Kỳ I: Chuyện buồn ở "ốc đảo"
GiadinhNet - Ở xã Kon P’Ne (huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai) có một buôn làng người Ba Na sống khá biệt lập. Mặc dù chính quyền đã xây làng mới, điện đã về, đường nhựa đã đến gần thôn; song tại đây vẫn tồn tại hủ tục hôn nhân cận huyết mà người dân chưa dễ xóa bỏ. Con đường truyền thông DS-KHHGĐ ở buôn làng Ba Na này vẫn còn gập ghềnh, không ít chông gai!
![]() |
Đinh H’Lét- vợ Đinh Ka cũng là con chị gái của bố Đinh Ka. Họ đã có đứa con 3 tuổi. Ảnh: Du Nguyễn |
Chuyến xe đò từ TP Pleiku chở chúng tôi xuống huyện K’Bang qua rất nhiều cung đường đẹp: Qua đèo Mang Yang, qua con sông Ba thơ mộng với núi rừng hai bên rất hoang sơ, hùng vĩ. Trưa, chúng tôi đến trung tâm huyện K’Bang và bắt đầu cho một chuyến xuyên rừng “hành xác”.
Xe máy “vật vã” với tốc độ chỉ khoảng 25km/giờ, một mình một đường vậy mà đến gần tối, chúng tôi mới đến được KonP’Ne. Đây là xã thuộc vùng xa nhất của huyện K’Bang với hơn 99% dân số là người Ba Na. Chủ tịch xã Đinh Luyinh- một người Ba Na bản địa đón tiếp chúng tôi. Chủ tịch Đinh Luyinh cho biết: Toàn xã có 3 thôn (làng), tổng cộng có 4.350 người, 330 hộ, trong đó chỉ có 18 người Kinh. Đây là nơi mà tập tục lấy anh (chị) em cận huyết vẫn còn tồn tại từ nhiều đời nay. Những người làm công tác dân số nơi đây đang âm thầm bền bỉ, nhẫn nại truyền thông để góp phần ngăn chặn tập tục này.
Chủ tịch Đinh Luyinh kể: Từ khi con đường xuyên núi từ huyện K’Bang thông đến trung tâm xã thì cuộc sống, tập tục của đồng bào Ba Na đã ít nhiều thay đổi. Nhưng riêng hủ tục hôn nhân cận huyết của làng KonK’Riêng vẫn chưa xóa bỏ được mà chỉ giảm chút ít mà thôi (?!). Bởi bà con vẫn giữ thói quen sống cách biệt ngay với chính cộng đồng người Ba Na tại xã.
Chủ tịch Đinh Luyinh kể: Chính quyền xã đã chỉ đạo Ban quản lý xây dựng nông thôn mới, tổ chức họp dân lấy ý kiến thống nhất, đăng ký danh mục đầu tư xây dựng đường liên thông từ xã đến thôn trong năm 2013. Nhưng điều đáng nói: Mặc dù Nhà nước đã có những đầu tư rất tốt như: Đưa điện lưới quốc gia về thôn 3 nhưng bà con ở đây ít ai chịu về “cái thôn mới” để sinh sống, thụ hưởng những tiện nghi và ưu đãi. Họ chỉ quen với làng Kon K’Riêng cũ kỹ, thâm u với nhà rông nằm lọt thỏm giữa bốn bề vách núi, không điện, không nước sạch. Quanh năm suốt tháng, người Ba Na ở Kon K’Riêng bỏ nhà mới, lên nương, lên rẫy, trồng lúa, trỉa bắp… Xong việc, họ ở lại những cái chòi canh rẫy nằm giữa rừng hoặc trở về làng cũ. Hủ tục vì thế cũng khó thay đổi.
Hôm chúng tôi đến, dân làng Kon K’Riêng đang tưng bừng lễ đâm trâu, cúng Giàng khi vào mùa trồng trọt mới. Bà con đang vui hội cồng chiêng, rượu cần dưới mái nhà rông. Già làng A Khi và Đinh Ka mời chúng tôi lên nhà và “Muốn gì cứ hỏi”.
Đinh Ka là Trưởng thôn, 23 tuổi, đã học hết lớp 9, “đẹp trai sáng sủa ngời ngời” kể cho chúng tôi nghe về tập tục này: Ở đây, con của anh/em trai (quan hệ bác/chú/cháu) không được lấy nhau. Con của chị/em gái (quan hệ bác/cô/dì) cũng thế. Nhưng con của anh/em trai thì sẽ lấy được con của chị/em gái (trực hệ) hoặc ngược lại.
Ngay cả vợ của Đinh Ka là Đinh H’Lét (18 tuổi) cũng là con chị gái của bố Đinh Ka. Họ đã có đứa con 3 tuổi. Đinh Ka cho biết: Trong làng mình, có rất nhiều những “cặp” như vậy. Họ đã lấy nhau, sinh con đẻ cái đầy đàn. Dưới sự “điều hành” của già làng A Khi, không một cặp gia đình nào có thể “lộn xộn” (theo nghĩa quan hệ trai gái bừa bãi). Người làng Kon K’Riêng cũng theo chế độ mẫu hệ như bao người Ba Na khác. Khi H’Lét “bắt” Đinh Ka về làm chồng, cả hai cũng đã trải qua một thời “ở truồng tắm mưa”. Cái lễ khi “bắt chồng” là nhà gái phải chuẩn bị “khao làng”: 1 bò, 2 heo, 2 dê. Nhà gái không có thì nhờ nhà trai “ứng” trước. Nếu cả hai bên đều không có, thì phải đi vay, mượn để tổ chức cho đúng lệ làng.
Chúng tôi hỏi, nếu đi vay-mượn không ai cho thì sao? Đinh Ka hồn nhiên: Phải có chứ, “mình” ra xã hỏi vay. “Mình” (người Ba Na), ở đây rất uy tín, mùa rẫy này không trả hết thì mùa rẫy sau. Miễn là hai vợ chồng “ưng cái bụng” là được rồi! Chúng tôi không khỏi giật mình khi Đinh Ka cho biết thêm: Làng này đã có khoảng 30 cặp vợ chồng cận huyết từ đời thứ 2, sắp chuyển qua đời thứ 3.
Cơn mưa rừng trở nên nặng hạt. Đêm tối hơn, tiếng cồng chiêng vẫn văng vẳng, u uẩn trên những tàng cây, triền núi. Già làng A Khi nắm tay, mời chúng tôi qua nhà rông để chung vui với bà con. Chúng tôi được mời uống rượu cần, ăn thịt trâu nướng và nghe kể chuyện tình… của những người anh (chị), em. Trong cái lạnh se sắt của núi rừng, trong men nồng của rượu cần mà lòng chúng tôi không khỏi ngậm ngùi khi nghĩ đến những hệ lụy của hủ tục hôn nhân cận huyết nơi đây!
![]() |
Từ khi con đường xuyên núi từ huyện K’Bang thông đến trung tâm xã thì cuộc sống, tập tục của đồng bào Ba Na đã ít nhiều thay đổi. Nhưng riêng hủ tục hôn nhân cận huyết của làng KonK’Riêng vẫn chưa xóa bỏ được mà chỉ giảm chút ít mà thôi (?!) Bởi bà con vẫn giữ thói quen sống cách biệt ngay với chính cộng đồng người Ba Na tại xã.
(Ông Đinh Luyinh- Chủ tịch xã Kon P’Ne) |

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở
Dân số và phát triển - 6 giờ trướcSau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcTắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcViêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcUng thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcNồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Thai phụ này đã không duy trì chế độ uống nước đều đặn khi mang thai. Thay vào đó, gần như ngày nào cô cũng uống một đến hai cốc trà sữa vào mỗi bữa sáng.

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện vòng tránh thai đã cắm sâu vào lớp cơ tử cung, vị trí phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ tổn thương nếu cố gắng tháo theo phương pháp thông thường.

Mắc sởi khi mang thai, người phụ nữ 26 tuổi sinh non ở tuần 31
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Em bé chào đời non tháng, chỉ nặng 1,7kg, phải nằm lồng ấp, thở máy và đang được theo dõi sát sao tại bệnh viện.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.