Quảng Ninh: Điều chỉnh mức sinh phù hợp là nhiệm vụ chiến lược vừa cấp bách vừa lâu dài
GiadinhNet - Quảng Ninh là một trong những tỉnh sớm đạt và duy trì mức sinh thay thế kể từ năm 2006 đến nay. Tuy nhiên, còn tiềm ẩn nhiều yếu tố không ổn định, do sự chênh lệch mức sinh giữa các vùng, địa phương.
Việc điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng là nhiệm vụ chiến lược vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Mức sinh không đồng đều trong tỉnh
Quảng Ninh là một trong 9 tỉnh đạt mức sinh thay thế. Nhờ mức sinh ổn định, nhiều công tác khác trong lĩnh vực dân số cũng được tạo đà. Nhiều chỉ tiêu công tác DS-KHHGĐ của tỉnh đạt và vượt kế hoạch đề ra. Hiện cơ cấu dân số của tỉnh vùng biển này chuyển dịch tích cực từ cơ cấu dân số phụ thuộc sang cơ cấu dân số vàng, dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh; tuổi thọ bình quân người dân năm 2019 là 73,5 tuổi (tương đương với toàn quốc).
Tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em giảm mạnh, tỷ lệ trẻ em được sàng lọc sơ sinh năm 2020 là 61,8%. Tỷ lệ phụ nữ mang thai được sàng lọc trước sinh đạt trên 80%. Tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ đạt 94,1%. Dân số bước đầu đã có sự phân bố hợp lý, gắn với quá trình quy hoạch, nông thôn mới, đô thị hóa, công nghiệp hóa và phát triển KT-XH.
Dù đã đạt mức sinh thay thế nhưng Quảng Ninh lại có sự chênh lệch mức sinh giữa các vùng, địa phương. Nơi có mức sinh thấp dưới 2 con, gồm có TP Hạ Long, Uông Bí, Móng Cái, TX Đông Triều, huyện Đầm Hà; nơi có mức sinh cao trên 2,2 con như huyện Ba Chẽ, Bình Liêu, Tiên Yên; nơi đạt mức sinh thay thế từ 2 đến 2,2 con gồm có TP Cẩm Phả, TX Quảng Yên, huyện Vân Đồn, Cô Tô, Hải Hà.
Trong các địa phương kể trên có sự chênh lệch khá lớn giữa các xã, phường, thị trấn; giữa các thôn, bản, khu phố, giữa các dân tộc. Cá biệt ở một số gia đình vẫn sinh con thứ 5, thứ 6 với mong muốn lựa chọn giới tính, sinh "bằng được" con trai. Tình trạng tảo hôn có xu hướng gia tăng trở lại không chỉ ở vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số mà xuất hiện cả ở vùng đô thị và nông thôn phát triển với các hành vi mới như quan hệ, xâm hại tình dục trẻ em, vị thành niên, thanh niên. Tình trạng hiếm muộn cũng gia tăng.

Nhân viên y tế trao đổi, giải đáp thắc mắc về SKSS cho học sinh trong Trường THPT Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh. Ảnh: Lan Anh
Mục tiêu trọng tâm là tiếp tục chủ động ổn định mức sinh
Theo ông Hoàng Văn Hy - Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Quảng Ninh, ngành Dân số tỉnh đề ra mục tiêu trọng tâm là tiếp tục chủ động ổn định mức sinh, duy trì mức sinh thay thế. Cụ thể là giảm sinh ở những nơi có mức sinh cao, duy trì mức sinh thay thế ở những địa phương có mức ổn định, khuyến khích mỗi cặp vợ chồng sinh đủ 2 con ở những địa phương có mức sinh thấp. Cùng với đó là giảm tỷ số giới tính khi sinh, nâng cao chất lượng dân số và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững của tỉnh.
Quảng Ninh tiếp tục áp dụng và nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích hiện hành như: Khuyến khích các cặp vợ chồng, gia đình, tập thể, cộng đồng không có người sinh con thứ ba trở lên; hỗ trợ người dân thực hiện dịch vụ KHHGĐ, bao gồm phương tiện tránh thai; bồi dưỡng, hỗ trợ người thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ, người vận động thực hiện KHHGĐ, ...
Nhằm từng bước đưa Nghị quyết 21 vào cuộc sống, ngành dân số đã tìm giải pháp nâng cao chất lượng dân số phù hợp với từng đối tượng cụ thể, ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng có mức sinh cao, tập trung cho nhóm cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, vị thành niên và thanh niên. Bên cạnh công tác truyền thông, ngành cũng chú trọng mở rộng, ứng dụng kỹ thuật, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Nhờ đó, chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân nói chung và chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ ở các địa phương đã có những bước chuyển biến đáng kể.
Về việc nghiên cứu, ban hành các biện pháp hỗ trợ các cặp vợ chồng sinh đủ hai con, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh gợi ý một số nội dung hỗ trợ, khuyến khích cần thí điểm như sau: Hỗ trợ tư vấn, cung cấp dịch vụ hôn nhân và gia đình: Phát triển các câu lạc bộ kết bạn trăm năm, hỗ trợ nam, nữ thanh niên kết bạn, tư vấn sức khỏe trước khi kết hôn; khuyến khích nam, nữ kết hôn trong độ tuổi từ 20 đến trước 30 tuổi, không kết hôn muộn, không tảo hôn; phụ nữ sinh con thứ nhất sau 30 tuổi, con thứ hai trước 35 tuổi,...
Xây dựng môi trường, cộng đồng phù hợp với các gia đình nuôi con nhỏ; Hỗ trợ phụ nữ khi mang thai, sinh con và sinh đủ hai con; Hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con...

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!
Dân số và phát triển - 16 giờ trướcKhông chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai
Dân số và phát triển - 1 ngày trước14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcCứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNgày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcViêm âm đạo là vấn đề sức khỏe quen thuộc ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ, đặc biệt chị em trong độ tuổi sinh sản. Việc trang bị kiến thức để nhận diện sớm các tín hiệu bất thường và chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa giúp bảo vệ sức khỏe phụ khoa.

Ra máu âm đạo bất thường có phải là dấu hiệu mắc ung thư cổ tử cung?
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcRa máu âm đạo bất thường là tình trạng chảy máu xảy ra ngoài chu kỳ kinh nguyệt bình thường của phụ nữ. Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất cho thấy có thể có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

5 loại thực phẩm giúp lão hóa khỏe mạnh và minh mẫn hơn
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcCó một tuổi già khỏe mạnh và trí óc còn minh mẫn là ước muốn của mọi người. Lối sống và dinh dưỡng là yếu tố góp phần quan trọng giúp chúng ta đạt được điều đó. Các nhà khoa học đã phát hiện ra một số loại thực phẩm có lợi cho quá trình lão hóa khỏe mạnh ở con người.

4 dấu hiệu cảnh báo ung thư vú phụ nữ không nên bỏ qua
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcMặc dù không phải tất cả những bất thường ở vú đều là ung thư nhưng việc nhận biết sớm các dấu hiệu nghi ngờ là rất quan trọng, điều này góp phần vào khả năng điều trị thành công và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.