Kinh hoàng công nghệ cua xay sẵn tẩm hóa chất
Giadinhnet - Rất nhiều bà nội trợ thường mua cua xay sẵn về lọc để nấu. Tuy nhiên, sự tiện lợi này lại tiềm ẩn quá nhiều nguy cơ gây họa cho sức khỏe.
Vừa qua, cơ quan chức năng tại Hà Nội vừa phát hiện cơ sở sản xuất hơn 8 tấn cua xay sẵn đã bốc mùi hôi hối đang được cơ sở “tân trang” chuẩn bị đưa ra thị trường tiêu thụ
Theo quan sát, quy trình chế biến cua xay diễn ra trên nền gạch bẩn, vật dụng đựng thì cáu bẩn. Để thu được lợi nhuận nhiều nhất, chủ cơ sở chuyên chế biến cua xay này đã thu mua đủ loại cua thải, cua chết về chế biến.

Cua xay sẵn đang được "tân trang" để tiêu thụ.

Hóa chất được trộn vào cua để tạo màu, tạo mùi.
Để khửi mùi hôi và tạo màu tươi ngon, chủ cơ sở này đã pha trộn nhiều loại hóa chất để tạo màu, tạo mùi… Tất cả những hóa chất này đều không có nguồn gốc xuất xứ, không được sử dụng trong chế biến thực phẩm.
Một chiêu thức nữa được chủ hàng sử dụng để bán chạy hàng và thu hút khách đặt mua là tự đặt mua tem nhãn, giả mạo xuất xứ cua xay Đồng Tháp để dán vào cua thành phẩm.

Do giá thành rẻ và tiện lợi, cua xay sẵn được nhiều quá ăn, nhà hàng lựa chọn.
Cua đồng là món ăn dân dã, giàu giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên do nhu cầu thu mua lớn, giá thu mua lại cao nên bị khai thác nhiều dẫn đến khan hiếm. Để đáp ứng như cầu tiêu dùng, cua nuôi công nghiệp trở nên phổ biến và xuất hiện tràn lan trên thị trường.
Người ăn cua nếu không biết rõ nguồn gốc rất nguy hiểm, bởi nhiều các ao hồ hiện nay bị nhiễm kim loại vượt ngưỡng cho phép. Cua nuôi ở các ao hồ này cũng sẽ bị nhiễm kim loại, thuốc trừ sâu. Ngoài ra, không loại trừ người tiêu dùng mua phải cua nhập lậu từ Trung Quốc.
Nguy cơ gây bệnh từ cua xay sẵn
Nhiều người cho rằng, cua đồng hay bất cứ thực phẩm nào đó nếu được bảo quản trong tủ lạnh là an toàn, không lo ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, đây là quan điểm sai lầm, vì cua đồng có vị tanh nên rất dễ bị các vi khuẩn có hại tấn công, gây ôi thiu, bốc mùi sau khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hầu hết các thủy sản đều có nhiễm ký sinh trùng, trong đó, cua đồng là đáng lo ngại nhất, vì cua đồng mang ký sinh trùng nguy hiểm là ấu trùng sán lá phổi Paragonimus. Ký sinh trùng này khi vào tới ruột người, gây ra các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy... sau đó chúng sang phổi gây ho, đau tức ngực, khó thở, nóng sốt, nổi mề đay... Nếu sán cư trú ở não thì thường gây cơn động kinh, ở gan thì tạo ápxe gan.
Việc ăn phải cua đồng đã chết sẽ gây nhiều độc tố cho cơ thể. Vì trong cua chết có chứa độc tố axít amin histidine, cua chết để càng lâu thì lượng độc tố này sinh ra càng nhiều.

Cua cái thường thịt sẽ chắc và nhiều gạch hơn. Ảnh minh họa
Những người không nên ăn cua đồng
- Do cua đồng có tác dụng phá khối u, tống xuất khối cục tồn đọng nên Đông y khuyên phụ nữ có thai tránh ăn cua đồng.
- Người đau ốm mới khoẻ, hệ thống tiêu hoá còn yếu cũng không nên ăn.
- Người có biểu hiện tỳ vị hư hàn (cảm giác sợ lạnh) cũng cần hạn chế. Nếu bị tiêu chảy, không ăn cua đồng.
- Gạch cua có nhiều cholesterol, nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch, người bệnh gout cần hạn chế dùng.
Lưu ý cần thiết khi chế biến cua đồng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng khi mua về nấu ăn nên chọn cua tươi sống, không chọn cua đã chết. Nên tự mua cua về nhà để chế biến, tuyệt đối không nên mua cua xay sẵn ngoài hàng.
Trong quá trình sơ chế, cần rửa cua qua nhiều nước, ngoáy thật kỹ nước để cua thật sạch. Khi làm cua, nên cho thêm một chút muối vào ngâm.
Sau đó làm sạch cua, thấy có vật ký sinh phải loại bỏ. Lưu ý trên thân cua không chỉ có vắt, sán, rất có thể trong thịt hoặc thân cua còn có trứng giun sán, ấu trùng bám vào.
Sau khi rửa sạch cua rồi ngâm trong nước muối để vắt, sán bò ra.
Lưu ý: Khi mua cua, nên chọn những con cua cái, mai màu vàng hoặc xám, mai cua cứng, thì thịt cua sẽ chắc và nhiều gạch.
M.H (th)

Bé gái 10 tuổi phát hiện mắc ung thư đường tiêu hóa từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 10 phút trướcGĐXH - Bệnh nhi bị ung thư đường tiêu hóa nhập viện với triệu chứng đau bụng âm ỉ khu trú quanh rốn, có xu hướng tăng dần, kèm theo đại tiện không được...

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà tri ân người có công với cách mạng
Y tế - 11 giờ trướcGĐXH - Chương trình là hoạt động ý nghĩa, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" của dân tộc Việt Nam.

Người phụ nữ nhập viện vì sỏi lớn gây tắc mật và thoát vị thành bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Người bệnh nhiều lần đau âm ỉ vùng mạn sườn phải kèm đau ngực. Cơn đau tăng dần, kèm sốt nhẹ 38 độ C, buồn nôn nên được gia đình đưa đến viện khám.

Sau loạt vụ việc liên quan đến án 'chạy' kết luận tâm thần: Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt quản lý đối tượng bắt buộc chữa bệnh tâm thần
Y tế - 12 giờ trướcGĐXH - Ngày 11/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã ban hành công điện gửi Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2; Viện Pháp y tâm thần Trung ương, Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, Trung tâm pháp y tâm thần các khu vực; Viện Pháp y quốc gia; bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; - Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương… về tăng cường quản lý trong lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần.

Chủ động kiểm soát sốt xuất huyết từ sớm, từ xa – Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan
Y tế - 15 giờ trướcGĐXH - Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết. Trong khi thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm đang tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh, Bộ Y tế nhấn mạnh dịch vẫn đang trong tầm kiểm soát nếu các địa phương và người dân cùng chủ động phòng dịch từ sớm, từ xa.

Bộ Y tế vào cuộc vụ bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo đánh đập, ném vào tường ở trường mầm non
Mẹ và bé - 16 giờ trướcGĐXH – Liên quan đến vụ việc bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo bạo hành tại Trường Mầm non Gia Thụy, ngày 11/7, Cục Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) đã có báo cáo nhanh về vụ việc này.

Chống sốt xuất huyết không chờ dịch bùng: Bộ Y tế hành động từ sớm, từ xa
Y tế - 16 giờ trướcGĐXH - Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm tại Việt Nam. Bộ Y tế khẳng định dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát nhờ các biện pháp phòng, chống đã được triển khai đồng bộ ngay từ đầu năm.

Mong thay đổi phong thủy, khách hàng đòi bác sĩ mổ lúc 1h sáng
Y tế - 19 giờ trướcMong thoát nghèo, hóa giải vận hạn, nhiều người đã chi tiền phẫu thuật thẩm mỹ, thay đổi ngoại hình hợp phong thủy. Một số trường hợp thậm chí còn yêu cầu mổ vào khung giờ đặc biệt, như 1h sáng, để “kích hoạt tiền tài”.

Người đàn ông 44 tuổi ở TPHCM ngưng tim lúc nửa đêm, thoát chết nhờ vợ nhanh trí làm việc này
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông 44 tuổi vừa thoát chết nhờ vợ nhanh trí, ép tim sơ cứu chồng ngừng tim lúc nửa đêm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu bạn muốn sống lâu hơn sau 60 tuổi, cần tuân thủ 7 điều 'lười biếng' này
Sống khỏe - 23 giờ trướcGĐXH - 7 điều "lười biếng" này thực chất là một thái độ sống chứa đựng trí tuệ sâu sắc và tôn trọng, quan tâm đến sức khỏe.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.