Hà Nội
23°C / 22-25°C

Không nuôi con bằng sữa mẹ: Kém hiểu biết = hại con?

Thứ tư, 08:07 04/08/2010 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Bầu sữa căng tức đến phát khóc, nhưng người mẹ trẻ nhất quyết không cho đứa con 2 ngày tuổi bú mẹ.

Chị quyết định nuôi con hoàn toàn bằng sữa ngoài, một phần để giữ ngực, phần nữa để ngay sau 1 tháng có thể đi làm mà không phải lo chuyện bú mớm.

Những quan niệm sai lầm

Quyết định này của chị Phương (24 tuổi, Tương Mai, Hoàng Mai, Hà Nội) vấp phải sự phản đối quyết liệt của chồng và bố mẹ hai bên. “Nếu cô cắt đứt nguồn dinh dưỡng quý giá nhất của con thì có lẽ nó không cần mẹ và tôi cũng không cần cô nữa” – anh Tuấn, chồng chị bức xúc.
 
Trẻ phát triển khỏe mạnh nhờ sự khởi đầu tốt đẹp bằng
nguồn sữa quý giá của mẹ. Ảnh: KT.
 
Chị Phương là một trong số rất nhiều các bà mẹ trẻ hiện nay chọn cách không nuôi con bằng sữa mẹ, một phần vì chị đang làm ở một công ty tư nhân với mức lương cao không thể để người khác thay thế. Chị cho rằng chồng chị và gia đình quá khắt khe. “Có nhiều đứa trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ, chúng vẫn lớn lên đó thôi. Cuộc sống hiện đại cho ta có nhiều cách lựa chọn, kể cả việc nuôi con” - chị Phương nói. Với cách lựa chọn đó, chưa đầy một tuần tuổi, bé Phin con chị đã phải nhập viện bởi căn bệnh tiêu chảy. Nhìn đứa con mới sinh ra vốn khỏe mạnh giờ thiêm thiếp trên giường bệnh, anh Tuấn cay đắng ra tối hậu thư với vợ: Một là nuôi con cho tử tế, hai là “cắt đứt” luôn.
 
Theo một thống kê của Bộ Y tế, có hơn nửa số bà mẹ Việt Nam cho con bú sữa mẹ sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh nhưng chỉ có 10% cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ (không ăn uống bất cứ thứ gì ngoài sữa mẹ) trong 6 tháng đầu đời.
 
Dù cả nguyên nhân khách quan và chủ quan nhưng các bà mẹ không cho con bú có rất nhiều lý do và phần lớn đều là quan niệm sai lầm như: Sữa mẹ chưa “về” trong những giờ đầu sau sinh; sữa mẹ nhạt dần nên sớm ăn bổ sung sẽ làm trẻ cứng cáp; do mổ đẻ nên không được nằm cùng con ngay sau khi sinh; do cơ sở y tế quá tải...

Một lý do đáng kể góp phần vào việc trẻ không được tiếp cận nguồn sữa của mẹ là sự sẵn có của sữa bột trên thị trường. Chị Bích Vân, 26 tuổi, phố Cầu Đất, Hải Phòng - một trong các bà mẹ “sính” dùng sữa bột hăm hở nói: “Trên thị trường không thiếu một loại sữa gì chị ạ, từ sữa non đến sữa cho trẻ lên 5 tuổi. Với các dưỡng chất như họ quảng cáo, em nghĩ tốt hơn “nhà máy” sữa mẹ đấy chứ”(?!).

Vì một thế hệ tương lai khỏe mạnh

Nhân Tuần lễ thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ năm nay (từ ngày 1 – 7/8) với chủ đề “Nuôi con bằng sữa mẹ: Chỉ 10 bước, theo cách thân thiện với trẻ”, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Bá Thủy đã nhấn mạnh: “Cán bộ y tế tại các cơ sở dịch vụ y tế cần được đào tạo để có thể giúp đỡ các bà mẹ cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu ngay sau khi sinh, hướng dẫn cho trẻ bú đúng cách và cách duy trì nguồn sữa mẹ. Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ năm nay nhấn mạnh vai trò quan trọng của nhân viên y tế và cơ sở y tế nhằm hỗ trợ các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ thành công”.

Theo Bộ Y tế, thực tế mới chỉ có khoảng 10% trẻ em ở Việt Nam được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời và chỉ có 55% bà mẹ cho con bú sữa mẹ sớm trong vòng 1 giờ đầu sau khi sinh.

Việc Bích Vân “ca ngợi” sữa bột còn có nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ việc cô muốn ăn kiêng nhằm lấy lại vóc dáng mà không sợ bị ép “ăn để có sữa cho con”. Đã thế, mẹ cô còn cổ súy: “Con cái sớm rời bầu vú mẹ ngày nào, càng sớm cứng cáp, trưởng thành ngày ấy” (!?).
Trong khi các bà mẹ biện minh hàng nghìn lý do cho việc không nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu thì các chuyên gia, các nghiên cứu đã chứng minh rằng cho con bú sữa mẹ trong vòng 1 giờ đồng hồ đầu tiên sau khi sinh và cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời của đứa trẻ sẽ đem lại những lợi ích to lớn về sức khỏe cho trẻ. Việc làm này có thể giúp ngăn ngừa 13% các trường hợp tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Đồng thời, giúp phòng ngừa một số lượng lớn các loại bệnh tật, kể cả khi trẻ còn nhỏ và về sau này. Bao gồm những bệnh truyền nhiễm, dị ứng và các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì...
 
“Tôi nghĩ, khi đứa trẻ ra đời, việc bú mẹ giúp gắn kết tình mẹ con và sữa mẹ là dinh dưỡng duy trì sự sống tốt nhất” – bà Trương Thị Hồng, 60 tuổi, khu tập thể Ủy ban Khoa học nhà nước, 294/4 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội cho biết. Tinh thần này được các con bà quán triệt nên các cháu bà đều mạnh khỏe và cao lớn.
 
Tuy nhiên, theo chị Phi Nga, đường Lý Chính Thắng, quận 3, TP Hồ Chí Minh cũng như nhiều bà mẹ chia sẻ với Báo GĐ&XH, việc được nghỉ sinh 4 tháng cùng với áp lực công việc là một nguyên nhân lớn khiến họ khó có thể nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời của trẻ.
 
“Cơ quan tôi có chị nhà ngay gần đó, có thể chạy về cho con bú rồi lại đi làm. Nhưng đó không phải là giải pháp tốt, vì có những lúc công việc không thể dừng lại 1 tiếng để có thể tranh thủ về cho con bú. Còn tôi, nhà cách cơ quan 10km lại càng không thể” - chị Nga nói. 

Đối với các công nhân làm ở khu công nghiệp thì việc cho con bú trong ngày là rất khó. Do đó, giải pháp tốt nhất vẫn là cho con ăn dặm. Cùng với thách thức này, nhiều bà mẹ thiếu hỗ trợ từ người thân trong gia đình và từ các cán bộ, nhân viên y tế cũng khiến họ không thể nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn.

Việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu nhằm đem lại sự phát triển tốt nhất cả về thể chất và tinh thần cho trẻ không chỉ dừng lại ở nhận thức của người mẹ. Nó cần cả nhận thức và sự hỗ trợ của những người thân trong gia đình, của cơ quan và các cơ sở dịch vụ y tế.

Ông Jean Dupraz, Quyền Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam

Mặc dù cả 10 bước trong quy trình nuôi con bằng sữa mẹ thành công đều rất quan trọng, xin cho phép tôi được nhấn mạnh 2 bước cụ thể cần được chú ý đặc biệt ở Việt Nam:

- Giúp các bà mẹ bắt đầu cho con bú trong vòng 1 giờ đồng hồ đầu tiên sau khi sinh.

- Không cho trẻ sơ sinh ăn hay uống bất cứ thứ gì khác ngoài sữa mẹ, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Hà Anh

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Việc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Top