Liệu pháp tế bào CAR-T, hy vọng mới cho người bệnh ung thư máu
Ung thư máu là một trong những loại ung thư nguy hiểm, dễ tái phát. Tuy nhiên với những tiến bộ vượt bậc, liệu pháp tế bào CAR-T là một phương pháp điều trị ung thư mới được triển khai mang tính đột phá giúp mang lại hy vọng mới cho người bệnh.
Cách "tiêu diệt" tế bào ung thư của liệu pháp tế bào CAR-T
Liệu pháp tế bào T thụ thể kháng nguyên dạng khảm (CAR) là một phương pháp điều trị miễn dịch. Trong đó, các tế bào T được lấy từ máu của bệnh nhân, được sửa đổi trong phòng thí nghiệm nhằm mục đích cho phép các tế bào T xác định và tiêu diệt các tế bào ung thư. Các tế bào T được sửa đổi này sau đó được đưa ngược trở lại người bệnh.

Khi trở lại cơ thể bệnh nhân, các tế bào T đã được sửa đổi có thể phát hiện ra các tế bào ung thư và tiêu diệt ung thư bằng cách khai thác phản ứng miễn dịch của chính cơ thể.
Liệu pháp tế bào CAR-T đặc biệt hiệu quả đối với những bệnh nhân được chẩn đoán mắc các loại bệnh bạch cầu lympho cấp tính (ALL) tái phát độ ác tính cao và u lympho non-Hodgkin tái phát như u lympho tế bào B lớn lan tỏa (DLBCL). Với người bệnh đã áp dụng ít nhất hai phác đồ điều trị trước đó nhưng không mang lại kết quả mong muốn, liệu pháp này đã có những tác dụng bất ngờ.
Hiệu quả của liệu pháp tế bào CAR-T
Các nghiên cứu cũng như thực tế điều trị tại Singapore cho thấy, liệu pháp tế bào CAR-T đã mang lại những kết quả đáng mừng trong điều trị u lympho và các bệnh ung thư máu khác.
Tỷ lệ thành công chung trong việc thuyên giảm khi điều trị liệu pháp tế bào CAR-T là 60–80% cho bệnh u lympho và 80–90% cho các bệnh bạch cầu 2. Nhiều bệnh nhân bị u máu tái phát trước đây cũng cho kết quả đầy khả quan và không có dấu hiệu tái phát sau khi được điều trị.
Liệu pháp tế bào CAR-T được đánh giá mang đến cho bệnh nhân ung thư máu một lựa chọn điều trị có khả năng cứu sống trong trường hợp bệnh của họ không được kiểm soát bằng hóa trị tiêu chuẩn, liệu pháp đích hoặc ghép tủy xương.

Tuy nhiên, do đây là phương pháp điều trị mới của liệu pháp tế bào, có một số thách thức cần xem xét như lựa chọn bệnh nhân, những người có thể đáp ứng tốt từ phương pháp điều trị này, mức độ phù hợp với sức khỏe, thời gian lấy tế bào, các mối quan tâm về hậu cần và tỷ lệ rủi ro – lợi ích của việc điều trị cho từng bệnh nhân. Tuy nhiên, liệu pháp tế bào CAR-T vẫn là một liệu pháp đột phá với tỷ lệ thành công cao, và có thể là một lựa chọn cho các phương pháp điều trị ung thư không huyết học trong tương lai gần.
Các bước thực hiện khi áp dụng liệu pháp tế bào CAR-T điều trị ung thư máu
Hiện nay, Singapore là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á cung cấp điều trị liệu pháp tế bào CAR-T trong điều trị ung thư máu. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao, thiết bị và công nghệ hiện đại của thế giới, Trung tâm Ung thư Parkway PCC Singapore là nơi tiên phong áp dụng liệu pháp này nhằm mang lại hy vọng, cuộc sống mới cho người bệnh.

Khi điều trị tại Trung tâm Ung thư Parkway PCC Singapore, bệnh nhân sẽ được thực hiện 5 bước, gồm: Kiểm tra và thu thập tế bào T (Tách bạch cầu), Tạo tế bào CAR-T trong phòng thí nghiệm, Hóa trị để chuẩn bị cơ thể cho việc truyền, Truyền tế bào CAR-T.
Kiểm tra và thu thập tế bào T (Tách bạch cầu): Bước này, bệnh nhân sẽ được kiểm tra và làm các xét nghiệm nhằm mục đích xác định liệu pháp tế bào CAR-T có phải là một lựa chọn điều trị thích hợp. Đồng thời, bước này để đảm bảo rằng bệnh nhân đủ sức khỏe điều trị. Tế bào bạch cầu sẽ được tách từ máu của bệnh nhân, đây là một thủ thuật an toàn và sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.
Tạo tế bào CAR-T: Khi đã chiết xuất, tế bào T được tách ra và gửi đến phòng thí nghiệm để sửa đổi bằng cách thêm gen CAR vào tế bào T, hay nói cách khác, tế bào T được sửa đổi thành tế bào CAR-T. Các tế bào này sau đó được nuôi cấy và nhân lên trong phòng thí nghiệm. Thời gian này mất khoảng 2-3 tuần.
Chuẩn bị trước khi truyền: Bệnh nhân được hóa trị một chu kỳ ngắn trong vài ngày trước khi truyền tế bào CAR-T. Điều này nhằm giảm số lượng tế bào miễn dịch khác trong cơ thể và chuẩn bị cho cơ thể tiếp nhận tế bào CAR-T.
Truyền tế bào CAR-T: Khi tế bào CAR-T sản sinh đủ, chúng sẽ được chuyển lại bệnh viện để truyền cho bệnh nhân. Tế bào CAR-T bắt đầu gắn kết với các tế bào ung thư trong cơ thể, chúng sẽ bắt đầu tăng số lượng và tiêu diệt nhiều tế bào ung thư hơn nữa.
Phục hồi và theo dõi: Bệnh nhân điều trị liệu pháp tế bào CAR-T có thời gian hồi phục sớm khoảng 6-8 tuần. Trong thời gian này, bệnh nhân được theo dõi về các tác dụng phụ và đánh giá đáp ứng điều trị.
Theo các chuyên gia, với thời gian khoảng 3–4 tháng từ khi kiểm tra cho đến khi hồi phục, tùy thuộc vào tình trạng của từng người, là quãng thời gian khá ngắn cho việc điều trị ung thư huyết học. Trong khi đó, liệu pháp tế bào CAR-T là một phương pháp điều trị hiệu quả cao, cải thiện tuổi thọ so với hóa trị liệu truyền thống, và mang lại hy vọng cho bệnh nhân mà trước đây không thể đáp ứng hầu hết các phương thức điều trị ung thư.
Tại Việt Nam, để biết thêm thông tin, người bệnh có thể liên lạc qua:
Văn phòng Đại diện của Trung tâm Ung thư Parkway PCC Singapore
(Trung tâm hỗ trợ bệnh nhân CanHope Hanoi)
Địa chỉ: Tầng 5, số 110 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0988 155 855 / 084 308 3637
Email: hanoi@canhope.org
https://www.facebook.com/CanHOPE.Hanoi
PV

Người đàn ông 33 tuổi thoát chết vì nhồi máu cơ tim thừa nhận chủ quan, bỏ qua dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 58 phút trướcGĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim cho biết, gia đình có tiền sử bị nhồi máu cơ tim, cộng thêm cơ địa béo phì (BMI = 35,4) và lối sống ít vận động...

Gợi ý một số món ăn nhẹ phù hợp với từng loại hình tập luyện
Sống khỏe - 2 giờ trướcCho dù bạn tập yoga, đi bộ đường dài hay nâng tạ, lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bữa ăn nhẹ trước khi tập luyện rất quan trọng...

Vì sao viêm phụ khoa dễ tái đi tái lại?
Sống khỏe - 2 giờ trướcBạn bị viêm phụ khoa tái đi tái lại dù đã làm đủ mọi cách. Bạn chịu đựng ngứa ngáy, khí hư khó chịu cũng như bất tiện và mặc cảm. Nhưng điều ái ngại nhất là: chính người bạn đời lại nghĩ rằng bạn "không biết giữ gìn". Trong khi sự thật, nguyên nhân có thể đến từ chính anh ấy. Đây là câu chuyện rất nhiều phụ nữ đang gặp phải.

Người đàn ông 45 tuổi phát hiện ung thư dương vật thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Triệu chứng của ung thư dương vật đôi khi không rõ ràng, ban đầu chỉ là vết sùi, vết loét nhỏ rỉ dịch nên người bệnh thường dễ bỏ qua hoặc ngại đi khám.

7 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể khỏe mạnh
Sống khỏe - 4 giờ trướcVitamin và khoáng chất đóng vai trò then chốt trong việc tăng cường hệ miễn dịch, duy trì năng lượng, hỗ trợ chức năng não bộ, xương khớp và nhiều hệ thống khác trong cơ thể. Bất kỳ sự thiếu hụt nào cũng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe, do đó việc đảm bảo đủ lượng các chất này là mối quan tâm hàng đầu.

Những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày
Sống khỏe - 20 giờ trướcGan và thận là hai cơ quan quan trọng, việc chăm sóc, bảo vệ gan, thận là điều cần thiết, dưới đây là những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày.

5 không khi ăn tiết lợn luộc
Sống khỏe - 21 giờ trướcNgay cả khi luộc chín, tiết lợn vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ nên bạn cần lưu ý khi ăn món quen thuộc này.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả
Y tế - 1 ngày trướcBộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

3 loại dầu quen thuộc là "thủ phạm" gây bệnh gan, thậm chí ung thư: Đừng tiết kiệm mà hại cả nhà!
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcDầu ăn được dùng để nấu ăn hàng ngày. Nếu vô tình dùng thường xuyên 3 loại dầu ăn "độc hại" này, nguy cơ bệnh tật, thậm chí bị ung thư là rất cao.

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan
Y tế - 1 ngày trướcGan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư trực tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Bác sĩ cho biết người phụ nữ này mắc ung thư trực tràng trước đó có triệu chứng táo bón kéo dài mà không biết.