Hà Nội
23°C / 22-25°C

Không nên khoe thành tích của con trên mạng

Thứ bảy, 15:27 25/05/2024 | Giáo dục

Thời điểm các trường tổng kết năm học, trao thưởng cho học sinh cũng là dịp nhiều phụ huynh đua nhau khoe điểm số, thành tích của con trên mạng xã hội. Nhiều chuyên gia, nhà giáo cho rằng, việc ghi nhận, động viên con là cần thiết nhưng không vì thế mà tạo áp lực lên những trẻ khác.

Không nên khoe thành tích của con trên mạng - Ảnh 1.

Dịp tổng kết năm học, nhiều học sinh được khen thưởng.

Trường học các cấp đang tổ chức lễ bế giảng năm học 2023-2024, đồng thời họp phụ huynh để thông tin tình hình học tập của học sinh. Nhà trường, giáo viên chủ nhiệm tuyên dương, trao thưởng cho học sinh giỏi, học sinh xuất sắc, đoạt giải thưởng trên các lĩnh vực. Sau đó, nhiều cha mẹ khoe thành tích của con trên mạng xã hội.

Bà Trần Thị Mai Hương, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Văn Huyên, huyện Hoài Đức (Hà Nội), nói: “Xã hội vẫn áp cho ngành giáo dục coi nặng bệnh thành tích nhưng bệnh thành tích không chỉ tạo nên từ trường học mà còn từ áp lực xã hội, cha mẹ học sinh. Chúng tôi tư vấn phụ huynh rằng, để đạt kết quả tốt thay vì so sánh, gây áp lực mà nên đồng hành, hỗ trợ con”.

“Trong suốt chặng đường học nhiều năm, sẽ có lúc phong độ của con tụt giảm. Hôm nay điểm 10 nhưng mai có thể điểm 6-7 là điều rất bình thường. Vì thế, cha mẹ không vì thành tích mà gây áp lực cho con”.

Ông Nguyễn Đình Sơn, chuyên gia tâm lý Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội

Thạc sĩ Nguyễn Đình Sơn, Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, cho rằng, khoe thành tích trên mạng xuất phát từ văn hóa của nhà trường. Mỗi năm học hay sau các kỳ thi, trường nào cũng khoe có bao nhiêu học sinh giỏi cấp quận, cấp thành phố, quốc gia, quốc tế. Và đương nhiên, phụ huynh cũng có quyền khoe thành tích của con với những người khác hay cả mạng xã hội. Ngoài việc lộ thông tin cá nhân, việc khoe cả giấy khen có tên trường, lớp, thành tích của trẻ còn tạo áp lực cho chính các trường và các em.

“Nếu như các nhà trường luôn nỗ lực dạy học để thành tích năm sau cao hơn năm trước thì chính học sinh cũng phải nỗ lực để vượt lên. Tôi biết có những em gồng mình giữ được thành tích 10 năm liền là học sinh giỏi, học sinh tiêu biểu nhưng mặt trái là những em đó phải học thêm rất nhiều mới đạt được. Có em chỉ biết cặm cụi học đến mức nhiều năm không có giải trí, không có bạn bè và trầm cảm phải đi điều trị tâm lý. Trong khi, kết quả điểm số không phản ánh đúng năng lực của người học”, ông Sơn nói,

Theo ông Sơn, nhiều trường học chạy theo thành tích gây áp lực rất lớn đối với học sinh. Trong quá trình làm tư vấn, học sinh chia sẻ, có những em không cần học nhiều vẫn được “cấy” điểm số đẹp để có học bạ đẹp dẫn đến “lạm phát” điểm 9-10, thành tích không còn thật và chính học sinh không nhận diện được bản thân ở đâu để nỗ lực.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Anh em sinh đôi Hiền - Hậu cùng giành Huy chương Vàng Olympic Toán

Anh em sinh đôi Hiền - Hậu cùng giành Huy chương Vàng Olympic Toán

Giáo dục - 23 giờ trước

Cặp anh em sinh đôi Nguyễn Trí Hiền - Nguyễn Trí Hậu, học sinh lớp 11 chuyên Toán của Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (Quảng Nam) vừa giành Huy chương Vàng ở kỳ thi Olympic Giao lưu Toán học.

Hơn 20 trường công bố điểm sàn thi đánh giá năng lực, tư duy 2025

Hơn 20 trường công bố điểm sàn thi đánh giá năng lực, tư duy 2025

Giáo dục - 1 ngày trước

Hiện có ít nhất 21 trường đại học trên cả nước công bố điểm sàn theo phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực, tư duy năm 2025.

Thêm một trường THPT chuyên hot nhất nhì Hà Nội bỏ xét tuyển thẳng

Thêm một trường THPT chuyên hot nhất nhì Hà Nội bỏ xét tuyển thẳng

Giáo dục - 1 ngày trước

Trường THPT chuyên Ngoại ngữ (Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội) vừa có thông báo điều chỉnh phương thức tuyển sinh lớp 10, năm học 2025-2026.

"Nóng hơn cả mùa hè": Những nghề nghiệp "hot" năm 2026 bạn không thể bỏ lỡ

"Nóng hơn cả mùa hè": Những nghề nghiệp "hot" năm 2026 bạn không thể bỏ lỡ

Giáo dục - 1 ngày trước

GĐXH - Trong bối cảnh công nghệ và xã hội thay đổi từng ngày, những nghề nghiệp hot năm 2026 đang dần lộ diện với tốc độ tăng trưởng chóng mặt. Bạn đã sẵn sàng cập nhật xu hướng để không bị bỏ lại phía sau?

Không còn quận, huyện, tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội có thay đổi?

Không còn quận, huyện, tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội có thay đổi?

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Theo lãnh đạo TP Hà Nội, dù đơn vị hành chính có thay đổi, song Hà Nội vẫn giữ ổn định phương án và thời gian tổ chức tuyển sinh mầm non, lớp 1 và lớp 6 năm học 2025-2026.

Bộ GD-ĐT công bố thủ tục xét thăng hạng giáo viên, giảng viên

Bộ GD-ĐT công bố thủ tục xét thăng hạng giáo viên, giảng viên

Giáo dục - 2 ngày trước

Bộ GD-ĐT vừa công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước lĩnh vực chế độ, chính sách đối với nhà giáo thuộc phạm vi quản lý của Bộ, trong đó nêu rõ thủ tục để giáo viên/giảng viên được đăng ký dự xét thăng hạng.

Nam sinh có điểm tốt nghiệp cao nhất trong lịch sử Đại học Bách khoa TPHCM

Nam sinh có điểm tốt nghiệp cao nhất trong lịch sử Đại học Bách khoa TPHCM

Giáo dục - 3 ngày trước

Học ngành nổi tiếng nhất là Khoa học và kỹ thuật máy tính, Lã Nguyễn Gia Hy đã tốt nghiệp trước hạn và xếp loại xuất sắc với GPA 4/4.0 tại Trường Đại học Bách khoa TPHCM.

Hà Nội đóng cửa trung tâm dạy thêm 600 học sinh

Hà Nội đóng cửa trung tâm dạy thêm 600 học sinh

Giáo dục - 4 ngày trước

Hà Nội tạm dừng hoạt động trung tâm dạy thêm 600 học sinh ở quận Đống Đa do chưa đảm bảo các quy định.

Dự kiến học phí 2 trường Y top đầu TP.HCM 2025, cao nhất gần 85 triệu đồng/năm

Dự kiến học phí 2 trường Y top đầu TP.HCM 2025, cao nhất gần 85 triệu đồng/năm

Giáo dục - 4 ngày trước

Trường Đại học Y Dược TP.HCM và Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch công bố mức học phí dự kiến với khóa tuyển sinh năm 2025.

Quy định mới nhất: Giáo viên không được làm quá 2 nhiệm vụ cùng lúc

Quy định mới nhất: Giáo viên không được làm quá 2 nhiệm vụ cùng lúc

Giáo dục - 5 ngày trước

Theo quy định mới nhất về chế độ làm việc tại các trường công lập từ tháng 4/2025, mỗi giáo viên không được kiêm nhiệm quá 2 nhiệm vụ cùng lúc.

Top