Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lâm Đồng: Nỗ lực nâng cao dịch vụ KHHGĐ và chất lượng dân số

Thứ năm, 07:10 27/08/2020 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Nhiều năm qua, Chiến dịch tăng cường tư vấn lồng ghép với dịch vụ KHHGĐ và nâng cao chất lượng dân số (gọi tắt là Chiến dịch), được Chi cục DS- KHHGĐ tỉnh Lâm Đồng triển khai đến các huyện, thành phố. Có thể nói Chiến dịch đã mang lại cho chị em phụ nữ vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhiều lợi ích thiết thực cả về kinh tế lẫn tinh thần…

Lâm Đồng: Nỗ lực nâng cao dịch vụ KHHGĐ và chất lượng dân số - Ảnh 1.

Bác sĩ tư vấn cho đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ về các BPTT. Ảnh: Công Nam

Chính sách hợp lòng dân

Nhằm nâng cao nhận thức, giúp cho mọi người dân tiếp cận gần hơn với dịch vụ chăm sóc SKSS/ KHHGĐ, hàng năm, Chi cục DS-KHHGĐ chủ động tham mưu cho Sở Y tế trình UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch.

Đây là sự ưu tiên hàng đầu về chương trình DS/SKSS/KHHGĐ. Bởi vì, hiện nay một số địa bàn vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) nhiều hộ còn gặp khó khăn về kinh tế, phong tục tập quán, đường sá đi lại xa xôi nên chị em ở một số địa phương ngại đi khám phụ khoa. Điều đó, đã làm ảnh hưởng đến SKSS/KHHGĐ dẫn tới tỷ lệ sinh, tỷ sinh con thứ 3 trở lên ở nhiều địa phương vẫn còn cao, đặc biệt tỷ lệ viêm nhiễm ở phụ nữ.

Năm 2020, Chiến dịch tại Lâm Đồng được triển khai 123/142 xã, phường, thị trấn. Ngày đầu ra quân thực hiện Chiến dịch của huyện Di Linh tại điểm làm dịch vụ xã Hòa Ninh, ngay từ sáng sớm chúng tôi có mặt tại Trạm Y tế, phụ nữ từ các thôn đổ về để khám phụ khoa và làm dịch vụ KHHGĐ giống như môt ngày hội.

Chị Hoàng Thúy Lan (thôn 3, xã Hòa Ninh) đến để thực hiện KHHGĐ nói: "Tôi có 3 cháu, sinh một bề nhưng kinh tế gia đình khó khăn vợ chồng bàn bạc không sinh thêm con để cho các cháu ăn học đến nơi, đến chốn nên tôi quyết định đình sản". Điều đáng ghi nhận ở đây là Chiến dịch năm 2020 nhận thức về SKSS/KHHGĐ và các bệnh viêm nhiễm đường sinh sản, phụ khoa của người dân, đặc biệt là nam giới và bà con vùng ĐBDTTS đã thực sự được nâng lên so với những năm trước đây. Có được kết quả đó chính là nhờ việc duy trì triển khai Chiến dịch hàng năm của Chi cục DS-KHHGĐ.

Lâm Đồng: Nỗ lực nâng cao dịch vụ KHHGĐ và chất lượng dân số - Ảnh 2.

Tuyên truyền nâng cao nhận thức về tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.

Anh K’Bôih (xã Gung Ré, huyện Di Linh) năm nay 33 tuổi, có 4 con gái chia sẻ: "Gia đình mình nghèo, con đông, hàng ngày lo cái ăn cho mấy đứa nhỏ khổ lắm. Được mấy chị dân số đến vận động tuyên truyền, mình hiểu được đông con là khổ nên mình đưa vợ đi đình sản, mình phải chia sẻ với vợ trong thực hiện sinh đẻ chứ". Cùng suy nghĩ với anh K’Bôih, anh K’Đảo (xã Tân Nghĩa, huyện Di Linh) tay bế, tay bồng 2 con nhỏ đưa người vợ vừa mới sinh đến Trạm Y tế để khám và đặt vòng cho biết: "Mình cũng học mấy gia đình ít con, họ làm kinh tế giỏi lắm nên mình cũng dừng lại 2 con thôi, mình thương vợ mình lắm đẻ nhiều khổ vợ, khổ cả mình. Hôm nay nghe nói có chương trình khám phụ khoa và đặt vòng, mình chở vợ đi khám không phải đi xa. Mình cảm ơn Nhà nước và bác sĩ".

Người dân hưởng ứng tích cực, tự nguyện

Tại một số địa bàn khác trong tỉnh, không khí triển khai Chiến dịch cũng được bà con hưởng ứng một cách tích cực, nhiều chị em khi nghe thông báo trên loa phát thanh của xã, từ đội ngũ cộng tác viên dân số tuyên truyền cũng tranh thủ dàn xếp việc gia đình lên Trạm Y tế để được bác sỹ tư vấn và khám phụ khoa. Chị K’Uyên (thôn K’Nai, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng) chia sẻ: "Việc khám và đặt vòng không mất tiền chị, em ở đây đỡ nhiều lắm. Mỗi lần mình và chị em ở đây đi khám, hay đặt vòng ngoài huyện vừa xa lại mất tiền, đi khám mình mới biết mình bị viêm nhiễm không đặt được vòng. Bác sĩ cho mình thuốc về uống và nói hôm nào quay lại. Mình cảm ơn bác sĩ nhiều lắm".

Lâm Đồng: Nỗ lực nâng cao dịch vụ KHHGĐ và chất lượng dân số - Ảnh 3.

Cán bộ dân số vận động tuyên truyền người dân sinh đủ 2 con để nuôi dạy cho tốt.

Có thể nói, việc triển khai Chiến dịch là một hướng đi đúng nhưng điều quan trọng hiện nay vẫn là nhận thức của mọi người dân đối với Chiến dịch và công tác DS-KHHGĐ, vẫn còn một số bộ phận người dân chưa nhận thức sâu sắc với công tác DS-KHHGĐ, nếu như ai cũng cùng chung suy nghĩ như các đối tượng thực hiện KHHGĐ và khám sức khỏe định kỳ mà chúng tối đã có dịp tiếp xúc thì công tác dân số sẽ có nhiều khởi sắc. Có nhiều người đến với Chiến dịch, được tư vấn việc sử dụng các biện pháp tránh thai sao cho phù hợp sức khỏe của bản thân, họ rất vui và đồng ý thực hiện một trong các biện pháp. Chị K’Dôn (thôn R’Chai 2, xã Phú Hội) nói: "Trước đây mình và chồng mỗi lần quan hệ không biết sử dụng các BPTT nào cho phù hợp, dùng thuốc thì đau đầu, dùng bao thì chồng mình không ưng cái bụng. Nhờ được bác sĩ tư vấn mình đã đặt vòng mấy năm nay rồi và thấy thoải mái lắm".

Với quan niệm "Trai làm chi, gái làm chi/ Con nào có nghĩa, có nghì thì hơn", chị Đỗ Thị Thoa (xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà) tâm sự: "Tôi tự nguyện thực hiện đình sản từ năm 2000 kể từ ngày đó đến nay sức khỏe tôi vẫn bình thường. Vợ chồng không phải lo đến chuyện sinh con nữa mà chỉ tập trung làm kinh tế và nuôi con ăn học. Tôi thấy Chiến dịch một chính sách ưu đãi rất ý nghĩa của Đảng và Nhà nước, mong bà con hãy hưởng ứng để giữ gìn sức khỏe cho bản thân".

Chị Nguyễn Thị Hằng, phụ trách công tác dân số, Trung tâm Y tế huyện Di Linh cho hay: "Việc triển khai Chiến dịch theo tôi là rất quan trọng, nó không phải là việc để hoàn thành chỉ tiêu của một địa phương, mà cái cốt lõi là qua Chiến dịch giúp cho người dân nhận thức và quan tâm sức khỏe của bản thân, nhất là chị em ĐBDTTS. Nhiều người bị viêm nhiễm nhưng họ không biết hoặc ngại đi khám nên cứ mang bệnh trong người cả một thời gian dài".

Để Chiến dịch thực sự phát huy có hiệu quả cao, đồng thời tạo điều kiện giúp đỡ cho bà con nông dân vùng sâu, vùng xa và vùng khó khăn, cần huy động sự tham gia các cấp, các ngành, đoàn thể trong việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động và tăng cường cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ đáp ứng nhu cầu trong độ tuổi sinh đẻ, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc SKSS/KHHGĐ, từng bước nâng cao chất lượng dân số.

Công Nam

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 3 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Thai phụ này đã không duy trì chế độ uống nước đều đặn khi mang thai. Thay vào đó, gần như ngày nào cô cũng uống một đến hai cốc trà sữa vào mỗi bữa sáng.

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện vòng tránh thai đã cắm sâu vào lớp cơ tử cung, vị trí phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ tổn thương nếu cố gắng tháo theo phương pháp thông thường.

Top