Không thể tin nổi những nét đẹp độc lạ trong dịp Tết nguyên đán của những nước này
GiadinhNet - Cũng như Việt Nam, những nước này đều ăn Tết cổ truyền theo lịch âm. Mỗi dịp xuân về, họ cũng có phong tục đón Tết nguyên đán như chúng ta. Và mỗi nơi đều có những phong tục, nghi thức đón Tết thật độc lạ.
Trung Quốc: Quy tắc khay bánh kẹo đón khách ngày Tết đáng chú ý
Cũng giống như ở Việt Nam, Tết cổ truyền ở Trung Quốc là những ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Bắt đầu từ 8/12 âm lịch mọi người dân Trung Hoa trên khắp thế giới kéo nhau về quê ăn Tết để được đoàn tụ với gia đình.
Cứ mỗi dịp năm hết Tết đến, người dân Trung Quốc trang trí nhà bằng cách treo những câu đối đỏ, đèn lồng đỏ dán giấy đỏ và đốt pháo để mong muốn có một cái Tết vui vẻ, một năm mới an lành.
Khay bánh kẹo của người Trung Quốc phải chứa con số 6 và 8.
Trong dịp Tết nguyên đán, người nước này cũng có thói quen quây quần bên nhau làm những món ăn ngon để thờ cúng tổ tiên. Điều đặc biệt là mỗi năm trong lịch của người Trung Quốc tương ứng với một con vật nên trong năm của con vật nào thì người ta thường tránh ăn thịt con vật đó vào đầu năm.
Ngoài ra, trong thực đơn ngày Tết của người Trung Quốc đa phần là các loại bánh. Trong đó đặc biệt nhất phải nói đến bánh tổ (Nian Gao) được làm từ gạo nếp loại tốt, cùng với đường và một chút gừng tươi. Từ tư liệu tiếng Trung, “Gao” là bánh, “Nian” là chất dính, nghĩa là bánh nếp, bánh dính, mọi người dùng món bánh này với mong ước các thành viên trong gia đình lúc nào cũng luôn kết dính, gắn bó với nhau bền vững. Đây cũng là loại bánh truyền thống giống như bánh chưng của chúng ta.
Còn về việc đặt khay bánh kẹo đón khách ngày Tết, người Trung Quốc có quan niệm như thế này, Họ thường trọn một khay tròn 8 ngăn, hoặc 6 ngăn (hai số phúc lộc theo quan niệm của người phương Đông) để sắp xếp bánh kẹo theo vòng tròn, được gọi là “khay sum họp”.
Không chỉ vậy, người người Trung Quốc quan niệm màu vàng của quả quýt tượng trưng cho sự giàu sang, sung túc. Vậy nên họ còn có phong tục mang theo một túi cam quýt có bỏ kèm những phong lì xì mừng tuổi khi đến chơi nhà bạn bè, người thân trong hai tuần đầu năm mới.
Singapore: Độc đáo với các lễ hội vui nhộn ngày Tết
Như người Trung Quốc, người dân Singapore cũng rất coi trọng việc vui đón Tết Nguyên đán âm lịch cổ truyền. Những ngày Tết ở Singapore thường diễn ra Lễ hội mùa xuân với 3 sự kiện nổi bật: Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao và Lễ hội đường phố Chingay cùng nhiều hoạt động khác.
Cụ thể: Lễ hội hoa đăng là hoạt động đầu tiên của tháng các hoạt động Lễ hội Chunjie,diễn ra ở khu Chinatown - trung tâm của Lễ hội Tết Âm lịch ở Singapore. Đêm Hoa đăng được khai mạc vào thời điểm cụ thể khác nhau tuỳ theo mỗi năm nhưng thường ngoài trung tuần tháng 1 dương lịch và trước ngày mồng 1 Tết Âm lịch khoảng 15-20 ngày với hình ảnh trang trí ứng với các con vật tượng trưng cho năm đó theo quy luật lần lượt 12 con giáp.
Lễ hội Singapore River Hongbao trong dịp Tết nguyên đán của người Sing.
Lễ hội Singapore River Hongbao trở thành sự kiện văn hóa thường niên trong Lễ hội mùa xuân ở Singapore bắt đầu từ năm 1987. Sự kiện này thường được tổ chức tại Công viên Esplanade lộng lẫy với một chuỗi những hoạt động giải trí dành cho trẻ em, người lớn và cả người già, tạo nên một sân chơi lí tưởng cho cả gia đình.
Lễ hội Đường phố Chingay ở Singapore thường bắt đầu diễn ra từ ngày thứ Bảy đầu tiên của năm mới ở khu vực Vịnh Marina và kết thúc vào ngày rằm tháng Giêng cũng là kết thúc tết. Hoạt động này thu hút hàng ngàn du khách và người dân địa phương cùng tham gia diễu hành trên đường phố.
Được biết, suốt 15 ngày từ đêm Giao thừa cho đến hết ngày 15 tháng 1 âm lịch, trên đất nước Singapore đâu đâu cũng diễn ra các hoạt động vui xuân, là dịp để người ta đi thăm họ hàng, bạn bè và đãi tiệc nhau.
Mông Cổ: Kì lạ mghi thức rửa bát trước đêm giao
Mông Cổ cũng là một số ít nước ăn Tết Nguyên đán như Việt Nam. Được biệt, họ có nghi thức khá độc đáo trong những ngày này. Cụ thể, trước đêm Giao thừa của người Mông Cổ là rửa sạch chén bát với sữa ngựa.
Mon ăn độc đáo của người Mông Cổ. Món ăn truyền thống trong dịp Tết Mông Cổ được gọi là “Tsagaan Sar”. Đây là các sản phẩm làm từ sữa, bánh buuz (giống như bánh bao), thịt cừu, thịt bò, sữa dê.
Không chỉ vậy, vào thời khắc Giao thừa, người dân nơi đây có tục uống trà đầu năm. Tục ấy như sau: trước tiên, họ pha trà rót ra 1 chén đầu tiên, đem ra trước sân nhà vẩy khắp 4 hướng. Chén trà thứ 2 dành mời chủ nhà, sau đó lần lượt mời các thành viên khác trong gia đình. Ngoài ra, họ cũng có những món ăn truyền thống đặc biệt chào năm mới.
Điều gây chú ý nhất là trong ngày Tết, người dân thường chúc nhau bằng câu nói: "Chúc cho đàn cừu của bạn béo tốt". Câu chúc ấy xuất phát từ cuộc sống thực tế, ở Mông Cổ, cừu đông hơn người. Đây chính là nguồn sống của người dân Mông Cổ.
Hàn Quốc: Độc lạ nghi thức tắm nước nóng tẩy trần
Người dân Hàn Quốc cũng đón tết cổ truyền như Trung Quốc, Việt Nam. Tuy nhiên họ có điểm độc lạ là buổi tối trước Giao thừa, người dân nước này sẽ tắm bằng nước nóng để tẩy trần; mặc trang phục truyền thống hanbok hoặc những bộ quần áo đẹp nhất để cử hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên.
Trong đêm giáo thừa, họ còn đốt các thanh tre trong nhà để xua đuổi tà ma. Điều kỳ thú nữa là, người dân xứ kim chi quan niệm trong đêm Giao thừa không ai ngủ vì nếu ngủ thì sáng hôm sau sẽ bị bạc trắng cả lông mi và đầu óc kém minh mẫn khi thức dậy.
Người Hàn Quốc trong một nghi thức đón năm mới.
Ngoài nghi thức ấy, thì người Hàn Quốc cũng có mâm cơm bao gồm 20 món cúng tổ tiên. Sau đó, sáng mùng 1, họ cũng tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo truyền thống đi làm lễ tổ tiên và thăm hỏi họ hàng, chúc mừng năm mới.
Có một điều khá độc lạ là, trong ngày Tết nguyên đán, ở trước cửa nhà người Hàn thường không thể thiếu chiếc xẻng làm bằng rơm. Theo họ quan niệm chiếc xẻng sẽ hốt thóc gạo rơi vãi ngoài cửa và nhận được phúc lộc quanh năm.
Triều Tiên: 2 phong thục không thể thiếu khiến nhiều người tò mò
Theo tài liệu nghiên cứu thì người Triều Tiên thường đón tết vào tháng 10 và tháng 11 nhưng sau đó họ lại chuyển sang tháng giêng âm lịch. Bắt đầu từ ngày mùng 1 đổ đi là Tết.
Điều đặc biệt kỳ lạ của Tết nguyên đán của người Triều Tiên đó là, họ không thể thiếu 2 phong tục: "đuổi quỉ' và "đốt tóc". Việc làm của họ cụ thể như sau: Để “đuổi quỉ", họ bện một người nộm bằng rơm, nhét tiền vào trong ruột, sáng sớm mồng 1 Tết đem vứt ra ngã tư đường với ý tống khứ ma quỉ, nghênh đón điều tốt lành. Tục "đốt tóc" thường được làm vào buổi chiều mùng 1, người ta đem tóc rụng thu nhặt trong cả năm ra đốt sạch, với mong ước năm mới gặp nhiều bình an và xua đuổi dịch bệnh.
Còn các phong tục như ẩm thực hay các hoạt động thăm hỏi chào mừng năm mới thì ở Triều Tiên cũng như nhiều nơi khác.
Món ăn không thể thiếu trong dịp Tết của người Triều Tiên đó là món “cơm thuốc”. được biết để có món này, người ta đem gạo nếp hấp qua, rồi trộn với mật ong, hạt dẻ, táo, nhân hạt tùng, mỡ, tương... rồi hấp chín.
Được biết, Tết nguyên đán của người Triều Tiên kéo dài hàng tuần với nhiều phong tục truyền thống đặc sắc như dán hình động vật lên cửa để cầu may, mời thầy pháp saman đến cúng tế và xem bói, tổ chức đón trăng mọc.
Đỗ Quyên (th)
Phát hiện bất ngờ về cơn bão lớn nhất kéo dài suốt 190 năm trong Hệ Mặt trời
Tiêu điểm - 4 giờ trướcCác quan sát mới về Vết Đỏ Lớn của sao Mộc được Kính thiên văn Hubble ghi lại đã cho thấy cơn bão 190 năm tuổi này lắc lư như thạch và thay đổi hình dạng giống như một quả bóng bị bóp méo.
Dọn tủ đồ của chồng, người phụ nữ tìm thấy 'kho báu' trị giá 4 tỷ đồng
Tiêu điểm - 9 giờ trướcTrong lúc dọn tủ đựng đồ của người chồng quá cố, người phụ nữ đã vô cùng sửng sốt khi tìm "kho báu" có giá trị lên tới gần 4 tỷ đồng
Bỏ gần 500 tỷ đồng xây 'biệt thự trên trời' rộng 12.000m2, xa hoa trong từng viên gạch nhưng chủ nhân không thể ở: Vì sao?
Tiêu điểm - 20 giờ trước“Cung điện trên mây” này nằm ở độ cao 122 mét trên nóc tòa nhà cao tầng giữa trung tâm thành phố.
Đến thăm bố, người phụ nữ bất ngờ rơi khỏi tầng 9 và cái kết khiến người thân bối rối
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcVụ việc khiến người thân của nạn nhân không khỏi đau lòng. Tuy nhiên, sau những mất mát thì một điều kỳ diệu cũng bất ngờ xuất hiện.
Tỷ phú Ấn Độ qua đời, để lại phần lớn tài sản trị giá 3000 tỷ đồng cho chó cưng và 2 người giúp việc
Tiêu điểm - 1 ngày trướcCâu chuyện về di chúc của tỷ phú Ratan Tata đã gây bất ngờ lớn khi ông quyết định để lại phần lớn tài sản cho chú chó cưng của mình. Hành động này là minh chứng cho tấm lòng nhân hậu và tình yêu thương động vật của vị doanh nhân tài ba.
Hồ nước lớn nhất thế giới thu hẹp nhanh đến mức khó có thể phục hồi
Tiêu điểm - 1 ngày trướcHồ Caspi đang thu hẹp nhanh chóng, đứng trước nguy cơ không thể phục hồi do biến đổi khí hậu và ô nhiễm.
Đền cổ Ả Rập 2.000 tuổi bất ngờ 'hiện hình' gần bờ biển Ý
Tiêu điểm - 2 ngày trướcNhững người đến từ vương quốc huyền bí và xa hoa Nabataea của người Ả Rập đã để lại dấu tích văn minh của họ bên bờ Địa Trung Hải.
Người đàn ông 63 tuổi 'hóa' chàng trai 24 tuổi sau tai nạn giao thông, nghĩ mình sắp kết hôn
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcTỉnh dậy sau cơn hôn mê, người đàn ông 63 tuổi tin rằng mình mới 24 tuổi và đang chờ kết hôn với vị hôn thê 19 tuổi.
Quét laser, thành phố ma thế kỷ 18 lộ ra giữa rừng Amazon
Tiêu điểm - 2 ngày trước"Bóng ma" của một thành phố đổ nát đã bất ngờ xuất hiện khi các nhà khoa học quét một vùng rừng mưa nhiệt đới bằng công cụ LiDAR.
'Em bé' 9 tháng tuổi, cân nặng khủng thu hút 2 tỷ lượt xem trên thế giới
Tiêu điểm - 3 ngày trước"Em bé" 9 tháng tuổi có cân nặng khủng là ngôi sao của thủy cung Sea Life Melbourne, Úc.
Vì sao Isaac Newton và Albert Einstein đều cho rằng thời gian chỉ là 'ảo ảnh'?
Chuyện đó đâyThời gian từ lâu đã là một khái niệm mà con người suy ngẫm, trải nghiệm và coi trọng.