Hà Nội
23°C / 22-25°C

Liên tiếp nghệ sĩ qua đời do đột quỵ, vì sao tỷ lệ người bệnh đột quỵ lại tăng vào mùa lạnh?

Thứ tư, 18:29 30/12/2020 | Sống khỏe

GiadinhNet – Chỉ trong tháng nay, người hâm mộ đã vô cùng đau xót khi thông tin các nghệ sĩ đột ngột qua đời vì đột quỵ như nghệ sĩ Chí Tài, ca sĩ Vân Quang Long... Chuyên gia cho rằng, mùa lạnh người bệnh đột quỵ gia tăng và đây là những nguyên nhân cần phải đề phòng.

Chỉ trong thời gian ngắn gần đây, người hâm mộ đã vô cùng đau xót khi thông tin các nghệ sĩ đột ngột qua đời. Mới đây là ca sĩ Vân Quang Long (tên thật Lê Quang Hiển) – cựu thành viên của nhóm nhạc 1088 đình đám một thời đã qua đời đột ngột vì đột quỵ ở tuổi 41. Đầu tháng 12, sự ra đi đột ngột của nghệ sĩ Chí Tài do đột quỵ tại chung cư ông đang sống cũng đã gây tiếc nuối cho đồng nghiệp, người hâm mộ.

Liên tiếp nghệ sĩ qua đời do đột quỵ, vì sao tỷ lệ người bệnh đột quỵ lại tăng vào mùa lạnh? - Ảnh 2.

Ca sĩ Vân Quang Long vừa qua đời vì đột quỵ ở tuổi 41


Tại Trung tâm Đột quỵ của Bệnh viện Bạch Mai cũng đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân đột quỵ vào những ngày thời tiết lạnh. Theo thống kê, chỉ trong một tháng qua tiếp nhận 1.000 ca cấp cứu, trong đó tới 10% là bệnh nhân còn trẻ tuổi. Nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nặng, hôn mê, rối loạn ý thức, liệt nửa người, mất chức năng ngôn ngữ.

Thực tế, hàng năm vào mùa lạnh, số lượng bệnh nhân đến các bệnh viện vì đột quỵ có phần gia tăng hơn. Vì sao bệnh đột quỵ lại tăng lên vào mùa đông – mùa lạnh?. Về vấn đề này, BS Trần Quốc Khánh (Bệnh viện Việt Đức) cho biết, mùa đông là mùa nhiều người ra đi đột ngột. Đột quỵ não (tai biến mạch máu não) có 2 dạng là thiếu máu cục bộ não còn gọi là nhồi máu não và chảy máu não. Thể nhồi máu não gặp nhiều hơn chảy máu não.

Ở mùa đông dễ dẫn tới đột quỵ do có những nguyên nhân sau:

Mùa lạnh, cơ thể tăng tiết Catecholamine làm co mạch để giữ nhiệt. Khi co mạch làm huyết áp tăng, tình trạng bệnh lý tim mạch trầm trọng, nguy cơ tai biến mạch máu não cao hơn.

Mùa đông chúng ta thường phản xạ uống ít nước nhiều hơn và cơ thể cũng tăng sản xuất các tế bào máu, hồng cầu, tiểu cầu… dẫn tới độ đặc của máu tăng. Khi độ đặc, độ quánh của máu tăng làm độ nhớt giảm, kết hợp với cholesterol tăng nguy cơ tắc mạch máu não.

Mùa đông, cơ thể dễ rơi vào tình huống thay đổi nhiệt độ đột ngột. Chẳng hạn như vừa ngủ dậy mặc phong phanh ra ngoài tập thể dục hay trong nhà ấm liền ra ngoài hoặc đang chơi thể thao về lại tắm lạnh… Những hoàn cảnh này rất dễ dẫn tới tai biến. Khi đang ở trong phòng ấm, uống rượu, tập thể dục… các mạch ngoại vi giãn ra, tim đập nhanh hơn. Ra ngoài gặp lạnh, cơ thể phản xạ bằng cách co hết mạch ngoại vi lại khiến lượng máu đổ dồn vào trung tâm đột ngột, tăng nguy cơ vỡ mạch máu.

Lười vận động thể dục, thể thao. Mùa đông, mọi người thường hay ngồi một chỗ lâu, ăn uống quá nhiều. Khi ngồi nhiều, ăn nhiều mà ít vận động thì mỡ máu nhiều, cholesterol nhiều… dễ hình thành các cục máu đông.

Điều nguy hiểm là đột quỵ dù người bệnh may mắn sống sót cũng dễ để lại những di chứng nặng nề. Bệnh cũng dễ tái phát, lần sau thường nặng hơn lần trước. Hiện nay đột quỵ ở người trẻ gia tăng nhiều hơn. Các chuyên gia y tế cho hay, đột quỵ ở người trẻ thường liên quan tới lối sống không lành mạnh như lạm dụng thuốc, bia rượu, ít vận động; rối loạn chuyển hóa; tăng huyết áp… và do những bất thường bẩm sinh như dị dạng mạch máu não vốn có từ bé, đến thời điểm các phình mạch đủ lớn gây ra vỡ.

Để phòng tránh đột quỵ khi trời chuyển lạnh, mọi người cần phòng tránh các yếu tố nguy cơ trên. Mọi người cần mặc đủ ấm ngay cả khi ở trong nhà, nơi ở phải đảm bảo ấm áp, tránh bị gió lùa. Đặc biệt, người cao tuổi cần tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột và không nên tập thể dục trong thời tiết giá lạnh, nhất là vào sáng sớm. Khi thức giấc buổi sáng cũng không nên ra khỏi chăn và xuống giường ngay, nên nằm lại trên giường và vận động nhẹ nhàng từ 3 -5 phút để cơ thể dần thích nghi.

Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu đột ngột như tê bì, méo miệng, nói ngọng, chóng mặt, thị lực giảm, đau đầu dữ dội mà không rõ nguyên nhân… cần nghĩ ngay tới đột quỵ. Người bệnh cần được đưa tới bệnh viện càng sớm càng tốt để tận dụng thời gian vàng sau đột quỵ là 3 - 6 giờ đầu.

Phương Thuận

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Y tế - 6 giờ trước

Một nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

Sống khỏe - 12 giờ trước

Hạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Y tế - 14 giờ trước

Ba mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong

Sống khỏe - 15 giờ trước

Cà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Mẹ và bé - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Top