Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kiếm đâu ra “cô dâu ngoại” cho trai Việt!?

Thứ hai, 09:55 28/03/2016 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Đàn ông Việt có thể lấy vợ ở nước nào, trong khi các nước láng giềng cũng đang “nhập khẩu” cô dâu của ta? Câu hỏi này không phải là" đặt ra cho vui" vì nhãn tiền của vấn đề này có thể nhìn sang các quốc gia láng giềng như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ… Họ đang phải đối mặt với tình trạng thừa nam, thiếu nữ khiến hàng chục triệu nam giới đến tuổi trưởng thành không có bạn đời. Hiện Chính phủ và ngành Y tế, Dân số nước ta đang có những động thái quyết liệt nhằm ngăn ngừa tình trạng này.

Nhờ những nỗ lực truyền thông của ngành Dân số, nhiều người dân đã ủng hộ mô hình gia đình ít con, không phận biệt trai - gái. Ảnh: Dương Ngọc
Nhờ những nỗ lực truyền thông của ngành Dân số, nhiều người dân đã ủng hộ mô hình gia đình ít con, không phận biệt trai - gái. Ảnh: Dương Ngọc

Nhiều người cao tuổi muốn con mình “phải có con trai”

Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (GTKS) ở Việt Nam có xu hướng tăng cao từ năm 2008, đến năm 2013 là 113,8 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái. Năm 2014, với những nỗ lực của toàn ngành Dân số và cả xã hội, tỷ số GTKS đã giảm xuống còn 112,2, nhưng chưa phải là xu hướng giảm có tính bền vững mà sẽ có nguy cơ gia tăng bất cứ lúc nào. Các chuyên gia về dân số cũng nhận định, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, dự tính đến năm 2050, chúng ta sẽ phải đối mặt với thực trạng từ 2,3 đến 4,3 triệu nam giới không tìm được vợ là người Việt Nam để kết hôn.

Cụ thể, tỷ số GTKS của Việt Nam từ năm 2006 đến nay luôn ở mức trên 110%. Năm 2014, 10 tỉnh, thành phố có tỷ số GTKS cao nhất ở cả nước bao gồm: Quảng Ninh 124,4; Hưng Yên 119,5; Lào Cai 228,4; Hải Dương 118,3; Bắc Ninh 117,8; Sơn La 117,6; Hà Nội 117,3, Hải Phòng 114,3…

Trong chuyến công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ về thực trạng mất cân bằng GTKS tại Hải Dương năm 2015, tỷ số GTKS tại đây lên tới 118,3. Theo đánh giá của những người làm công tác DS-KHHGĐ ở Hải Dương, việc lạm dụng kỹ thuật siêu âm để chẩn đoán giới tính thai nhi và nạo phá thai với lý do giới tính đang diễn ra phức tạp chưa được kiểm soát, gây khó khăn trong việc ổn định tỷ số GTKS theo quy luật tự nhiên. Tỉnh Hải Dương đã nỗ lực và có rất nhiều giải pháp, nhưng tỷ số GTKS cũng chỉ giảm xuống 0,6 điểm phần trăm so với năm trước và chưa phải là dấu hiệu bền vững.

Thị xã Chí Linh (Hải Dương), một trong những địa phương có tỷ số GTKS cao là 118. Chia sẻ về những khó khăn trong công tác truyền thông chuyển đổi hành vi để người dân coi con trai cũng như con gái, bà Hồ Thị Thu Hà - Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã Chí Linh cho biết: “Trong những buổi gặp gỡ, nói chuyện với người dân, nhiều người cao tuổi vẫn có thái độ rất “kiên định” với việc phải có con trai. Khi trao đổi, có những bác nói thẳng rằng: “Các cô nói thế thôi vì các cô có lương công tác, chúng tôi bây giờ 70 tuổi, không có thu nhập và cũng không có con trai thì trông cậy vào đâu?”. “Nếu có hai con gái thì khi chúng tôi chết, con gái tôi có đem ảnh tôi đặt giữa nhà chồng nó được không?”. Các ông, các bác còn ví dụ có những dòng họ, con gái thành đạt có thể đưa tiền về đóng góp nhưng không bao giờ được ghi tên vào gia phả dòng họ”.

Trăn trở của những người “vác tù và hàng tổng”

Bà Hồ Thị Thu Hà trăn trở: “Chúng tôi xác định, dù khó khăn cũng vẫn phải làm, bởi những việc công tác dân số làm ngày hôm nay Nhưng phải 15 - 20 năm sau mới thấy được kết quả. Chúng tôi vẫn nói với các đồng chí lãnh đạo, mong rằng lúc đó không phải nghe người dân trách các anh, các chị đã làm gì để hôm nay con cháu chúng tôi khổ thế này”.

Bà Nguyễn Thị Hiền, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương cũng cho biết, tỷ số GTKS cao đã được nhìn thấy rất rõ, đặc biệt là ở những lớp mầm non. Đi kiểm tra ở các trường, đặc biệt là tuổi mầm non, có nhiều lớp hầu hết là bé trai, đặc biệt có lớp có tới 24 bé trai và chỉ có 6 bé gái.

Chia sẻ về thực trạng mất cân bằng GTKS, ông Lê Khắc Nam, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, Trưởng ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ thành phố nhấn mạnh: “Tư tưởng phải có con trai “nối dõi tông đường” của nhiều người dân còn nặng nề. Điều đó cho thấy, việc giảm thiểu tình trạng mất cân bằng GTKS rất khó khăn nhưng vẫn phải làm quyết liệt. Chúng ta phải tuyên truyền vận động bền bỉ để người dân hiểu và tự nguyện làm, bởi đến nay chưa có chế tài xử phạt vi phạm đối với người dân. Còn việc xử phạt vi phạm đối với cán bộ đảng viên còn nhẹ (khiển trách đối với trường hợp sinh con thứ 3, cảnh cáo đối với trường hợp sinh con thứ 4 và sinh con thứ 5 mới bị khai trừ khỏi Đảng) và việc xử lý vi phạm còn chậm”.

Chị Nguyễn Thị Ngà, một cộng tác viên dân số lâu năm tại TP Hải Phòng chia sẻ: “Tại các vùng ven biển thì 100% người dân quan niệm là phải có con trai vì là dân vùng biển, nghề đánh bắt cá phải có con trai để đảm đương công việc. Rồi trong nhà mà không có con trai thì coi như nhà đó không có nóc, phải có con trai để nối dõi tông đường, luôn coi con trai là chỗ dựa tuổi già, là lao động chính... nhiều lý do lắm. Nhiều lúc đi tuyên truyền, vận động cũng "oải" vì ý thức của người dân còn chưa thông”.

“Nhập khẩu” cô dâu từ nước nào?

Hệ lụy của việc mất cân bằng GTKS đã được nhìn rõ ở nhiều quốc gia đã xảy ra tình trạng này như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ… Đàn ông Việt có thể lấy vợ ở nước nào, trong khi các nước láng giềng cũng đang “nhập khẩu” cô dâu của ta? Bên cạnh đó, vấn đề tìm được bạn đời là người nước ngoài cũng không hề đơn giản, không chỉ là sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa mà theo PGS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế thì “chúng ta lại không đủ giàu để có thể lấy cô dâu người nước ngoài”. “Một trăm đứa khóc như ri, không bằng một đứa nó đi giật lùi” – tư tưởng sinh con trai để nối dõi tông đường, để thờ cúng… vốn ăn sâu gốc rễ trong suy nghĩ của nhiều người dân, cộng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trong việc lựa chọn giới tính thai nhi đã và đang góp phần làm gia tăng tình trạng mất cân bằng GTKS hiện nay.

Theo ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ, để giảm tình trạng mất cân bằng GTKS là nhiệm vụ hết sức khó khăn, đòi hỏi sự góp sức, tập trung trí tuệ, sự sáng tạo của những nhà khoa học, nhà quản lý, người tham gia công tác xã hội và của tất cả mọi người quan tâm đến sự phát triển của đất nước, dân tộc. Ông Nguyễn Văn Tân nhấn mạnh: “Đây là một việc làm rất gian nan và khó khăn. Tuy nhiên, dù khó khăn chúng ta vẫn phải kiên trì và quyết liệt thực hiện, nhằm giảm tối đa những hệ lụy của mất cân bằng giới tính trong tương lai”.

Trong nhiều năm qua, Tổng cục DS-KHHGĐ đã rất nỗ lực nhằm giảm tình trạng mất cân bằng GTKS với nhiều giải pháp truyền thông vận động, chuyển đổi hành vi người dân cũng như toàn xã hội. Những kết quả ban đầu đã được Chính phủ và Bộ Y tế đánh giá cao. Với những tham mưu từ Tổng cục DS-KHHGĐ, trong tháng 3/2016, Bộ Y tế đã vừa ban hành chỉ thị số 04/CT-BYT về việc tăng cường giải quyết tình trạng mất cân bằng GTKS. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Đề án Kiểm soát mất cân bằng GTKS giai đoạn 2016 – 2025 với mục tiêu tiến tới đưa tỷ số GTKS trở lại mức cân bằng tự nhiên, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Giảm tỷ số GTKS dưới mức 115/100 vào năm 2020

Đây là chỉ số được đề ra trong Đề án Kiểm soát mất cân bằng GTKS giai đoạn 2016-2025 mà Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt.

Cụ thể, mục tiêu Đề án đề ra là phấn đấu giảm tốc độ tăng tỷ số GTKS xuống dưới mức 0,46 điểm phần trăm/năm, để tỷ số này dưới mức 115/100 vào năm 2020. Ở các tỉnh có tỷ số GTKS từ 115/100 trở lên, giảm tỷ số GTKS ít nhất 0,4 điểm phần trăm/năm trong giai đoạn 2016 - 2020; phấn đấu giảm tốc độ gia tăng tỷ số GTKS, tạo cơ sở thuận lợi để đưa tỷ số này đạt khoảng 107/100 sau năm 2025, đưa tỷ số GTKS về mức cân bằng tự nhiên.

Đề án sẽ triển khai đồng bộ, có hiệu quả các hoạt động truyền thông cho các cặp vợ chồng, những người đứng đầu dòng họ và gia đình, nam nữ thanh niên chuẩn bị kết hôn và những người cung cấp dịch vụ có liên quan về tình trạng mất cân bằng GTKS, lựa chọn giới tính thai nhi, nhất là giới và bình đẳng giới bằng các hình thức tiếp cận và thông điệp phù hợp.

Về các chính sách khuyến khích, hỗ trợ, Đề án sẽ xây dựng, thử nghiệm và thực hiện các chính sách nhằm hỗ trợ, nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái trong gia đình, cộng đồng và xã hội; nghiên cứu, xây dựng chính sách hỗ trợ về vật chất, tinh thần cho các cặp vợ chồng sinh con một bề là gái thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, người dân đang sống tại các xã đảo, huyện đảo...

Hà Anh/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 17 giờ trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Top