Kỳ tích kíp trực Tết cứu sống bệnh nhân trong 10 phút
13h trưa mùng 2 Tết, xe cứu thương chở nạn nhân 50 tuổi với vết thương cắt ngang cổ, lao đến phòng khám cấp cứu Bệnh viện Saint Paul, Hà Nội.
Hàng chục y bác sĩ tập trung đưa bệnh nhân thẳng vào phòng mổ trong tình trạng vết thương cắt đứt đôi khí quản gây chảy máu nhiều. Lúc này mạch không bắt được, huyết áp không đo được, bệnh nhân ngừng thở ngừng tim, toàn thân nổi vân tím, da niêm mạc nhợt nhạt.
Bác sĩ gây mê hồi sức Trần Nguyễn Nhật nhanh chóng đặt ống nội khí quản cho thở oxy 100%; đồng thời chỉ đạo ê kíp hồi sức cấp cứu tiêm ngay Adrenalin trực tiếp vào buồng tim và ép tim ngoài lồng ngực. Bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật lồng ngực mạch máu Đoàn Duy Hùng chỉ huy ê kíp ngoại nhanh chóng cầm máu vết thương, khâu khí quản bị đứt rời…
Sau 10 phút cấp cứu tích cực, tim nạn nhân đã đập trở lại. Thêm 30 phút xử trí vết thương, bệnh nhân bắt đầu ổn định. “Đây là trường hợp nạn nhân được cứu sống mà tôi cho là kỳ tích", bác sĩ Trần Nguyễn Nhật chia sẻ trong lúc đứng bên giường bệnh hỏi chuyện bệnh nhân đã tỉnh táo hoàn toàn. Đây là người đàn ông có tiền sử nghiện rượu hàng chục năm nay. Theo người nhà, sáng mùng 2 Tết anh uống nhiều hơn bình thường rồi tìm con dao nhọn tự cắt ngang cổ mình.
“Chúng tôi chỉ có 10 phút để cứu sống nạn nhân. Nếu chậm trễ một phút bệnh nhân sẽ tử vong", bác sĩ Hùng phân tích. Các bác sĩ đánh giá, Bệnh viện Sóc Sơn đã sơ cứu cầm máu vết thương rất tốt và vận chuyển bệnh nhân kịp thời. Tại Bệnh viện Saint Paul, sự phối hợp khẩn trương giữa ê kíp hồi sức cấp cứu và ê kíp phẫu thuật ngoại khoa cùng quyết tâm cao độ đã giúp trái tim nạn nhân được đập trở lại. Trực mùng 2 Tết với lượng bệnh nhân đông đúc, quá giờ chiều các bác sĩ vẫn chưa ngừng tay ăn cơm trưa. Chính những bệnh nhân được cứu sống đã mang đến sự động viên rất lớn, giúp các y bác sĩ quên đi mệt mỏi trong ca trực ngày Tết.
Thực tế, những ca tự tử có liên quan đến rượu như trường hợp trên không hiếm. Nhà tâm thần học người Đức Kraepelin lần đầu tiên mô tả hiện tượng này vào năm 1899. Từ những thập kỷ 1960 trở lại đây, rất nhiều công trình nghiên cứu công phu trong lĩnh vực xã hội học, tâm thần học, dịch tễ học đã khẳng định có mối liên quan chặt chẽ giữa hành vi tự tử với hành vi uống rượu và nghiện rượu. Lý do rượu gây nên hành vi tự tử là bởi hiện tượng tăng tính bốc đồng, thay đổi tâm trạng và trầm cảm.
Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo, người lạm dụng rượu có nguy cơ tự tử tăng gấp 8 lần so với người không uống rượu. Theo báo cáo của Quỹ Sức khỏe tâm thần Anh, có đến 65% trường hợp tự tử liên quan đến uống rượu quá mức, đồng thời xác định rượu là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến hành vi tự sát. Theo khuyến cáo của Viện Y tế Quốc gia Mỹ, tự tử là một vấn đề y tế công cộng có liên quan đến rượu, tăng gần 60% trong vòng 40 năm qua, đặc biệt gia tăng mạnh ở những quốc gia đang phát triển, trở thành gánh nặng toàn cầu.
Với nhiều người, rượu là phương tiện để giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống. Hành vi tự tử là sự tương tác phức tạp giữa các yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội và môi trường, tất cả tác động chồng chéo lên nhau. Tuy nhiên, yếu tố rượu đóng một vai trò lớn trong hành vi tiêu cực này, người lạm dụng rượu sẽ phải đối diện với cái chết đến từ phương cách tự sát.
Theo Bác sĩ Trần Văn Phúc/VnExpress

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ
Sống khỏe - 8 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, bất kỳ vật liệu nào khi đưa vào cơ thể đều có hạn sử dụng, trong đó có túi nâng ngực. Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, chị em nên thay túi nâng ngực sau khoảng 10 năm thực hiện đặt túi.

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này
Mẹ và bé - 10 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời
Sống khỏe - 10 giờ trướcCác nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 11 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 13 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 13 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...