Hà Nội
23°C / 22-25°C

Làm gì để bảo vệ sức khoẻ trẻ khi trời nồm?

Thứ năm, 10:17 12/03/2015 | Sống khỏe

Tiết trời nồm, ẩm ướt kéo dài khiến người dân cảm thấy vô cùng khó chịu. Độ ẩm không khí quá cao, nền nhà, tường đều chảy nước, nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi phát triển là những tác nhân khiến trẻ em đổ bệnh. Nếu trẻ không được điều trị và chăm sóc đúng cách sẽ gây ra những biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm tính mạng.

Theo thống kê thời điểm hiện tại ở khoa Nhi, BV Bạch Mai, số bệnh nhi đến khám tuy không tăng đột biến so với ngày thường, nhưng lại rất đáng chú ý bởi bệnh tập trung vào nhóm bệnh viêm phổi, tiểu phế quản, hen là chủ yếu, tăng 30% so với ngày thường.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho biết: Nhiều trẻ ho không dứt, vừa uống thuốc vào lại nôn trớ, lên cơn ho sặc sụa kéo dài. Trẻ bị viêm tiểu phế quản với những cơn ho dai dẳng, dễ phù nề đường thở gây khó thở, trong khi bệnh lại không đặc hiệu với kháng sinh nên việc điều trị phải rất kiên trì, tái khám thường xuyên khiến bố mẹ đứng ngồi không yên.

PGS. Dũng lưu ý, với thời tiết nồm ẩm như hiện nay là môi trường lý tưởng cho vi rút sinh sôi, phát triển và là nguyên nhân gây bệnh cho trẻ. Đặc biệt với những trẻ có cơ địa dị ứng, bị hen phế quản rất dễ lên cơn hen trong thời tiết này do tác động của không khí ẩm, lại thêm tác nhân nấm mốc ở ngay trong nhà khiến cơn hen bùng phát.

Theo ThS.BS Nguyễn Thành Nam, Phó trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai), trong suốt hơn 1 tuần qua, khi miền Bắc mưa ẩm, số bệnh nhi nhập viện vì viêm phổi, viêm tiểu phế quản chiếm đa số. Trong quá trình thăm khám cho bệnh nhi, các bác sĩ đã giải thích rõ với gia đình cần hết sức bình tĩnh, với những trường hợp nặng sẽ buộc phải nhập viện điều trị, còn những trường hợp nhẹ, trẻ không cần thiết phải nhập viện mà sẽ được bác sĩ hướng dẫn theo dõi, điều trị tại nhà. Ngoài ra, cũng ghi nhận nhiều trường hợp trẻ lên cơn hen khó thở, khò khè, tuy nhiên sau cấp cứu trẻ được về nhà, hướng dẫn dùng thuốc dự phòng hen.

Số trẻ mắc các nhóm bệnh viêm phổi, viêm tiểu phế quản, hen tại khoa Nhi, BV Bạch Mai tăng 30%.

Số trẻ mắc các nhóm bệnh viêm phổi, viêm tiểu phế quản, hen tại khoa Nhi, BV Bạch Mai tăng 30%.

Để bệnh không biến chứng nặng, BS. Nam khuyến cáo, khi trẻ mắc bệnh đường hô hấp với các dấu hiệu ho, sốt, sổ mũi, khó thở… các bậc cha mẹ cần cho trẻ đi khám bệnh kịp thời với các bác sĩ chuyên khoa. Trong quá trình điều trị cần tăng cường dinh dưỡng cho trẻ để nâng cao sức để kháng, vệ sinh mũi họng sạch sẽ tránh mầm bệnh còn lưu trong cơ thể lâu hơn.

Ngoài ra, cần kiểm soát dấu hiệu bệnh nặng lên theo nhịp thở nhanh khi trẻ đang nằm yên, không khóc, không bú. Chú ý quan sát nhịp thở của trẻ, thông thường trẻ dưới 2 tháng, nhịp thở nhanh khi nhịp thở của trẻ trên 60 lần; 2 tháng đến 1 tuổi, nhịp thở nhanh khi trên 50 lần; trẻ trên 1 tuổi đến 5 tuổi, nhịp thở nhanh khi trên 40 lần. Trẻ sốt được điều trị nhưng không thuyên giảm, ăn uống kém, trẻ bị li bì hoặc kích thích… thì gia đình cần đưa đi cơ sở y tế.

Cha mẹ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo môi trường sống phù hợp cho trẻ và tránh tiếp xúc với nguồn lây bệnh; đưa con đi tiêm phòng đầy đủ để tạo miễn dịch cho trẻ.

Để “đối phó” với thời tiết nồm, ẩm hiện nay, PGS.TS Dũng lưu ý:

- Với những vật dụng mà trẻ hay tiếp xúc cần giặt giũ thường xuyên, phơi phóng khô ráo. Trong phòng ngủ của trẻ nên dùng máy hút ẩm, quần áo khi mặc nên sấy, là khô lại nhằm loại bỏ những dị nguyên có thể gây cơn hen phế quản cho trẻ. Trong phòng cũng không nên sử dụng thảm trải sàn. Đặc biệt cần chú ý tới những tủ sách lâu năm trong gia đình. Đã có rất nhiều trường hợp lên cơn hen cấp tính phải nhập viện, sau khi cho trẻ chơi, đọc những quyển sách đó khiến trẻ hít phải bụi, mốc từ sách và lên cơn hen.

- Trẻ em là đối tượng rất nhạy cảm với thời tiết, nên rất dễ nhiễm bệnh. Vì thế, cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra phản ứng cơ thế của trẻ. Trẻ cần được uống đủ nước và ăn đồ ăn dễ tiêu hoá, ăn nhiều hoa quả để tăng sức đề kháng, phòng bệnh.

- Nếu độ ẩm không khí tăng cao, hãy đóng kín cửa để hạn chế không khí ẩm vào nhà. Không lau nhà bằng khăn ướt mà dùng các khăn khô thấm hút nước tốt lâu khô sàn nhà. Thay chăn ga thường xuyên để phòng ẩm, nấm mốc ở chăn ga có thể là dị nguyên gây bệnh cho trẻ.

"Tuyệt đối không được mặc quần áo ẩm cho trẻ mà phải sấy, là khô nhằm loại bỏ những dị nguyên có thể gây cơn hen phế quản cho trẻ"- TS Dũng nhấn mạnh

- Trong nhà nên xếp các đồ dễ bị ẩm mốc lên cao, không tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Để thoáng gầm giường, tủ… để tránh mọc nấm mốc không biết.

Theo SKĐS

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
4 nguyên tắc quan trọng giúp phòng bệnh trong thời tiết nồm ẩm

4 nguyên tắc quan trọng giúp phòng bệnh trong thời tiết nồm ẩm

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH – Theo thống kê, hiện nay, số ca nhập viện do các bệnh liên quan đến đường hô hấp có xu hướng gia tăng, trong đó, chủ yếu là các ca nhiễm cúm A. Đáng chú ý, nhiều trường hợp nhập viện với biến chứng nặng.

Omega-3 có nhiều nhất trong thực phẩm nào?

Omega-3 có nhiều nhất trong thực phẩm nào?

Sống khỏe - 4 giờ trước

Một trong những cách bổ sung Omega-3 hiệu quả là bổ sung thực phẩm, vậy Omega-3 có nhiều nhất trong thực phẩm nào?

Sau việc bé 3 tuổi bị đuối nước nguy kịch, bác sĩ chỉ rõ cần tránh những sai lầm đáng tiếc

Sau việc bé 3 tuổi bị đuối nước nguy kịch, bác sĩ chỉ rõ cần tránh những sai lầm đáng tiếc

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Tuyệt đối không hơ lửa cho trẻ khi bị đuối nước vì có thể gây bỏng, gây tụt huyết áp do giãn mạch. Không xốc nước vì không có hiệu quả và làm chậm trễ thời gian cấp cứu trẻ...

Bệnh gan nhiễm mỡ nguy hiểm thế nào và cần làm ngay điều gì để phòng bệnh sau Tết?

Bệnh gan nhiễm mỡ nguy hiểm thế nào và cần làm ngay điều gì để phòng bệnh sau Tết?

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Một số người chủ quan nghĩ rằng bệnh gan nhiễm mỡ không nguy hiểm. Thực tế, gan nhiễm mỡ nếu không được điều trị kịp thời có thể tiến triển thành xơ gan hoặc ung thư gan.

Người đàn ông ở Vĩnh Phúc mắc bệnh tiểu đường suy hô hấp, tổn thương phổi vì biến chứng cúm A

Người đàn ông ở Vĩnh Phúc mắc bệnh tiểu đường suy hô hấp, tổn thương phổi vì biến chứng cúm A

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân mắc cúm A bị biến chứng nặng có tiền sử bệnh tiểu đường (đái tháo đường), tăng huyết áp, suy tim, suy thận, bệnh phổi mạn tính.

5 tác dụng bất ngờ của nước ngô luộc, ai không nên uống?

5 tác dụng bất ngờ của nước ngô luộc, ai không nên uống?

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Nước ngô luộc chứa rất nhiều vitamin A, B, K, C và nhiều chất dinh dưỡng khác tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa lão hóa.

4 thực phẩm là khắc tinh của bệnh đái tháo đường

4 thực phẩm là khắc tinh của bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 1 ngày trước

Người bệnh đái tháo đường cần biết rõ tình trạng sức khỏe và áp dụng chế độ ăn lành mạnh với các thực phẩm hợp lý, tránh tăng đường huyết đột ngột.

Bất ngờ loại quả rẻ tiền đang bán đầy chợ, giúp ngừa tế bào ung thư hiệu quả, người Việt nên ăn để phòng bệnh

Bất ngờ loại quả rẻ tiền đang bán đầy chợ, giúp ngừa tế bào ung thư hiệu quả, người Việt nên ăn để phòng bệnh

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Chất lycopene có trong cà chua có thể chống lại nhiều loại ung thư như: Ung thư vú, tuyến tiền liệt, buồng trứng, đại trực tràng.

Bí ẩn loại nấm xù xì như bờm sư tử, là dược liệu quý hiếm ít người biết

Bí ẩn loại nấm xù xì như bờm sư tử, là dược liệu quý hiếm ít người biết

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mang vẻ ngoài xù xì, độc đáo tựa như bờm sư tử, ít ai biết rằng loại nấm mang tên Hầu Thủ lại ẩn chứa sức mạnh phi thường.

Đà Nẵng ghi nhận 1 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Đà Nẵng ghi nhận 1 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Y tế - 1 ngày trước

Hơn 1 tháng đầu năm, Đà Nẵng ghi nhận 245 trường hợp mắc sởi, trong đó có 1 ca tử vong.

Top