Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kịch bản nếu để mức sinh xuống quá thấp hoặc lên quá cao

GiadinhNet - Sau hơn 4 thập kỷ nỗ lực giảm sinh thành công, đưa về mức sinh thay thế và hơn một thập kỷ duy trì kết quả này, Việt Nam đã chính thức triển khai chính sách cùng các giải pháp duy trì vững chắc mức sinh thay thế.

Quan điểm xuyên suốt của Đảng, Chính phủ

PGS.TS Nguyễn Đức Vinh, Viện trưởng Viện Xã hội học, cho hay trong Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XI của Đảng năm 2011 đã thay đổi quan điểm từ giảm sinh sang duy trì mức sinh hợp lý. Đến năm 2016, quan điểm duy trì mức sinh thay thế và nâng cao chất lượng dân số đã được thể hiện rõ qua Kết luận số 119/KL-TW, ngày 4/1/2016, của Ban Bí thư "Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình". Đó là: "Duy trì mức sinh thay thế và điều tiết mức sinh hợp lý"; "Tập trung chỉ đạo để giảm sinh ở những tỉnh, thành phố có mức sinh còn cao; duy trì kết quả đạt được ở những tỉnh, thành phố đạt mức sinh thay thế; thực hiện mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con ở những nơi có mức sinh thấp".

Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 25/10/2017, của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Về công tác dân số trong tình hình mới" đánh giá công tác DS-KHHGĐ đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tốc độ gia tăng dân số đã được khống chế thành công, đạt mức sinh thay thế sớm 10 năm so với mục tiêu đề ra, hạn chế tăng thêm hàng chục triệu người. 

Kịch bản nếu để mức sinh xuống quá thấp hoặc lên quá cao - Ảnh 1.

Tuyên truyền chính sách dân số đến đồng bào vùng cao. Ảnh: Báo Lào Cai

Nghị quyết số 21 cũng chỉ ra những thách thức, hạn chế chủ yếu trong công tác dân số, trong đó có sự chênh lệnh đáng kể về mức sinh giữa các vùng, tình trạng mức sinh giảm xuống quá thấp đã xuất hiện ở nhiều tỉnh/thành, mất cân bằng giới tính khi sinh tăng nhanh lên mức nghiêm trọng. 

Nghị quyết chỉ rõ chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển, cùng đó, đưa ra mục tiêu duy trì vững chắc mức sinh thay thế, giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, miền, giảm mất cân bằng giới tính khi sinh và quy mô dân số 104 triệu người vào năm 2030.

Ngày 31/12/2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 137/NQ-CP về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21.

Trong đó, Chính phủ giao Bộ Y tế Đổi mới nội dung tuyên truyền, vận động về công tác dân số, tập trung mở rộng toàn diện nội dung truyền thông, giáo dục cả về quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số trong mối quan hệ hữu cơ với phát triển kinh tế - xã hội; duy trì mức sinh thay thế, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, tận dụng cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số, phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số...

Từ chủ trương của Đảng, ngày 22/11/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 với 8 nhóm nhiệm vụ và giải pháp nhằm đạt được mục tiêu tổng quát là "duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng; thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững". 

Triển khai thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030, ngày 28/4/2020, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 588/QĐ-TTg, phê duyệt "Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030" với mục tiêu cụ thể là tăng 10% mức sinh ở tỉnh/thành có mức sinh thấp, giảm 10% mức sinh ở tỉnh/thành có mức sinh cao và duy trì kết quả ở tỉnh/thành mức sinh thay thế.

Tháng 6/2020, Bộ Y tế ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030, căn cứ Quyết định số 588/QĐ-TTg.

Kịch bản nếu để mức sinh xuống quá thấp hoặc lên quá cao


Theo Bộ Y tế, hiện nay có 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp, thậm chí một số tỉnh mức sinh đã rất thấp, tập trung ở khu vực Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải miền Trung, có quy mô dân số là 37,9 triệu người chiếm khoảng 39,4% dân số cả nước sẽ tác động rất lớn đến phát triển bền vững cho cả nước. 

"Trong điều kiện kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhanh, đô thị hóa ngày càng nhanh, sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng, xu hướng này càng được củng cố, lan rộng" - Bộ Y tế nhận định. 

Ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số (Bộ Y tế), cho hay mức sinh thấp kéo dài sẽ để lại nhiều hệ lụy như già hóa dân số nhanh, thiếu hụt lao động, ảnh hưởng đến an sinh xã hội, tác động rất lớn đến phát triển bền vững cho cả nước.

Nhiều chuyên gia kinh tế - xã hội còn cho rằng hệ lụy khi để mức sinh xuống quá thấp sẽ càng nghiêm trọng đối với các nước đang phát triển, mới đạt mức thu nhập trung bình thấp như Việt Nam. Hơn nữa, kinh nghiệm nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới cho thấy, mức sinh khi đã giảm sâu dưới mức thay thế thì rất khó tăng trở lại, ngay cả khi áp dụng những chính sách khuyến sinh rất tốn kém.

Bên cạnh đó, xu hướng mức sinh tăng cao trở lại sau khi đạt mức thay thế đã xuất hiện ở nhiều tỉnh tại vùng Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ. Hiện có 33 tỉnh có mức sinh cao, quy mô dân số là 40,6 triệu người, chiếm 42,2% dân số cả nước, nhiều tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội còn rất khó khăn, chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. 

Mức sinh cao làm dân số tăng quá nhanh, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, chăm sóc sức khỏe nhân dân, giáo dục, làm tăng khoảng cách phát triển và chất lượng cuộc sống của nhân dân của các địa phương này so với các khu vực khác.

Các chuyên gia về xã hội học, dân số học đánh giá mức sinh thay thế ở Việt Nam được duy trì khá lâu (hơn một thập kỷ) nhưng được coi là chưa "vững chắc" bởi hầu hết các vùng đều có mức sinh cao hơn hoặc thấp hơn mức sinh thay thế và không ổn định. Mức sinh ở khu vực nông thôn luôn cao hơn ở khu vực thành thị và khoảng cách hiện nay là hơn 0,4 con. Riêng vùng đồng bằng sông Hồng có mức sinh gần mức thay thế trong giai đoạn 2005 - 2013 nhưng đã tăng lên đáng kể trong mấy năm gần đây. Trong khi đó, mức sinh ở vùng Đông Nam Bộ lại giảm sâu dưới mức thay thế.

Ông Nguyễn Doãn Tú cho rằng điều chỉnh mức sinh, duy trì mức sinh thay thế và giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, địa phương sẽ góp phần ổn định quy mô dân số, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tác động tích cực đến việc nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực cho phát triển đất nước. Việc điều chỉnh này sẽ giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, địa phương góp phần giảm khoảng cách chênh lệch hoặc chí ít cũng làm chậm lại tốc độ gia tăng khoảng cách về thu nhập, mức sống giữa các vùng, các nhóm dân cư, giảm đói nghèo ở các khu vực khó khăn, nơi thường có mức sinh cao.

Duy trì mức sinh thay thế và giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, địa phương sẽ góp phần ổn định quy mô dân số, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tác động tích cực đến việc nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực cho phát triển đất nước.


Q.An
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Dân số và phát triển - 22 giờ trước

Không chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Cứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Viêm âm đạo là vấn đề sức khỏe quen thuộc ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ, đặc biệt chị em trong độ tuổi sinh sản. Việc trang bị kiến thức để nhận diện sớm các tín hiệu bất thường và chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa giúp bảo vệ sức khỏe phụ khoa.

Ra máu âm đạo bất thường có phải là dấu hiệu mắc ung thư cổ tử cung?

Ra máu âm đạo bất thường có phải là dấu hiệu mắc ung thư cổ tử cung?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Ra máu âm đạo bất thường là tình trạng chảy máu xảy ra ngoài chu kỳ kinh nguyệt bình thường của phụ nữ. Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất cho thấy có thể có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

5 loại thực phẩm giúp lão hóa khỏe mạnh và minh mẫn hơn

5 loại thực phẩm giúp lão hóa khỏe mạnh và minh mẫn hơn

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Có một tuổi già khỏe mạnh và trí óc còn minh mẫn là ước muốn của mọi người. Lối sống và dinh dưỡng là yếu tố góp phần quan trọng giúp chúng ta đạt được điều đó. Các nhà khoa học đã phát hiện ra một số loại thực phẩm có lợi cho quá trình lão hóa khỏe mạnh ở con người.

4 dấu hiệu cảnh báo ung thư vú phụ nữ không nên bỏ qua

4 dấu hiệu cảnh báo ung thư vú phụ nữ không nên bỏ qua

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mặc dù không phải tất cả những bất thường ở vú đều là ung thư nhưng việc nhận biết sớm các dấu hiệu nghi ngờ là rất quan trọng, điều này góp phần vào khả năng điều trị thành công và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Top