Hà Nội
23°C / 22-25°C

'Làng cái bang số 1 Trung Quốc' không còn hành nghề quỳ gối ăn xin

Chủ nhật, 21:07 20/11/2022 | Chuyện đó đây

Làng Tiểu Trại đã thay đổi, duy chỉ có một điều không đổi thay. Đó chính là câu biểu ngữ treo dọc con đường chính vào làng: "Hãy đứng lên, đừng quỳ nữa!".

Làng Tiểu Trại ở huyện Mân (Cam Túc, Trung Quốc), một cái tên không thể bình thường hơn, thế mà năm 2000, nơi đây lại trở nên nổi tiếng với danh xưng “Làng cái bang số 1 Trung Quốc”.

Nghe tên cũng đủ hiểu, nhiều người dân trong làng mưu sinh bằng nghề ăn xin, thậm chí còn xem đây là sự nghiệp, “cười vì nghèo, không phải vì làm nghề ăn xin”.

Đến nay đã hai mươi mấy năm trôi qua, làng Tiểu Trại giờ đây như thế nào?

Nghề quỳ gối ăn xin - một phiên bản hoàn toàn khác của “bí quyết làm giàu”

'Làng cái bang số 1 Trung Quốc' không còn hành nghề quỳ gối ăn xin - Ảnh 1.

Đầu thế kỷ 21, trên con đường ở thành phố Thành Đô hiện đại, lấp ló giữa dòng người chảy trôi là những người ăn mày gầy ốm, sắc mặt vàng vọt, quần áo tả tơi. Nếu có ai ném cho vài đồng bạc lẻ hoặc đồ ăn, họ sẽ đáp lại bằng ánh mắt biết ơn, miệng phát ra những câu theo quán tính: “Cảm ơn!”, “Anh chị là người hảo tâm!”...

Để có thể nhận được nhiều “tiền bố thí” hơn, một số người ăn xin còn dập đầu mấy cái liền thật vang. Nhiều người chứng kiến vốn chẳng muốn cho tiền, nhưng vì “người ta đã dập đầu đến thế mà mình không cho đồng nào thì cũng kỳ”, thế là chỉ đành móc vài đồng trong túi ra cho.

Quỳ dập xin tiền, mục đích cuối cùng cũng chỉ là: Nuôi bản thân, nuôi lấy gia đình nghèo khổ. Song người làm nghề này đến Thành Đô ngày một nhiều hơn, cạnh tranh trở nên gay gắt, do đó nuôi nấng gia đình vốn đã khó giờ đây càng khốn cùng hơn.

'Làng cái bang số 1 Trung Quốc' không còn hành nghề quỳ gối ăn xin - Ảnh 2.

Để giành lấy chút tiền, nhiều người ăn xin bắt đầu học thêm những tài lẻ, như diễn xiếc, hát ca, vẽ tranh… Chỉ cần thu hút ánh nhìn của người khác thì làm gì cũng được!

Ngày đông lạnh lẽo, Lý Ca Hầu dẫn theo con trai 7 tuổi lang bạt trên khắp phố phường Thành Đô. Tuyết còn chưa tan hết, Lý Ca Hầu ngồi bên góc tường, kéo chiếc đàn nhị hồ thể hiện bài nhạc mới học trên tivi. Tiếng kéo đàn vang vọng réo rắt đã thu hút nhiều người qua đường.

Lúc này, một cậu bé chừng 6-7 tuổi xòe đôi bàn tay nhỏ bé đỏ ửng vì lạnh, rụt rè nói: “Anh chị ơi, cho em xin ít tiền ạ…”.

Có người cầm lòng không đặng móc ra trong túi vài đồng lẻ, người thì quay ngoắt bỏ đi.

Màn đêm dần buông, Lý Ca Hầu và con trai bước trên con đường nhỏ đầy bùn sình, vừa đi vừa đếm số tiền hôm nay kiếm được. Đếm qua đếm lại cũng chỉ vài đồng ít ỏi. Lý Ca Hầu thở dài: “Ở cái thời này, có thể bố thí cho vài đồng đã là người tốt bụng lắm rồi!”.

“Mai làm thêm một ngày nữa chắc là đủ tiền học phí cho học kỳ sau của con” , Lý Ca Hầu nói với con trai. Hai cha con không phải người Thành Đô, mà đến từ làng Tiểu Trại ở huyện Mân thuộc tỉnh Cam Túc.

'Làng cái bang số 1 Trung Quốc' không còn hành nghề quỳ gối ăn xin - Ảnh 3.

Làng Tiểu Trại

Cuối những năm 1990, trong làng xảy ra thiên tai. Vì để sống tiếp, nhiều người rời làng lang thang khắp nơi xin tiền. Lâu dần, người trong làng phát hiện ăn xin cũng là một nghề khá lý tưởng: Chỉ cần ngồi hoặc quỳ một chỗ, kể câu chuyện cuộc đời thảm thương là có thể kiếm được tiền và đồ ăn.

Do đó, người dân làng Tiểu Trại đã bỏ hết việc đang làm, chọn cách rời xa quê hương đến thành thị ăn mày. Từ trẻ đến già, ngày càng có nhiều người mưu sinh bằng nghề ăn xin, hình thành nên “truyền thống gần như bất di bất dịch”.

Nếu trong nhà có con cái thì để người già ở lại chăm sóc, khi con lớn hơn một chút thì cùng đi hành nghề với mình. Một số gia đình có thể cho con đến trường, nhưng vẫn tranh thủ dịp nghỉ hè và đông dẫn lũ trẻ lên thành phố ngồi bên đường xin tiền.

Song làm thế nào để kiếm được nhiều tiền, làm sao để được người khác đồng cảm… không hề đơn giản!

'Làng cái bang số 1 Trung Quốc' không còn hành nghề quỳ gối ăn xin - Ảnh 4.

Dân làng Tiểu Trại luôn ưu tiên đến những thành phố phát triển. Họ giống như loài chim di trú, không có chỗ ở cố định, mỗi mùa là một điểm đến khác nhau. Mùa thu đông, thích hợp đến các thành phố phía Nam Trung Quốc như Quảng Châu, Thâm Quyến; mùa xuân hạ thì di chuyển lên phía Bắc, bắt đầu từ Tây An, Nam Kinh…

Người nào có thể mua đồ điện gia dụng, điện thoại bằng nghề ăn xin, liền trở thành tấm gương đáng ngưỡng mộ trong làng.

Đương nhiên, trong làng Tiểu Trại cũng có một bộ phận người không chấp nhận nổi cái nghề này, nhưng không dám hé lời. Vì ở làng Tiểu Trại, người không làm nghề ăn xin lại trở thành nhóm đi ngược với lẽ thường: “Nhà mấy người nghèo như thế, có phải ghen ăn tức ở với nhà người khác chịu ra đường kiếm được bộn tiền hay không?”.

Cứ thế, hết 80% dân làng Tiểu Trại đã từng có kinh nghiệm làm nghề ăn xin - nghề vốn dĩ chỉ là sự lựa chọn bất đắc dĩ, nhưng không biết từ lúc nào đã trở thành kế sinh nhai được tôn sùng .

“Đừng quỳ nữa, người Tiểu Trại, hãy đứng lên”

Bước vào thế kỷ 21, hiện tượng nghề ăn xin bùng nổ khiến dư luận chú ý. Nhiều thành phần bất hợp pháp xuất hiện, tạo nên “thị trường” đen tối, lợi dụng lòng hảo tâm, mua bán và cưỡng ép phụ nữ trẻ em đi xin ăn.

'Làng cái bang số 1 Trung Quốc' không còn hành nghề quỳ gối ăn xin - Ảnh 5.

Năm 2003, “ăn xin Cam Túc” đã lên sóng truyền hình cả nước Trung Quốc. Làng Tiểu Trại ở huyện Mân được gắn cho biệt hiệu “Làng cái bang số 1” vì lúc bấy giờ có hơn 200 người làm nghề ăn xin.

Chỉ mấy ngày sau, làng Tiểu Trại càng trở nên nổi tiếng trên mạng xã hội Trung Quốc vì những tin tức không rõ thực hư như “nhiều người có nhà lầu 2 tầng kiểu Tây”, “đi máy bay về quê”...

Truyền thông đưa tin, điều hướng dư luận, làng Tiểu Trại bị chỉ trích thậm tệ.

Mặc dù cả nhà sống kham khổ, nhưng Lý Ca Hầu chưa từng hối hận vì làm nghề này để con trai cắp sách đến trường. Anh thường nói với con: “Con yên tâm. Nhà chúng ta dù bán nồi bán niêu cũng cho con học đến nơi đến chốn”.

Năm 2005, con trai của Lý Ca Hầu là Lý Ngọc Bình trở thành sinh viên đại học đầu tiên xuất thân từ làng Tiểu Trại.

Có cha đồng hành bên cạnh, Lý Ngọc Bình bước vào cổng trường Cao đẳng nghề Tài nguyên đất ở Hồ Bắc. Chuyến đi này cũng là lần đầu tiên Lý Ca Hầu rời khỏi làng với thân phận không phải làm nghề ăn xin.

Để kiếm tiền trả nợ học phí, Lý Ca Hầu quyết định năng nổ làm nghề ăn xin trên khắp nẻo đường ở Kinh Môn (Hồ Bắc). Lý Ngọc Bình biết được liền ngăn cản cha: “Chúng ta có chân có tay, hà cớ gì phải làm nghề này chỉ để bị người khác khinh khi bằng con mắt trắng, không lao động nhưng vẫn có ăn?”.

'Làng cái bang số 1 Trung Quốc' không còn hành nghề quỳ gối ăn xin - Ảnh 6.

Lý Ngọc Bình

Sau đó, Lý Ngọc Bình đã viết một bức thư công khai trên loa phát thanh toàn trường. Lá thư có tựa đề: “Đừng quỳ nữa, người Tiểu Trại, hãy đứng lên”.

Chàng trai Lý Ngọc Bình biết tư tưởng “cười vì nghèo, không phải vì làm nghề ăn xin” đã thâm căn cố đế trong đầu những người trung niên ở làng. Muốn loại bỏ tư tưởng này, phải bắt đầu từ thế hệ trẻ.

Để lũ trẻ trong làng tiếp xúc với thế giới bên ngoài, anh đã mở lớp học miễn phí, rất nhanh chiêu mộ được lứa học viên đầu tiên. Là sinh viên đại học đầu tiên của làng Tiểu Trại, Lý Ngọc Bình rất được tôn trọng, và hiểu rằng chỉ có tri thức mới có thể thay đổi số mệnh của những đứa trẻ.

Chính phủ Trung Quốc cũng có những biện pháp chỉnh đốn nghề ăn xin, hiện tượng lừa lọc. Bằng sự nỗ lực của Lý Ngọc Bình và chính quyền, tư tưởng của người dân trong làng dần được cải thiện. Nhiều người đã ý thức được: thì ra quỳ gối ăn xin là hành động tuy không sai nhưng lại mất đi tôn nghiêm và lòng tự trọng.

Tỉnh ngộ và thay đổi diện mạo

Hầu Tuấn Sinh là một trong những người đầu tiên bỏ nghề ăn xin về quê. Vấn đề tiếp theo là tìm việc làm kiếm tiền. Một ngày nọ, anh nhìn thấy quảng cáo thu mua cây thuốc đông y. Thế là thay vì làm nghề nông như xưa, anh bắt đầu cuốc đất trồng cây hoàng kỳ.

Không hoài công, mấy mẫu đất trồng hoàng kỳ đã bội thu, không chỉ giúp anh trả hết nợ, mà còn kiếm lời mấy nghìn tệ. Cầm được số tiền đầu tiên làm ra không phải từ nghề ăn xin, Hầu Tuấn Sinh và vợ nhìn nhau khóc nức nở.

Dân làng thấy tấm gương Hầu Tuấn Sinh cũng đua nhau làm theo, trồng đủ loại cây thuốc đông y. Tiếp theo là vấn đề giao thông vận tải và nơi tiêu thụ.

Thạch Vĩnh Mậu vốn làm nghề lái xe thuê đã chớp lấy cơ hội, về làng thu mua tất cả cây đương quy rồi vận chuyển bán lại cho các công ty thuốc. Nhờ đó, ông đã kiếm được số tiền khá lớn. Thạch Vĩnh Mậu cảm thán: Kiếm tiền bằng công sức của mình có cảm giác thành tựu hơn nhiều so với quỳ gối ăn xin.

'Làng cái bang số 1 Trung Quốc' không còn hành nghề quỳ gối ăn xin - Ảnh 7.

'Làng cái bang số 1 Trung Quốc' không còn hành nghề quỳ gối ăn xin - Ảnh 8.

'Làng cái bang số 1 Trung Quốc' không còn hành nghề quỳ gối ăn xin - Ảnh 9.

'Làng cái bang số 1 Trung Quốc' không còn hành nghề quỳ gối ăn xin - Ảnh 10.

Dân làng Tiểu Trại làm nghề trồng cây thuốc đông y, trẻ em được phổ cập kiến thức

Mấy năm trôi qua, làng Tiểu Trại đã thay hình đổi dạng. Nhiều người dân đã xây được nhà cao. Thạch Vĩnh Mậu xây cho gia đình căn nhà sạch đẹp nhất trong làng. Vợ của ông mở một cửa hàng tạp hóa trước nhà.

Cùng với sự nỗ lực tạo điều kiện và giáo dục của chính quyền, làng Tiểu Trại đã tiếp thu tri thức, thay đổi tư tưởng và hầu như bỏ nghề ăn xin.

Năm 2020, làng Tiểu Trại không còn xuất hiện trong danh sách những thôn làng nghèo nhất Trung Quốc và danh hiệu “làng cái bang” hay “làng ăn xin” đã dần trở nên nhạt nhòa.

Làng Tiểu Trại đã thay đổi, duy chỉ có một điều không đổi thay. Đó chính là câu biểu ngữ treo dọc con đường chính vào làng: “Hãy đứng lên, đừng quỳ nữa!”.

Nguồn: Sina

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bất ngờ chui lên đường phố từ dưới lòng đất, "những người chuột" hé lộ một thực tế buồn tại nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu Đông Nam Á

Bất ngờ chui lên đường phố từ dưới lòng đất, "những người chuột" hé lộ một thực tế buồn tại nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu Đông Nam Á

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Câu chuyện về người phụ nữ xuất hiện tại miệng cống thoát nước đã lan truyền khắp mạng xã hội thời gian qua. Đằng sau những hình ảnh không ngờ ấy lại là thực trạng đáng buồn của cả một cộng đồng dân cư.

Các nhà khoa học dự đoán: Một ngày không xa, bạn sẽ không thể hít thở như hôm nay nữa

Các nhà khoa học dự đoán: Một ngày không xa, bạn sẽ không thể hít thở như hôm nay nữa

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Hành tinh xanh đang âm thầm bước vào một cuộc khủng hoảng oxy chưa từng có.

Chiếc giường gỗ bị bỏ lại trong bãi đậu xe được bán hơn 600 tỷ đồng

Chiếc giường gỗ bị bỏ lại trong bãi đậu xe được bán hơn 600 tỷ đồng

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Giường gỗ 645 tỷ đồng vô tình bị bỏ lại trong bãi đậu xe của một khách sạn ở Chester, vương quốc Anh.

Giới khoa học ước tính số người chết vì đợt nắng nóng vừa qua ở châu Âu

Giới khoa học ước tính số người chết vì đợt nắng nóng vừa qua ở châu Âu

Bốn phương - 3 ngày trước

Khoảng 2.300 người đã tử vong vì các nguyên nhân liên quan đến nắng nóng tại 12 thành phố châu Âu trong đợt nắng nóng nghiêm trọng vừa kết thúc tuần trước.

Mỹ nữ quyết kiếm 36 tỷ đồng bằng cách yêu đàn ông giàu rồi 'khoắng' sạch nhà họ

Mỹ nữ quyết kiếm 36 tỷ đồng bằng cách yêu đàn ông giàu rồi 'khoắng' sạch nhà họ

Chuyện đó đây - 3 ngày trước

Đặt mục tiêu kiếm 36 tỷ đồng trong 5 năm, Yin học làm phụ nữ thượng lưu để sống với đàn ông giàu, chờ lúc họ đi vắng vì khoắng sạch đồ đạc đem bán.

Những khoảnh khắc nghẹt thở ít người biết về người phụ nữ đầu tiên bay vào vũ trụ

Những khoảnh khắc nghẹt thở ít người biết về người phụ nữ đầu tiên bay vào vũ trụ

Chuyện đó đây - 3 ngày trước

Ngày 16 tháng 6 năm 1963, Valentina Tereshkova, một phụ nữ Liên Xô xuất thân từ ngành công nghiệp dệt mayđã trở thành người phụ nữ đầu tiên trên thế giới bay vào không gian, hoàn thành 48 vòng quanh Trái Đất trên tàu vũ trụ Vostok 6, mở ra chương mới trong lịch sử chinh phục vũ trụ của nhân loại.

Bất chấp nắng nóng 62°C, du khách đổ đến 'chảo lửa' Hỏa Diệm Sơn

Bất chấp nắng nóng 62°C, du khách đổ đến 'chảo lửa' Hỏa Diệm Sơn

Chuyện đó đây - 4 ngày trước

Khu vực Hỏa Diệm Sơn tại vùng lãnh thổ tự trị Tân Cương, Trung Quốc đang trở thành tâm điểm thu hút du khách nhờ mức nhiệt kỷ lục lên tới 62°C.

Rich kid bây giờ: Người thừa kế chaebol Hàn Quốc lũ lượt quay vlog, tự phơi bày cuộc sống xa hoa lên mạng

Rich kid bây giờ: Người thừa kế chaebol Hàn Quốc lũ lượt quay vlog, tự phơi bày cuộc sống xa hoa lên mạng

Chuyện đó đây - 4 ngày trước

Khác với lối sống kín tiếng và bí ẩn thường thấy trên phim, các ái nữ tập đoàn ngày nay cởi mở hơn nhiều với việc chia sẻ về cuộc sống của mình.

Phát hiện chấn động về thế giới cổ đại 34 triệu năm dưới băng Nam Cực

Phát hiện chấn động về thế giới cổ đại 34 triệu năm dưới băng Nam Cực

Chuyện đó đây - 5 ngày trước

Một vùng đất cổ khổng lồ, như một kho tư liệu nguyên sơ về Trái Đất cổ đại, vừa lộ diện dưới lớp băng Đông Nam Cực.

Ít người biết anh em Thân vương William và Harry từng đi ăn ở McDonald’s, lý do đằng sau thật sự cảm động!

Ít người biết anh em Thân vương William và Harry từng đi ăn ở McDonald’s, lý do đằng sau thật sự cảm động!

Chuyện đó đây - 5 ngày trước

Lớn lên trong nhung lụa, sống giữa cung điện Kensington và các nghi thức Hoàng gia, ít ai ngờ rằng tuổi thơ của Thân vương William và Vương tử Harry lại từng gắn liền với... McDonald’s.

Top