Hà Nội
23°C / 22-25°C

Làm gì khi bạn bị đau lưng kéo dài?

Thứ năm, 16:35 22/12/2016 | Sống khỏe

Nhiều người than bỗng dưng bị đau lưng mà không rõ lý do. Một số người đi khám và phát hiện, điều trị bệnh; nhiều người chịu đựng cơn đau dai dẳng, về lâu dài ảnh hưởng đến sức khỏe

Chị Thanh Lan (35 tuổi, ngụ Q.3, TPHCM) cho biết: “Vì cơn đau không dữ dội mà cứ đều đều trong mức độ chịu được, chỉ thỉnh thoảng ngồi xuống đứng lên thì lưng đau nhói, phải khựng lại từ từ mới đứng lên được, sau đó trở lại bình thường nên tôi chưa đi khám”.

Chị Lan kể, chồng chị cũng bị đau lưng nhưng mức độ nặng hơn, hôm nào nằm nghỉ thì lưng đỡ đau; ngược lại, ngồi làm việc nhiều hay khiêng vác nặng thì lưng đau đến mức… ăn không nổi.

Đi khám, có nơi bác sĩ kết luận chồng chị bị thoái hóa đốt sống lưng nhẹ, có nơi nói bị chèn dây thần kinh… Tóm lại, bác sĩ khuyên: “Bệnh sẽ không khỏi hẳn, nên hạn chế tập luyện, khiêng vác nặng, ngồi nhiều…”. Nhưng công việc văn phòng phải ngồi nhiều, lưng ngày càng đau, không biết phải làm sao cho hết.

Ảnh mang tính chất minh họa. Shutterstock

Đó cũng là băn khoăn của dân văn phòng và chị em sau sinh đẻ, lưng luôn trong tình trạng đau, từ đau âm ỉ đến đau không chịu được. Theo ThS.BS Nguyễn Thành Nhân - khoa Chấn thương chỉnh hình BV Đại học Y Dược TPHCM, nếu thông thường, đau lưng như mô tả ở trên của một người trẻ (20-40 tuổi) có thể là đau lưng cấp nặng sau một thời gian dài làm việc và đã có nhiều cơn đau lưng tái đi tái lại. Nguyên nhân là do các cơ cột sống yếu do thiếu rèn luyện.

Đau lưng do nhiều nguyên nhân phức tạp chứ không đơn thuần do thoái hóa cột sống hay cơ. Theo y văn, có đến 85% các trường hợp đau lưng không chẩn đoán được nguyên nhân chính xác.

Có các nguyên nhân từ cột sống như: thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, trượt. Các nguyên nhân do chấn thương: gãy lún, nhiều mảnh cột sống... Các nguyên nhân khác nguy hiểm hơn như các bệnh lý ác tính (ung thư) tại chỗ và do di căn, đa phần là do di căn, các u lành tính...

Ngoài ra, còn các nguyên nhân hay bị bỏ sót là đau từ các tạng trong ổ bụng như: thận, niệu quản, bàng quang, đường tiêu hóa, động mạch chủ bụng... Theo ThS.BS Nhân: “Việc chẩn đoán đau lưng vừa dễ, vừa khó. Cần biết rõ bệnh sử của bệnh nhân, thăm khám kỹ và phải làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng thì mới chẩn đoán chính xác được”.

BS Nguyễn Minh Anh - Trưởng khoa Ngoại thần kinh, BV Đại học Y Dược TPHCM, lý giải, đau lưng là cảm giác phiền toái phổ biến. Hầu hết mọi người đều trải qua đau lưng ít nhất một lần trong đời, thậm chí nhiều người buộc phải ngưng việc vì quá đau, không chịu nổi. Đau lưng kéo dài từ vài ngày đến vài tuần được coi là cấp tính. Đau kéo dài trong ba tháng hoặc lâu hơn được coi là mạn tính.

Các dấu hiệu của bệnh đau lưng có thể bao gồm: đau cơ, đau lan xuống chân, hạn chế tính linh hoạt, ảnh hưởng hoạt động hàng ngày, không có khả năng đứng thẳng. Hầu hết đau lưng từng bước cải thiện với điều trị tại nhà và tự chăm sóc. Riêng những trường hợp đau lưng không giảm hoặc cường độ cao, đặc biệt là vào ban đêm, khi nằm xuống hoặc khi đi lại thì phải cần bác sĩ khám.

“Đau lưng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do căng cơ và dây chằng; do nâng, hạ không phù hợp hoặc nặng; đau thần kinh tọa, viêm khớp, trượt đốt sống, loãng xương, ung thư cột sống. Tất cả những trường hợp đau lưng nặng kể trên đều cần phải có sự thăm khám của bác sĩ để phát hiện, điều trị kịp thời”, BS Minh Anh khuyến cáo.

Bệnh nhân đến khám sẽ được bác sĩ đánh giá lại quá trình bệnh chi tiết, thăm khám kỹ lưỡng, đặc biệt có sử dụng bộ câu hỏi dành riêng cho đau lưng mạ n tính nhằm tiên lượng hiệu quả điều trị bệnh.

Đồng thời, kết hợp xét nghiệm máu, X-quang, siêu âm, đo độ loãng xương, đo điện cơ, chụp cắt lớp (CT Scan), cộng hưởng từ (MRI) giúp phát hiện bệnh sớm. Hầu hết bệnh nhân bị đau lưng có thể điều trị tại nhà và hiệu quả sau một vài tuần bằng cách dùng thuốc giảm đau, thuốc dãn cơ kết hợp vật lý trị liệu và tập thể dục theo chỉ định của bác sĩ.

Theo BS Minh Anh, nếu các biện pháp khác không làm giảm đau và nếu cơn đau tỏa xuống chân, bác sĩ có thể tiêm thuốc phong bế thần kinh hai chân giúp giảm đau. Rất ít trường hợp bệ nh nhân đau lưng cần phải phẫu thuật.

Phẫu thuật chỉ có hiệu quả trên những bệnh chèn ép thần kinh nặng, không đáp ứng với điều trị thuốc và vật lý trị liệu như: thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, gãy xẹp đốt sống do loãng xương, u tủy... Ngoài ra còn những phương pháp trị liệu khác mang hiệu quả nhất định như: nắn bóp chăm sóc, châm cứu, massage, thư giãn và yoga.

Theo Cẩm Anh - Phụ nữ TPHCM

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại rau mùa hè mọc dại đầy ở làng quê Việt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Loại rau mùa hè mọc dại đầy ở làng quê Việt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Mùa hè ăn rau càng cua giúp làm mát cơ thể, giảm bớt táo bón, đi tiêu dễ dàng, người khỏe, tim bớt hồi hộp, có thể vì rau này có tính nhuận tràng và giàu vitamin C, kali.

Sốt xuất huyết gia tăng báo động tại TPHCM

Sốt xuất huyết gia tăng báo động tại TPHCM

Y tế - 15 giờ trước

Sốt xuất huyết tại TPHCM đang diễn biến phức tạp với số ca mắc và tử vong tăng so với cùng kỳ.

Bé gái 10 tuổi phát hiện mắc ung thư đường tiêu hóa từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bé gái 10 tuổi phát hiện mắc ung thư đường tiêu hóa từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi bị ung thư đường tiêu hóa nhập viện với triệu chứng đau bụng âm ỉ khu trú quanh rốn, có xu hướng tăng dần, kèm theo đại tiện không được...

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà tri ân người có công với cách mạng

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà tri ân người có công với cách mạng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Chương trình là hoạt động ý nghĩa, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" của dân tộc Việt Nam.

Người phụ nữ nhập viện vì sỏi lớn gây tắc mật và thoát vị thành bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ nhập viện vì sỏi lớn gây tắc mật và thoát vị thành bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh nhiều lần đau âm ỉ vùng mạn sườn phải kèm đau ngực. Cơn đau tăng dần, kèm sốt nhẹ 38 độ C, buồn nôn nên được gia đình đưa đến viện khám.

Sau loạt vụ việc liên quan đến án 'chạy' kết luận tâm thần: Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt quản lý đối tượng bắt buộc chữa bệnh tâm thần

Sau loạt vụ việc liên quan đến án 'chạy' kết luận tâm thần: Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt quản lý đối tượng bắt buộc chữa bệnh tâm thần

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 11/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã ban hành công điện gửi Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2; Viện Pháp y tâm thần Trung ương, Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, Trung tâm pháp y tâm thần các khu vực; Viện Pháp y quốc gia; bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; - Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương… về tăng cường quản lý trong lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần.

Chủ động kiểm soát sốt xuất huyết từ sớm, từ xa – Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan

Chủ động kiểm soát sốt xuất huyết từ sớm, từ xa – Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết. Trong khi thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm đang tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh, Bộ Y tế nhấn mạnh dịch vẫn đang trong tầm kiểm soát nếu các địa phương và người dân cùng chủ động phòng dịch từ sớm, từ xa.

Bộ Y tế vào cuộc vụ bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo đánh đập, ném vào tường ở trường mầm non

Bộ Y tế vào cuộc vụ bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo đánh đập, ném vào tường ở trường mầm non

Mẹ và bé - 1 ngày trước

GĐXH – Liên quan đến vụ việc bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo bạo hành tại Trường Mầm non Gia Thụy, ngày 11/7, Cục Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) đã có báo cáo nhanh về vụ việc này.

Chống sốt xuất huyết không chờ dịch bùng: Bộ Y tế hành động từ sớm, từ xa

Chống sốt xuất huyết không chờ dịch bùng: Bộ Y tế hành động từ sớm, từ xa

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm tại Việt Nam. Bộ Y tế khẳng định dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát nhờ các biện pháp phòng, chống đã được triển khai đồng bộ ngay từ đầu năm.

Mong thay đổi phong thủy, khách hàng đòi bác sĩ mổ lúc 1h sáng

Mong thay đổi phong thủy, khách hàng đòi bác sĩ mổ lúc 1h sáng

Y tế - 1 ngày trước

Mong thoát nghèo, hóa giải vận hạn, nhiều người đã chi tiền phẫu thuật thẩm mỹ, thay đổi ngoại hình hợp phong thủy. Một số trường hợp thậm chí còn yêu cầu mổ vào khung giờ đặc biệt, như 1h sáng, để “kích hoạt tiền tài”.

Top