Làng hương trăm tuổi Quảng Phú Cầu: Đầu tư làm ăn lớn, nhiều cơ sở nguy cơ vỡ nợ
GiadinhNet - Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa) là làng hương trăm tuổi nổi tiếng ở Hà Nội với công suất sản xuất hàng trăm tấn/ngày. Nhưng gần một tháng qua, cả làng nghề đã rơi vào cảnh lao đao khi Ấn Độ ngừng nhập khẩu hương Việt Nam. Hàng chục cơ sở sản xuất rơi vào cảnh vỡ nợ, hàng nghìn người dân có nguy cơ mất việc làm.

Anh Nguyễn Hữu Phong bên kho hàng tồn hàng trăm tấn của mình. ẢNh: Huy Hoàng
Làng nghề lao đao
Khoảng hơn 20 năm nay, người dân làng hương Quảng Phú Cầu luôn ổn định thu nhập với nguồn thu từ việc sản xuất hương nhang. Thị trường Ấn Độ chiếm 90% đầu ra của các sản phẩm từ làng nghề này. Do đó, khi có thông báo về việc Ấn Độ ngừng nhập khẩu hương Việt Nam, người dân gần như mất trắng nguồn ra cho sản phẩm xuất khẩu.
Anh Nguyên Hữu Hải (40 tuổi), chủ một cơ sở tại làng hương Quảng Phú Cầu cho biết: "Trước đây, xưởng chúng tôi sản xuất trung bình 40 tấn tăm hương/tháng. Chúng tôi có hơn 20 nhân công làm việc liên tục. Tuy nhiên, với tình hình như hiện nay, chúng tôi chỉ có nước đóng cửa. Trong khi đó, phân xưởng này tôi vừa đầu tư gần 600 triệu đồng để sản xuất. Bây giờ, tôi cũng không biết xoay sở thế nào nữa".
Với nguồn thu ổn định, cung không kịp cầu, các chủ cơ sở thi nhau đầu tư máy móc hiện đại nhằm tăng quy mô sản xuất. Nhưng bây giờ, những cỗ máy hàng trăm triệu đồng cho đến hàng chục tỷ đồng gần như bỏ không. Tham vọng làm giàu từ nghề của cha ông đã nhanh chóng vỡ mộng, chưa kể hàng tháng các chủ cơ sở vẫn phải trả lãi suất cho ngân hàng.
Chung tình trạng này, anh Nguyễn Hữu Phong (42 tuổi), chủ cơ sở sản xuất Phong Quyên bày tỏ: "Tăm hương xuất đi Ấn Độ là kích thước riêng: 20cm, 23cm, 25cm. Với kích thước này, chúng tôi không thể chuyển đổi được lượng hàng tồn sang thị trường trong nước, mà thị phần trong nước thì chiếm chưa đến một phần mười tổng thị phần. Từ quy mô 200 tấn tăm hương/tháng, với gần 100 nhân công làm việc liên tục thì gần một tháng nay, xưởng chúng tôi chỉ sản xuất cầm chừng, chưa đến chục nhân công làm việc. Với lượng máy móc hiện đại mới đầu tư hàng chục tỷ đồng, tôi cũng đành đóng xưởng thôi".
Không chỉ vậy, nhiều chủ xưởng xuất hàng qua các đầu mối đổ buôn theo hình thức chuyến sau trả tiền chuyến trước, không có giấy tờ xuất nhập nên họ có khả năng rơi vào tình thế mất cả chì lẫn chài khi không lấy lại được tiền hàng.
Phát khóc vì quá an nhàn

Bà Nguyễn Thị Loan lo lắng khi nghĩ về những ngày tiếp theo của cả gia đình.
Đó là thực trạng chung của những nhân công tại các phân xưởng sản xuất tăm hương ở Quảng Phú Cầu. Có lẽ, cả mấy chục năm rồi người dân Quảng Phú Cầu mới rơi vào cảnh nhàn đến phát khóc như vậy. Đầu làng, cuối ngõ, người dân chỉ biết tụm năm, tụm bảy để bàn về câu chuyện thất nghiệp của mình.
Vốn là những người nông dân chất phác, sống bằng cái nghiệp gắn mình với làng nghề, trong niềm tin mộc mạc "nghề chẳng bao giờ phụ mình", bây giờ họ lại rơi vào cảnh "tiến thoái lưỡng nan". Quỹ đất nông nghiệp hạn chế, phần nhiều dành cho việc xây dựng các cơ sở sản xuất, dù họ có quay lại nghề nông thì kế sinh nhai cũng chẳng vững vàng. Những người trẻ còn có thể chuyển đổi việc làm bằng cách ra Thủ đô làm thuê, làm mướn. Nhưng với những người đứng tuổi ở đây thì chỉ biết than thở và cầu mong có một phép màu.
Bà Nguyễn Thị Loan (60 tuổi, nhân công làm tăm hương) trăn trở: "Gia đình tôi có 4 người đều sống bằng nghề làm tăm hương. Đó là nguồn thu nhập chính, bây giờ cả gia đình đều trong cảnh thất nghiệp. Hai tháng nay, gia đình chỉ trông vào 2 tạ thóc và số tiền ít ỏi tích cóp được. Người trẻ thì còn có thể lên Hà Nội làm thuê, còn người già như chúng tôi chỉ biết ngồi nhìn nhau mà xót xa".
Anh Nguyễn Văn Chuyên (42 tuổi), đầu mối nhập tăm hương xuất khẩu cho biết: "Nghề làm tăm hương sử dụng đa dạng nguồn nhân lực nên giờ ngừng sản xuất, người dân sẽ vô cùng khó khăn. Các chủ xưởng không xuất được hàng thì cũng không thể có nguồn thu nhập cho người dân. Không chỉ những hộ làm tăm hương mà cả những dịch vụ xung quanh như vận chuyển, quán hàng… cũng bị ảnh hưởng không hề nhỏ. Nếu tình trạng này kéo dài thì người dân nơi đây sẽ rất vất vả và bất an".
Làng sản xuất hương lớn nhất Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị phá sản. Hy vọng lớn nhất của người dân trong thời điểm này các đơn vị liên quan có thể hỗ trợ tìm ra giải pháp để làng hương truyền thống lâu đời ở đất Hà thành có thể hồi sinh.
Trước đó, ngày 11/9, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Cục Xuất nhập khẩu, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) đã làm việc với ông Rajesh Uike, Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam và một số cán bộ của Đại sứ quán Ấn Độ. Tại buổi làm việc, lãnh đạo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi đã nêu quan ngại sâu sắc đối với việc Ấn Độ điều chỉnh chính sách nhập khẩu đối với mặt hàng hương nhang và các chế phẩm (mã hồ sơ 33074100 và 33074900) từ trạng thái "tự do nhập khẩu" sang "hạn chế nhập khẩu" theo Thông báo 15/2015-2020 ngày 31/8/2019 của Bộ Công thương Ấn Độ.
Biện pháp yêu cầu giấy phép nhập khẩu được ban hành đột ngột và không thông báo trước của phía Ấn Độ sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong thời gian nhu cầu tiêu thụ hương nhang của Ấn Độ lên mức đỉnh điểm trong năm. Theo đó, tháng 9 hàng năm là tháng cao điểm cho hoạt động xuất khẩu hương sang Ấn Độ nhằm phục vụ cho dịp lễ lớn nhất của Ấn Độ trong tháng 10. Các doanh nghiệp của Việt Nam đều tập trung nhân lực, tài chính, nguyên vật liệu để sản xuất hàng.
Huy Hoàng

Góc camera khác vụ bé 3 tuổi chạy về gọi bố mẹ cứu bạn rơi xuống hố sâu: Dân tình lại thêm trầm trồ
Đời sống - 6 giờ trướcỞ góc quay khác cho thấy cảnh Phong cùng bạn đang chơi ở một công trình xây dựng gần nhà, bất ngờ người bạn trượt chân, lọt xuống hố.

Hàng vạn du khách chen chân tới đền Hùng dâng hương mặc trời mưa, nhiều em nhỏ thích thú theo cha mẹ dự lễ
Đời sống - 8 giờ trướcDù thời tiết không thuận lợi, từ sáng sớm ngày 10/3 Âm lịch, hàng nghìn người dân và du khách thập phương vẫn đến Đền Hùng (Phú Thọ) để dâng hương, bày tỏ lòng thành kính.

Hết lễ: Người dân ùn ùn trở lại thành phố sau kỳ nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương
Thời sự - 8 giờ trướcChiều tối ngày 7/4, hàng nghìn người dân từ các tỉnh đổ dồn về những thành phố lớn sau kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương kéo dài 3 ngày, khiến nhiều tuyến đường cửa ngõ ùn tắc nghiêm trọng.

Vụ mẹ giết con để trục lợi bảo hiểm: Công an thông tin bất ngờ về việc mời người livestream lên làm việc
Pháp luật - 9 giờ trướcTrước đó, cơ quan chức năng đã mời N.B.H. (15 tuổi, ở thị trấn Hà Lam) lên làm việc vì có hành vi livestream phát tán thông tin không đúng sự thật về vụ mẹ giết con ở Quảng Nam.

Thấy 'bạn nghiện' tử vong vì sốc thuốc, nhóm người mang thi thể bỏ trên đê ở Hà Nội
Pháp luật - 9 giờ trướcGĐXH - Thấy bạn tử vong vì sốc thuốc, nhóm đối tượng đã bàn nhau mang thi thể người này bỏ trên đê Tráng Việt (huyện Mê Linh, TP Hà Nội) hòng xoá dấu vết.

Chuyện những đứa trẻ bị 'bỏ rơi' Thánh An (kỳ 1): Pháo đài yêu thương giữa giông bão cuộc đời
Đời sống - 9 giờ trướcGĐXH - Mấy chục năm qua, cô nhi viện Thánh An nằm trong quần thể tòa thánh Bùi Chu (huyện Xuân Trường, Nam Định), vẫn ngày ngày thu nhận, nuôi dưỡng những trẻ em khuyết tật, bị bỏ rơi,... nơi đây như một "ốc đảo" ấm áp, những mảnh đời bất hạnh tìm thấy mái nhà thứ hai.

Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục đã lừa dối bao nhiêu khách hàng?
Pháp luật - 11 giờ trướcBộ Công an xác định Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục cùng các đồng phạm đã bán 135.325 hộp kẹo rau củ Kera cho hơn 30.000 khách hàng, thu trên 17 tỉ đồng

Bắc Kạn: Phát hiện nhiều bất cập tại một số trường mầm non trên địa bàn huyện Ba Bể
Giáo dục - 11 giờ trướcGĐXH - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện huyện Ba Bể, Bắc Kạn phát hiện một số trường mầm non trên địa bàn cán bộ quản lý chưa tuân thủ quy định về tham gia hoạt động giáo dục.

Quy định người lao động được nghỉ làm việc trong Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương có từ năm nào?
Đời sống - 11 giờ trướcGĐXH - Người lao động được nghỉ làm việc vào Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương từ năm 2007.

Ngày sinh Âm lịch của người biết kiếm tiền, có cuộc đời dư dả
Đời sống - 11 giờ trướcGĐXH - Những người sinh ngày Âm lịch này hội tụ đầy đủ các yếu tố để đạt được các tham vọng mình mong muốn, kinh doanh phát tài, kiếm được nhiều tiền nhờ cạnh tranh khốc liệt.

Bắc Kạn: Phát hiện nhiều bất cập tại một số trường mầm non trên địa bàn huyện Ba Bể
Giáo dụcGĐXH - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện huyện Ba Bể, Bắc Kạn phát hiện một số trường mầm non trên địa bàn cán bộ quản lý chưa tuân thủ quy định về tham gia hoạt động giáo dục.