bệnh nhân tiền sản giật nặng 100kg

Bé trai nặng 3,6kg chào đời sau ca mổ đẻ thành công từ bệnh nhân tiền sản giật nặng 100kg

Mẹ và bé - 1 tháng trước

GĐXH - Các bác sĩ đã thực hiện thành công ca mổ đẻ đón bé trai nặng 3.600g cất tiếng khóc chào đời từ bệnh nhân tiền sản giật nặng 100kg.

Mẹ thiếu sữa, bé 7 tháng tuổi bị sốc phản vệ liên tiếp sau 2 lần uống sữa công thức

Mẹ thiếu sữa, bé 7 tháng tuổi bị sốc phản vệ liên tiếp sau 2 lần uống sữa công thức

Mẹ và bé - 1 tháng trước

GĐXH - Sau khi uống khoảng 150ml sữa bò, bé bị phản vệ nhẹ và được cấp cứu tại một bệnh viện. Gia đình ngưng sữa bò, cho bé thử sữa dê. Tuy nhiên, sau 2 tiếng bé nổi phát ban đỏ toàn thân, sưng phù, thở mệt, tức ngực, chảy nước mũi…

Top