Hà Nội
23°C / 22-25°C

Liệu pháp miễn dịch trong điều trị Ung thư máu

Thứ bảy, 11:57 11/03/2023 | Sống khỏe

Bác sĩ Phipps Colin Diong, chuyên gia tư vấn bệnh máu tại Trung tâm ung thư Parkway, giải thích cách hoạt động và điều trị của liệu pháp miễn dịch.

Cuộc chiến chống ung thư máu

Hệ thống miễn dịch của chúng ta bao gồm các cơ quan, tế bào, và protein giúp chúng ta chống lại viêm nhiễm và bệnh tật. Nó đặc biệt được lập trình để xác định các vật thể không thuộc về cơ thể bao gồm vi khuẩn lạ, vi rút và nấm. Đồng thời các tế bào của hệ miễn dịch xác định phần nào thuộc cơ thể của  chính chúng ta nhờ đó sẽ không tấn công chính mô của chúng ta.

Liệu pháp miễn dịch trong điều trị Ung thư máu - Ảnh 1.

Tuy nhiên, hệ miễn dịch lại sở hữu khả năng hạn chế trong tiêu diệt tế bào ung thư. Điều này có thể do các tế bào ung thư không đủ khác biệt để hệ miễn dịch xác định là vật thể lạ. Hoặc ung thư khiến cho các tế bào miễn dịch yếu và không có khả năng chống lại nó. Tuy nhiên, các nhà khoa học và nhà nghiên cứu đã tìm ra cách để làm mạnh hệ miễn dịch hoặc các thành phần của nó, dưới dạng liệu pháp miễn dịch để chống lại ung thư.

Về bản chất liệu pháp miễn dịch là phương pháp điều trị sử dụng chính hệ miễn dịch của bệnh nhân hoặc các thuốc làm từ các thành phần của hệ miễn dịch để chống lại bệnh.

Các loại liệu pháp miễn dịch

Đối với điều trị ung thư máu, có vài loại liệu pháp miễn dịch được sử dụng:

Kháng thể đơn dòng là các kháng thể được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Cùng với ghép tế bào gốc dị sinh (phía dưới), kháng thể đơn dòng là loại liệu pháp miễn dịch phổ biến nhất sử dụng trong điều trị ung thư máu hiện nay. Chúng có khả năng đặc biệt nhắm tới các tế bào ung thư bằng cách nhận diện các protein thường thấy ở bề mặt của tế bào ung thư. Nhờ khả năng nhắm trúng đặc biệt này, các kháng thể khác nhau được sử dụng cho các loại ung thư máu khác nhau. Điều này cho phép xác định và phân loại chính xác điều kiện tiên quyết cho ung thư máu.

Cấy ghép tế bào gốc dị sinh là một trong những hình thức lâu đời nhất của liệu pháp miễn dịch. Thuật ngữ "dị sinh" để mô tả các tế bào đến từ người khác, như anh chị em ruột, người không cùng huyết thống, người thân phù hợp một phần, hoặc từ máu dây rốn. Các tế bào gốc dị sinh tìm cách vào nhà máy sản xuất máu của người nhận và tổng hợp lại toàn bộ tế bào máu và hệ miễn dịch. Nhờ đó hệ tế bào máu của bệnh nhân sẽ thay đổi, phát triển các đặc tính tương tự như của người hiến. Trong số đó, nhóm máu sẽ thay đổi sang nhóm máu của người hiến, trong khi hệ miễn dịch của người hiến sẽ phát triển trong cơ thể của bệnh nhân. Các tế bào này có tiềm năng nhận diện các tế bào ung thư như vật thể lạ và tiêu diệt chúng.

Ức chế điểm kiểm soát: Hệ miễn dịch của chúng ta có điểm kiểm soát miễn dịch hay "nút tắt" giúp cơ thể kiểm soát các tế bào miễn dịch nhờ đó để nó không làm việc quá tải. Tuy nhiên, các loại ung thư máu nhất định có khả năng tiếp cận các nút tắt này và tắt phản ứng miễn dịch của bệnh nhân khiến hệ miễn dịch quá yếu để tiêu diệt tế bào ung thư. Các thuốc được gọi là ức chế điểm kiểm soát chặn khả năng này của các tế bào ung thư trong việc dùng "các nút tắt" này, nhờ đó tiếp sức cho các tế bào miễn dịch của bệnh nhân tiêu diệt các tế bào ung thư.

Liệu pháp tế bào T chứa thụ thể kháng nguyên dạng khảm (CAR-T) sử dụng tế bào miễn dịch (cụ thể là tế bào T) đã được thay đổi trong phòng thí nghiệm để tiêu diệt tế bào ung thư máu. Việc thay đổi là cần thiết vì các tế bào T không có khả năng đặc biệt nhận biết các tế bào ung thư. Các protein cụ thể có thể nhận biết và gài vào tế bào ung thư gắn với tế bào T sau đó đưa vào cơ thể bệnh nhân nhờ đó chúng có thể tiêu diệt mục tiêu đã định.

Liệu pháp miễn dịch trong điều trị Ung thư máu - Ảnh 2.

Tế bào chuyển giao được nuôi sử dụng tế bào T lấy từ khối u của bệnh nhân. Các tế bào T được kiểm tra để xem liệu chúng có phải là tế bào hoạt động nhất chống lại ung thư, hoặc biến đổi gen để có khả năng khỏe hơn tiêu diệt tế bào ung thư máu. Chỉ có một số phòng xét nghiệm đặc biệt mới có thể tiến hành và sản xuất loại liệu pháp này.

Interferons là protein được sản xuất nhằm phản ứng với nhiễm virut. Loại interferons được sử dụng hiện nay được sản xuất trong phòng xét nghiệm. Trong những năm qua sử dụng trong ung thư máu đã giảm xuống, tuy nhiên nó vẫn được sử dụng để điều trị một số loại ung thư máu nhất định bao gồm nhóm bệnh tăng sinh tủy hay MPNs.

Liệu pháp miễn dịch trong điều trị Ung thư máu - Ảnh 3.

Chúng được sử dụng như thế nào và khi nào?

Ngoài interferon ra, hầu hết các liệu pháp miễn dịch được truyền qua tĩnh mạch.

Liệu pháp miễn dịch như kháng thể đơn dòng và tế bào T chứa thụ thể kháng nguyên dạng khảm (CAR-T) là các liệu pháp điều trị đích, nghĩa là chúng chỉ hoạt động đối với ung thư máu có đích cụ thể.

Đối với các trường hợp ghép tế bào gốc dị sinh, liệu pháp miễn dịch được tiến hành cho bệnh nhân với các bệnh ung thư máu nhất định như bạch cầu cấp. Thời điểm của những ca ghép này cũng khác nhau phụ thuộc vào chẩn đoán.

Liệu pháp miễn dịch là phương pháp điều trị hiệu quả đối với ung thư máu, tuy nhiên chỉ nên áp dụng và tiến hành điều trị đúng theo qui định – đúng người đúng bệnh với đúng chẩn đoán.

Bác sĩ Phipps Colin - Chuyên gia huyết học và ung thư máu, thuộc Trung tâm Ung thư Parkway, Bệnh viện Mount Elizabeth, Singapore sẽ tư vấn trực tiếp miễn phí cho bệnh nhân gặp các vấn đề về máu như Lymphoma, Ung thư máu, bệnh bạch cầu, u tủy xương và cấy ghép tế bào gốc vào thứ Sáu, ngày 17/03/2023

Để biết thêm thông tin chi tiết và đăng ký, xin liên hệ:

VPĐD y tế Parkway Hospitals Singapore tại Hà Nội

Tầng 5, số 110 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 0988 155 855 hoặc 084 308 3637

Email: hanoi@canhope.org/ info@parkway.com.vn

FP: https://www.facebook.com/CanHOPE.Hanoi

*Bài viết chia sẻ bởi: Bác Sĩ Colin Phipps Diong

 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ai dễ bị thiếu máu não?

Ai dễ bị thiếu máu não?

Sống khỏe - 1 giờ trước

Thiếu máu não là tình trạng nghiêm trọng, xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị giảm, dẫn đến thiếu oxy và dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của não. Đây được xem là bệnh lý “tiền” đột quỵ, dễ gây tai biến và tử vong.

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông 49 tuổi đến viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, tiểu khó, nước tiểu thường xuyên lẫn máu.

Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?

Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?

Sống khỏe - 2 giờ trước

Bệnh thủy đậu không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu mà còn để lại nhiều biến chứng. Đặc biệt, bệnh thủy đậu ở người lớn thường ảnh hưởng nặng hơn trẻ em.

Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?

Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?

Sống khỏe - 3 giờ trước

Theo thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 114.906 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 ca tử vong. Một số trường hợp khi mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên

4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Việc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.

Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực

Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.

Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh

Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn.

3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung

3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Protein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.

Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh

Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh

Sống khỏe - 20 giờ trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 người tử vong do kháng thuốc. Dự báo, đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, thậm chí các bệnh thông thường như ho, hay chỉ một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong.

Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích

Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.

Top