Hà Nội
23°C / 22-25°C

Không thể ngủ lại sau khi thức dậy đi tiểu, hãy thử 5 mẹo này

Chủ nhật, 20:55 03/04/2022 | Bệnh thường gặp

Một số người có thể cảm thấy rất khó để đi vào giấc ngủ một lần nữa sau khi thức dậy đi tiểu lúc nửa đêm. Dưới đây là một số mẹo bạn có thể thử.

Tiến sĩ Michael Breus, chuyên gia về giấc ngủ, cho biết, có nhiều nguyên nhân khiến bạn phải thức giấc nửa đêm để đi tiểu. Uống đồ uống có chứa cafein hoặc có cồn quá gần giờ đi ngủ là những lý do phổ biến. Cả hai đều được biết là giúp cơ thể đào thải thêm chất lỏng.

Theo Mayo Clinic, nếu giấc ngủ của bạn bị gián đoạn thường xuyên đến mức cản trở hoạt động hàng ngày, hãy đến gặp bác sĩ để xác định xem liệu có phải chứng rối loạn giấc ngủ như mất ngủ hay không.

Không thể ngủ lại sau khi thức dậy đi tiểu, hãy thử 5 mẹo này - Ảnh 1.

Bật đèn sáng khi bạn thức dậy vào nửa đêm có thể đánh thức sự tỉnh táo của não bộ (Ảnh: ake1150sb/iStock/Getty)

Chuyên gia Breus đã đưa ra 5 mẹo để giúp bạn đối phó với tình trạng thức đêm và giúp chìm vào giấc ngủ nhanh hơn.

Ngừng xem đồng hồ

Khi bạn xem đồng hồ, bạn sẽ thường có xu hướng tính nhẩm xem còn bao nhiêu giờ trước khi trời sáng. Điều này có thể khiến bạn khó chịu hoặc lo lắng, làm tăng nhịp tim và huyết áp, khiến bạn khó ngủ lại hơn. Vì vậy, bạn không nên nhìn vào đồng hồ khi không ngủ được.

Thử liệu pháp giãn cơ tiến triển theo giai đoạn

Giãn cơ tiến triển (Progressive Muscle Relaxation) là một kỹ thuật có thể làm dịu sự căng cơ và giúp bạn thư giãn. Kỹ thuật này được thực hiện với các bước sau:

- Bắt đầu từ các ngón chân, căng cơ ở bàn chân trong 5 giây.

- Sau đó thả lỏng và thư giãn các cơ.

- Tiếp tục làm tương tự với mọi nhóm cơ trên cơ thể (tập trung vào từng nhóm cơ một) cho đến khi bạn thực hiện lên đến trán.

- Hít thở chậm và sâu một cách thoải mái.

Hít thở sâu

Tiến sĩ Breus cho biết, để đạt được giấc ngủ yên bình, nhịp tim của bạn phải chậm và thư giãn, khoảng 60 nhịp/phút hoặc ít hơn. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ phải làm dịu nhịp tim để chìm vào giấc ngủ trở lại và hít thở sâu như phương pháp thở 4-7-8 sẽ giúp bạn đạt được điều đó. Dưới đây là những bước cơ bản của kỹ thuật thở này:

- Từ từ hít vào trong 4 giây.

- Giữ hơi thở của bạn trong 7 giây.

- Từ từ thở ra trong 8 giây.

- Lặp lại chu kỳ này từ 5 – 7 lần.

Đánh lạc hướng bản thân bằng một hoạt động yên tĩnh

Không thể ngủ lại sau khi thức dậy đi tiểu, hãy thử 5 mẹo này - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Thay vì tập trung vào giấc ngủ, chuyên gia khuyến nghị bạn nên thực hiện một hoạt động không gây kích thích như nghe nhạc thư giãn hoặc thiền định.

Dù bạn chọn hoạt động nào, chỉ cần đảm bảo rằng bạn tiếp xúc với ánh sáng ở mức tối thiểu. Khi bật đèn lên, não của bạn sẽ chuyển sang chế độ buổi sáng và khiến bạn trở nên tỉnh táo hơn.

Rời khỏi giường

Do nhịp tim tăng nhanh khi bạn đứng dậy khỏi giường (về cơ bản, cơ thể bạn nghĩ rằng đã sẵn sàng để thức dậy và bắt đầu ngày mới), chiến lược này chỉ nên được sử dụng như một biện pháp cuối cùng.

Ví dụ, nếu bạn đã nằm yên lặng trên giường một lúc - khoảng nửa giờ hoặc lâu hơn - và bạn vẫn tỉnh táo. Điều này sẽ gây khó chịu hoặc bực bội. Rời khỏi giường có thể là một lựa chọn tốt hơn. Cảm thấy căng thẳng chỉ làm tăng nhịp tim, không có lợi cho giấc ngủ.

Lưu ý, hãy giảm thiểu ánh sáng và không lướt điện thoại hoặc máy tính khi bạn khó ngủ.

Những thủ thuật trên không chỉ hữu ích khi bạn không thể ngủ lại sau khi thức dậy để đi tiểu mà còn thức giấc do nguyên nhân khác như lượng đường trong máu thấp, nhiệt độ quá nóng hoặc gặp ác mộng./.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 63 tuổi ở Hà Nội bất ngờ phát hiện ung thư trực tràng: Đây là dấu hiệu nhiều người gặp phải nhưng bỏ qua

Người phụ nữ 63 tuổi ở Hà Nội bất ngờ phát hiện ung thư trực tràng: Đây là dấu hiệu nhiều người gặp phải nhưng bỏ qua

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ bị ung thư trực tràng có biểu hiện rối loạn đại tiện, phân có lúc táo bón, có lúc lỏng... nhưng không đi khám.

Bé 12 tuổi chia sẻ nguyên nhân mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp: Đây là lý do chính!

Bé 12 tuổi chia sẻ nguyên nhân mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp: Đây là lý do chính!

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi bị lồi xương ức có lồng ngực lồi rõ, nhô cao như "ức gà" khiến em thường xuyên mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp...

Người phụ nữ 42 tuổi bất ngờ phải cắt gan điều trị sỏi từ dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 42 tuổi bất ngờ phải cắt gan điều trị sỏi từ dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân bị sỏi đường mật nhập viện trong tình trạng đau bụng vùng thượng vị, nôn ói và sốt lạnh run kéo dài 2 ngày.

Người phụ nữ 56 tuổi may mắn cắt bỏ ung thư đại trực tràng nhờ làm việc này

Người phụ nữ 56 tuổi may mắn cắt bỏ ung thư đại trực tràng nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trong lần kiểm tra sức khỏe định kỳ, bác sĩ cho biết tình trạng ung thư của người bệnh đang ở giai đoạn tiến triển nên cần phẫu thuật cắt bỏ càng sớm càng tốt.

Người phụ nữ 43 tuổi nuốt nghẹn, sụt cân, đi khám may mắn không phải ung thư mà do bệnh lý này

Người phụ nữ 43 tuổi nuốt nghẹn, sụt cân, đi khám may mắn không phải ung thư mà do bệnh lý này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi đi khám vì triệu chứng nuốt nghẹn, đầy bụng và nôn ói dai dẳng, chị T. được phát hiện bị co thắt tâm vị - một bệnh lý rối loạn vận động thực quản, khiến thức ăn khó di chuyển xuống dạ dày.

Cô gái 23 tuổi suýt liệt chân vì điều trị thoát vị đĩa đệm sai cách

Cô gái 23 tuổi suýt liệt chân vì điều trị thoát vị đĩa đệm sai cách

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Cô gái bị thoát vị đĩa đệm nhập viện trong tình trạng đau dữ dội, tê cứng vùng mông, đùi phải, mất cảm giác đi tiểu, phải rặn mới ra nước tiểu...

Nên ăn ớt chuông sống hay nấu chín để có lợi cho sức khỏe?

Nên ăn ớt chuông sống hay nấu chín để có lợi cho sức khỏe?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Ớt chuông sống hay được xào, nấu chín tốt hơn cho sức khỏe luôn là băn khoăn của nhiều người. Tìm hiểu ưu nhược điểm của cả hai cách ăn để chọn phương pháp ăn ớt chuông thông minh và hiệu quả nhất cho sức khỏe.

Lợi ích tuyệt vời khi bạn chọn uống sữa vào 1 trong 3 thời điểm này

Lợi ích tuyệt vời khi bạn chọn uống sữa vào 1 trong 3 thời điểm này

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Bạn có thể uống sữa theo nhu cầu cơ thể, nhưng 3 thời điểm như: buổi sáng sau khi ăn, sau khi tập luyện, hoặc trước khi đi ngủ... là những thời điểm lý tưởng để uống sữa, tùy thuộc vào lợi ích mong muốn của bạn.

5 loại thực phẩm giúp kiểm soát mức cholesterol

5 loại thực phẩm giúp kiểm soát mức cholesterol

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học đóng vai trò rất quan trọng trong việc ổn định lượng cholesterol, tăng cường chất béo tốt cho cơ thể. Dưới đây là 5 loại thực phẩm nên ăn để giảm mức cholesterol trong cơ thể.

5 thay đổi sớm nhất của cơ thể khi gan “ngập mỡ”, rất dễ bị bỏ qua

5 thay đổi sớm nhất của cơ thể khi gan “ngập mỡ”, rất dễ bị bỏ qua

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

Gan được mệnh danh là “cơ quan câm” vì không có dây thần kinh cảm giác đau và bệnh tật tiến triển âm thầm. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cứu gan khỏi bệnh gan nhiễm mỡ nhờ 5 dấu hiệu này.

Top