Là nạn nhân bị xâm hại, người phụ nữ lại bị lên án
GiadinhNet - Theo các chuyên gia, 90% vụ bạo lực với phụ nữ do chồng, bạn trai đều rơi vào im lặng. Là nạn nhân nhưng họ rất có nguy cơ bị lên án, chê trách, đổ lỗi… Khi mà những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thiếu nhạy cảm giới trong xét xử.
Bị xâm hại nhưng lại là người bị lên án
Ngày 25/11, tại Hà Nội sự kiện Bữa sáng Ruy Băng Trắng với chủ đề: "Nhạy cảm giới trong xét xử các vụ án bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái trong bối cảnh đại dịch COVID-19" đã diễn ra. Sự kiện do Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ, Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC), Cơ quan Liên Hợp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women), Liên minh châu Âu tại Việt Nam và Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) đồng tổ chức.
Các đại biểu tham dự đã cùng xem vở kịch ứng tác mô phỏng một phiên tòa hình sự sơ thẩm trong đó yếu tố nhạy cảm giới dường như chưa được chú ý và thực hiện; gây ra rất nhiều tổn thương cho chính phụ nữ và trẻ em - những người vốn đã là nạn nhân của hành vi phạm tội. Vở kịch do đạo diễn Bùi Như Lai chỉ đạo nghệ thuật và sự tham gia của các nghệ sĩ nổi tiếng Việt Nam biểu diễn như Nghệ sỹ Nhân dân Trung Anh, Nghệ Sỹ Ưu tú Nguyệt Hằng…
Người phụ nữ bị xâm hại ở trong vở kịch dù là nạn nhân của xâm hại nhưng lại thành người bị lên án. Trong phiên tòa, những lời nói, hành động của tất cả các thành viên cùng đặt câu hỏi thêm một lần nữa gây tổn thương cho người xâm hại như yêu cầu cung cấp chứng cứ, tường thuật lại…
Thông qua vở kịch, đại diện những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người bào chữa, bảo vệ lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự và chuyên gia về bình đẳng giới đã cùng nhau thảo luận về vai trò, cũng như tìm ra nguyên nhân, tác động và đưa ra các biện pháp ngắn hạn cũng như dài hạn cho chủ đề trên.

Vở kịch ứng tác mô phỏng một phiên tòa hình sự sơ thẩm trong đó yếu tố nhạy cảm giới. Ảnh TG
Là người có nhiều năm nghiên cứu về vấn đề giới, TS Khuất Thu Hồng – Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển xã hội ISDS nhấn mạnh rằng, ở trong văn hóa của chúng ta, người phụ nữ được coi là sở hữu của đàn ông. Chúng ta kiểm soát tình dục của phụ nữ nhưng lại khoan dung với tình dục của đàn ông. Người phụ nữ chưa lấy chồng phải giữ được danh tiết. Còn đã có chồng một khi bị người đàn ông khác xâm hại trách nhiệm thuộc về cô ta. Người phụ nữ dù chưa có chồng hay có chồng bị xâm hại là mất đi giá trị trong nền văn hóa của chúng ta.
Cho nên khi mà khởi kiện, tố cáo thì người phụ nữ lập tức bị mất giá trị, bị dị nghị là cô ta đã làm gì đó để kích thích người đàn ông. Họ bị đặt những câu hỏi về hành vi của cô gái. Chính những tế nhị, nhạy cảm về vấn đề tình dục với phụ nữ khiến cho nhiều phụ nữ ngần ngại. Điều đó lí giải vì sao 90% vụ bạo lực với phụ nữ do chồng, bạn trai đều rơi vào im lặng. Phụ nữ không dám tố cáo, lên tiếng tìm công lý cho mình vì sợ bị đặt câu hỏi.
"Là nạn nhân nhưng họ rất có nguy cơ bị lên án, chê trách, đổ lỗi. Trong một nền văn hóa như vậy nếu người tố tụng, cơ quan tố tụng… mà vẫn mang những định kiến tình dục của người phụ nữ thì còn rất nhiều vụ việc bạo lực ở Việt Nam, đặc biệt là về tình dục rơi vào im lặng. Phụ nữ mãi trở thành nạn nhân mà không bao giờ được hỗ trợ. Nguy cơ bị chê trách rất cao nên nhiều gia đình cũng không ủng hộ, đồng hành con lên tiếng đòi lại công lý" – TS Hồng nhấn mạnh.
Hiện tình trạng bạo lực giới vẫn là vấn đề nhức nhối. Bà Nguyễn Nguyệt Minh, Phụ trách UNODC tại Việt Nam cho biết, cứ trong 3 phụ nữ có 1 phụ nữ trải qua bạo lực thể chất hoặc tình dục trong đời. 38% các vụ giết hại phụ nữ là do chồng, bạn đời gây ra. 30% phụ nữ trên thế giới nói rằng trải nghiệm tình dục đầu tiên trong đời của họ là do bị cưỡng bức. Bạo lực tình dục có ảnh hưởng tới 35% phụ nữ trên toàn cầu. Mỗi ngày 137 phụ nữ trên toàn cầu bị giết hại do chính người chồng hoặc bạn đời của mình và phụ nữ trong độ tuổi 15 – 44 dễ bị hiếp dâm và bạo lực hơn là xảy ra do tai nạn giao thông, sốt rét hoặc bị thương…
Vai trò quan trọng của cơ quan tố tụng
Ông Nguyễn Văn Du, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Trưởng ban Vì sự tiến bộ Tòa án nhân dân tối cao khẳng định: "Tòa án là cơ quan tư pháp thực thi công lý, bảo vệ quyền con người và đảm bảo rằng các quy định của pháp luật trong đó các nội dung liên quan đến bạo lực trên cơ sở giới được áp dụng hiệu quả, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế để bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái khỏi bạo lực, kể cả bạo lực tái diễn, buộc người gây bạo lực phải chịu trách nhiệm và cung cấp bồi thường, khắc phục hậu quả cho nạn nhân. Tòa án cũng có trách nhiệm đảm bảo rằng quyền bào chữa của bị can, bị cáo không làm ảnh hưởng tới quyền được đối xử phẩm giá và sự tôn trọng của nạn nhân là phụ nữ và trẻ em gái".

Ông Nguyễn Văn Du (Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Trưởng ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Tòa án nhân dân tối cao) phát biểu khai mạc.
Theo các chuyên gia, vai trò trung tâm của tòa án nhân dân, nhất là Tòa án nhân dân tối cao trong sự nghiệp đấu tranh cho bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới ở Việt Nam rất quan trọng. Yêu cầu đặt ra đối với các cơ quan tiến hành tố tụng và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không chỉ cần phải xét xử, giải quyết các vụ việc có liên quan một cách nhanh chóng, đúng quy định để bảo vệ tốt nhất phụ nữ và trẻ em. Quan trọng hơn, trong quá trình tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần phải có nhận thức về giới, nhạy cảm giới và trách nhiệm giới để từ đó góp phần xóa bỏ các định kiến giới vốn tác động tiêu cực tới phụ nữ và trẻ em trong cả lời nói lẫn hành động.


Các đại biểu đã thể hiện cam kết thực hành nhạy cảm giới trong xét xử các vụ việc bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Ảnh TG
Trong phần thảo luận bàn tròn với đại diện thẩm phán, luật sư và các chuyên gia tại sự kiện, bà Gaelle Demolis, Quyền trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam nhấn mạnh: "việc xét xử các vụ việc bạo lực cần lấy phụ nữ, trẻ em bị bạo lực là trung tâm, ưu tiên sự an toàn và nhu cầu thực tiễn của họ, đồng thời phải yêu cầu người gây bạo lực chịu trách nhiệm với hành vi của mình".
Kết thúc sự kiện, các đại biểu đã thể hiện cam kết thực hành nhạy cảm giới trong xét xử các vụ việc bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng như đại dịch COVID- 19.

Mẹ ốm nặng, gọi điện nhưng không con nào nhấc máy, đến khi các con gọi lại, chỉ nói được một câu khiến mẹ đau trào nước mắt
Gia đình - 8 giờ trướcTôi biết mình không còn nhiều thời gian nữa nhưng tôi không trách các con.

11 câu nói EQ thấp nhiều người vẫn hay dùng trong giao tiếp hàng ngày khiến mối quan hệ bị hủy hoại
Gia đình - 8 giờ trướcGĐXH - Vô tình mắc những lỗi giao tiếp này sẽ khiến chỉ số EQ của bạn giảm nghiêm trọng.

9 cách thúc đẩy IQ vượt trội cho con theo chỉ dẫn của Harvard
Nuôi dạy con - 13 giờ trướcGĐXH - Dưới đây là 7 tiêu chuẩn nuôi dạy trẻ phát triển IQ được Đại học Harvard đề xuất.

Cụ bà 80 tuổi khuyên tránh xa 3 điều để tuổi già luôn hạnh phúc, vui vẻ
Gia đình - 14 giờ trướcỞ tuổi 80, bà Tịnh đưa ra 3 nguyên tắc sống giúp tuổi già luôn vui vẻ, khỏe mạnh.

Cung hoàng đạo là người tình tuyệt vời khi yêu
Gia đình - 16 giờ trướcGĐXH - Những cung hoàng đạo này bản thân họ cũng đã toát ra sự hấp dẫn 'chết người' với những hành động lãng mạn và sự thấu hiểu, quan tâm đối phương một cách tinh tế.

Cô gái Bắc Ninh kể màn rước dâu chưa đầy 1 phút và tấm biển 'lạ' trước cổng
Chuyện vợ chồng - 19 giờ trướcLấy chồng là anh hàng xóm ở ngay nhà đối diện, cô gái Bắc Ninh gặp nhiều tình huống thú vị trong ngày cưới, trong đó có màn rước dâu thần tốc.

Hoang mang không biết bố của con mình là ai
Chuyện vợ chồng - 20 giờ trướcGĐXH - Vào thời điểm thụ thai, cô nảy sinh quan hệ với chồng và sếp nên không rõ là con ai.

Lời gan ruột của ông lão 74 tuổi: Có tiền tỷ không sướng bằng người già ở quê
Gia đình - 1 ngày trướcÔng lão 74 tuổi có tiền tiết kiệm vài tỷ nhưng ông lại cảm thấy cuộc sống của mình thật buồn chán, không vui vẻ, thoải mái như những người hàng xóm nghèo ở quê.

Harvard: Trẻ có 5 đặc điểm này 'thắng ngay từ vạch xuất phát'
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcGĐXH - Kết quả nghiên cứu tại Đại học Harvard cho thấy, mặc dù mỗi người có con đường thành công khác nhau, họ đều có chung một số đặc điểm từ khi còn nhỏ.

Đi họp lớp gặp lại bạn cùng bàn cấp 3, người bạn lương thấp nhất nhóm nói một câu khiến chúng tôi hổ thẹn
Gia đình - 1 ngày trướcCuộc trò chuyện với những người bạn cũ đã khiến tôi rơi vào trầm tư, hóa ra, trước giờ tôi đã suy nghĩ quá thiển cận khi nghĩ về sự giàu có.

Harvard: Trẻ có 5 đặc điểm này 'thắng ngay từ vạch xuất phát'
Nuôi dạy conGĐXH - Kết quả nghiên cứu tại Đại học Harvard cho thấy, mặc dù mỗi người có con đường thành công khác nhau, họ đều có chung một số đặc điểm từ khi còn nhỏ.