Làm thế nào để thúc đẩy di cư an toàn, khỏe mạnh trong bối cảnh COVID-19 bình thường mới?
GiadinhNet – Theo các chuyên gia, di cư an toàn, khỏe mạnh không chỉ là sự quan tâm của cá nhân người di cư mà là sự quan tâm chung của các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, doanh nghiệp và của cả cộng đồng xã hội.
Sáng 2/12, Tổng cục Dân số (Bộ Y tế) phối hợp cùng Tổ chức Di cư Quốc tế và Nhóm Kỹ thuật Sức khỏe người di cư Việt Nam tổ chức Cuộc họp bàn tròn về Di cư an toàn và khỏe mạnh trong bối cảnh COVID-19 bình thường mới.
Phát biểu khai mạc Cuộc họp, ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số cho biết, đại dịch COVID-19 đã gây ra những tác động lớn trên toàn cầu trong đó có di cư. Những hạn chế đi lại giữa các châu lục, quốc gia và nội địa đã tác động lớn đến không chỉ di cư mà còn sinh kế, việc làm, thu nhập, giáo dục, y tế, an sinh xã hội...

Ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số phát biểu khai mạc Cuộc họp. Ảnh CPCS
"Có thể nói đại dịch COVID-19 đã tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội không chỉ ở phạm vi quốc gia mà còn trên toàn cầu, không chỉ ở cộng đồng mà đến mỗi gia đình, cá nhân", ông Nguyễn Doãn Tú nhấn mạnh.
Tại Việt Nam, theo ông Nguyễn Doãn Tú, dân số Việt Nam hiện nay là hơn 99 triệu người, đứng thứ 15 thế giới, thứ 8 châu Á và thứ 3 cộng đồng ASEAN. Việt Nam sẽ đón chào công dân thứ 100 triệu vào năm 2023. Việt Nam đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng với 66,6 triệu người trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi), chiếm 68% tổng dân số.
Với quy mô dân số lớn 100 triệu dân, đồng nghĩa với việc Việt Nam là một thị trường lớn với 100 triệu khách hàng, đủ hấp dẫn bất cứ nhà đầu tư nước ngoài nào đến với Việt Nam. Bên cạnh đó, với vị trí đắc địa về địa chính trị, môi trường chính trị ổn định, dân số trong độ tuổi lao động lớn, con người Việt Nam cần cù, chịu khó, ham học hỏi... lại càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.
Chính những điều này cũng tác động lớn đến các dòng di cư tại Việt Nam. Di cư là một sự tất yếu và là động lực của phát triển kinh tế-xã hội của bất cứ quốc gia nào, trong đó có Việt Nam.

Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: CPCS
Tổng cục trưởng Nguyễn Doãn Tú cho biết thêm, nước ta đã từng bước khống chế thành công đại dịch COVID-19. Hiện nay, Việt Nam vẫn tuân thủ các quy định phòng tránh dịch nhưng việc mở cửa giao thương, đi lại không còn bị hạn chế. Điều này tạo động lực rất lớn cho sự phục hồi kinh tế đất nước.
Việt Nam được xem như là một hình mẫu trên thế giới về mở cửa, phục hồi kinh tế sau đại dịch. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được xếp vào hàng cao nhất trên thế giới.
Sự linh hoạt chính sách trong bối cảnh tình hình mới của đại dịch COVID-19 cũng có những tác động nhất định đối với các dòng di cư của Việt Nam bao gồm cả di cư nội địa và di cư quốc tế, bao gồm cả đi và đến.
Tại cuộc họp, các đại biểu đến từ Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế đã trình bày nhiều nội dung liên quan đến di cư như: Tổng quan về di cư quốc tế của Việt Nam trong tình hình mới; tình hình người Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài; cập nhật việc thực hiện kế hoạch triển khai thỏa thuận toàn cầu về di cư của Việt Nam của Bộ Y tế; sức khỏe người di cư và sức khỏe nghề nghiệp...

Ban chủ tọa phần trao đổi, thảo luận tại cuộc họp. Ảnh: CPCS
Các bài trình bày, các ý kiến thảo luận cho thấy, số lượng người di cư đã bị sụt giảm trong giai đoạn COVID-19 xảy ra, nhất là di cư quốc tế. Đặc biệt là một số thị trường chưa mở cửa để tiếp tục nhận người Việt Nam đi làm việc theo hợp đồng. Hay nói cách khác, COVID-19 đã làm chững lại các dòng di cư.
Tuy nhiên, các đại biểu cũng cho rằng, xu hướng di cư sẽ ngày càng tăng lên. Các thị trường quốc tế sẽ ngày càng mở, sự phục hồi kinh tế trong nước sẽ ngày càng tốt hơn. Điều đó sẽ khuyến khích phục hồi di cư và di cư sẽ ngày càng tăng.
Thông qua thảo luận, các chuyên gia nhận định, di cư an toàn, khỏe mạnh không chỉ là sự quan tâm của cá nhân người di cư mà là sự quan tâm chung của các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, doanh nghiệp và của cả cộng đồng xã hội. Những gì đã xảy ra trong đại dịch COVID-19 đã cho thấy điều đó, không chỉ ở Việt Nam mà ở bất cứ quốc gia nào, khu vực nào trên thế giới.
Trong những tình huống y tế công cộng khẩn cấp như đại dịch COVID-19 đã cho thấy rằng, bất cứ cá nhân nào cũng cần được tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ chăm sóc y tế mà không phụ thuộc vào tình trạng di cư, tình trạng cư trú của cá nhân đó. Người di cư là nhóm dân số dễ bị tổn thương, vì vậy, cách tiếp cận cũng cần được phù hợp hơn, thân thiện hơn.

Các tai biến sản khoa thường gặp khi sinh nở
Dân số và phát triển - 5 giờ trướcTai biến sản khoa là vấn đề sức khỏe xảy ra với bà mẹ và trẻ sơ sinh. Bất kỳ sản phụ nào cũng có nguy cơ đối diện với tai biến sản khoa, vì vậy việc dự phòng tai biến đóng vai trò quan trọng.

6 cách cải thiện khả năng thụ thai một cách tự nhiên
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcKhi người vợ gặp khó khăn trong việc thụ thai, ngoài những nguyên nhân do tinh trùng và trứng thì khả năng sinh sản cũng ảnh hưởng nhiều bởi lối sống. Có những cách tự nhiên có thể cải thiện tình trạng này.

5 lời khuyên để giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcDị tật bẩm sinh hoặc rối loạn di truyền ở thai nhi do các vấn đề nhiễm sắc thể, di truyền hoặc môi trường...

Tử vong sơ sinh ở Việt Nam vẫn còn ở mức cao và nhiều thách thức đặt ra
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcViệt Nam còn đối mặt với nhiều khó khăn trong giảm tỉ lệ tử vong sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi. Trong đó, có vấn đề thiếu trầm trọng nhân lực.

Thanh Hóa: Nỗ lực giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH – Để giảm dần tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, nhiều địa phương đã và đang triển khai các giải pháp, cách làm hiệu quả tại tỉnh Thanh Hóa.

Đa dạng các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Cùng với sự quan tâm, đồng hành của các cấp Hội Người cao tuổi (NCT) và Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi trên địa bàn.

Trung bình người cao tuổi ở Việt Nam mắc nhiều bệnh kết hợp, chi phí điều trị cao gấp 8-10 lần người trẻ
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcSKĐS - Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), dự báo, số người cao tuổi của Việt Nam tăng lên 16,8 triệu người vào năm 2039 và đạt 25,2 triệu người vào năm 2069. Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới...

Bí quyết để mẹ cho con bú đúng cách, đủ dinh dưỡng để trẻ phát triển toàn diện
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcViệc nuôi con bằng sữa mẹ là hết sức cần thiết và quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Vì vậy, nên cho trẻ bú kéo dài 18 - 24 tháng hoặc có thể lâu hơn, không cai sữa cho trẻ trước 12 tháng.

Hậu Giang: Tọa đàm về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ cán bộ viên chức
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH – Hội Liên hiệp Phụ nữ Hậu Giang vừa phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Tọa đàm “Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ cán bộ, công chức, viên chức” năm 2023.

Những rủi ro về sức khỏe khi mẹ bầu nuôi thú cưng
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcKhi mang thai hoặc mới sinh con không phải là thời điểm tốt nhất để nuôi chó và mèo. Một số vật nuôi tiềm ẩn những rủi ro về sự an toàn và sức khỏe mà phụ nữ mang thai cần chú ý.

Giao lưu trực tuyến: Các mô hình lồng ghép truyền thông dân số, chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại địa phương
Dân số và phát triểnGĐXH – Các chuyên gia nhận định, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.