Không rửa tay trước khi... đi vệ sinh, sai lầm nghiêm trọng nhiều người mắc
GiadinhNet - Nghe thì thật là vô lý, nhưng sự thực là rửa tay trước khi đi vệ sinh thậm chí còn quan trọng hơn sau khi đi vệ sinh, theo Bright Side.
Vi khuẩn không chỉ hiện diện trong nhà vệ sinh, mà ở khắp nơi trong không gian sống. Điều này có nghĩa rằng, nếu không rửa tay trong một thời gian dài, vi khuẩn chắc chắn sẽ bám vào tay.
Khi sử dụng nhà vệ sinh, bàn tay có thể chạm vào những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể, nơi vi khuẩn dễ xâm nhập và gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, rửa tay trước khi đi vệ sinh thậm chí còn quan trọng hơn sau khi đi vệ sinh, theo Bright Side.

Ngoài ra, một số thói quen đi vệ sinh sau cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng nhiều người mắc:
1. Thói quen đi vệ sinh quá lâu
Theo tiến sĩ Gregory Thorkelson, bác sĩ khoa tiêu hóa, gan và dinh dưỡng tại Đại học Pittsburgh (Mỹ), thói quen đi vệ sinh lâu hơn 15 phút có thể gây hại cho sức khỏe cho dù đó là nguyên nhân nào. Trong thực tế bạn chỉ nên đi vệ sinh khi có một sự thôi thúc cần phải tiểu hoặc đi tiêu. Bởi nếu bạn không có sự thôi thúc này thì có nghĩa là cơ thể không có phân hoặc nước tiểu, và cơ thể buộc phải cố gắng hoàn thành việc đi tiểu hoặc đi tiêu bằng cách rặn. Thói quen rặn có thể dẫn đến sự phát triển của bệnh trĩ do phồng mạch máu xung quanh hậu môn gây sưng, đau, thậm chí chảy máu.
Nếu thường xuyên đi tiêu quá hơn 10-15 phút, nó có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như giảm nhu động ruột và làm chậm sự chuyển động của ruột.
2. Dùng lực quá mức khi đi vệ sinh

Dùng lực quá mạnh khi đi vệ sinh thực ra không có chút lợi ích nào cho sức khỏe. Bởi vì cố gắng dùng toàn lực khi đi đại tiện, các cơ liên quan sẽ bị co thắt mạnh, không chỉ gây áp lực vùng bụng tăng cao, mà huyết áp cũng sẽ không ngừng tăng có thể dẫn tới xuất huyết não, cơ tim tiêu hao nhiều oxy làm đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và rối loạn nhịp tim nặng. Những hiện tượng này đều có thể gây đột tử.
Dùng quá sức khi đi đại tiện dễ dẫn tới hiện tượng nứt hậu môn, nhất là với người thường mắc chứng táo bón. Thay vì cố rặn mạnh, những người bị táo bón nặng, cố gắng thay đổi thói quen sinh hoạt, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau quả và đi vệ sinh mỗi ngày. Nếu không có cải thiện, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn thuốc hỗ trợ.
3. Đọc báo, nghịch điện thoại

Vừa đi vệ sinh vừa đọc báo hoặc nghịch điện thoại có thể coi là cấm kỵ lớn nhất khi thực hiện nhu cầu cá nhân này. Do khi đi vệ sinh, tư tưởng ý thức đều tập trung hết vào sách báo hoặc điện thoại, từ đó gây ức chế ý thức bài tiết, làm rối loạn chỉ huy của não đối với việc dẫn truyền thần kinh bài tiết, kéo dài thời gian đại tiện.
Thời gian ngồi bồn cầu quá lâu khiến tuần hoàn máu tĩnh mạch khoang chậu bị cản trở, mạch máu giãn nở, dễ sinh bệnh trĩ, thậm chí làm mất đi tính mẫn cảm của trực tràng đối với việc kích thích đại tiện, lâu dần sẽ gây táo bón, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới ung thư đường ruột.
Ngoài ra, nếu như bạn bị táo bón thường xuyên, phân sót sẽ đè nén cơ thể trong thời gian dài, như vậy sẽ dẫn tới máu ở tiền liệt tuyến của nam giới tắc nghẽn, làm bệnh viêm tiền liệt tuyến nghiêm trọng hơn.
4. Tiểu tiện sau khi đã "nhịn" lâu
Sau khi nhịn quá lâu đột ngột tiểu tiện dễ khiến thần kinh phế vị hưng phấn quá độ, nước tiểu trong bàng quang nhanh chóng bị thải ra hết dẫn tới huyết áp giảm, nhịm tim chậm lại, dễ gây choáng váng, nếu không cứu chữa kịp thời rất có khả năng nguy hiểm đến tính mạng.

Lily (th)

Những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày
Sống khỏe - 14 giờ trướcGan và thận là hai cơ quan quan trọng, việc chăm sóc, bảo vệ gan, thận là điều cần thiết, dưới đây là những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày.

5 không khi ăn tiết lợn luộc
Sống khỏe - 15 giờ trướcNgay cả khi luộc chín, tiết lợn vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ nên bạn cần lưu ý khi ăn món quen thuộc này.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả
Y tế - 22 giờ trướcBộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

3 loại dầu quen thuộc là "thủ phạm" gây bệnh gan, thậm chí ung thư: Đừng tiết kiệm mà hại cả nhà!
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcDầu ăn được dùng để nấu ăn hàng ngày. Nếu vô tình dùng thường xuyên 3 loại dầu ăn "độc hại" này, nguy cơ bệnh tật, thậm chí bị ung thư là rất cao.

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan
Y tế - 1 ngày trướcGan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?
Sống khỏe - 1 ngày trướcTrà kỷ tử là thức uống được nhiều người yêu thích vậy uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?

Top 10 loại trái cây khô và hạt giàu canxi tốt cho xương
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNgoài sữa và các sản phẩm từ sữa thì trái cây khô và hạt cũng chứa nhiều canxi. Đây là lựa chọn tuyệt vời cho những người không dung nạp lactose, người ăn chay hoặc đơn giản là muốn đa dạng hóa nguồn cung cấp canxi giúp xương chắc khỏe.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt
Y tế - 1 ngày trướcUng thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

3 không khi ăn mướp
Sống khỏe - 1 ngày trướcBạn tuyệt đối không ăn mướp có vị đắng, nấu chưa chín hoặc đã quá già.

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư trực tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Bác sĩ cho biết người phụ nữ này mắc ung thư trực tràng trước đó có triệu chứng táo bón kéo dài mà không biết.