Lillian Alling: Người phụ nữ đầu tiên thực hiện chuyến hành trình đi bộ từ New York đến Siberia
Lillian Alling đã thực hiện chuyến hành trình của mình trong khoảng 4 năm, với tổng quãng đường lên tới 5.400 dặm (gần 9.000 km).
Con người là một loài có kỹ năng di cư và khám phá tiềm ẩn, tổ tiên của chúng ta đã khám phá rất nhiều nơi, sinh sống tại nhiều vùng đất mới và hầu hết trong số đó đều được thực hiện nhờ vào khả năng đi bộ.
Một cuộc hành trình dài và nguy hiểm có thể luôn khiến bạn sợ hãi, nhưng chúng ta luôn có quyết tâm cần thiết để thành công. Một trong những cuộc hành trình tuyệt vời nhất mà con người thực hiện trong thế kỷ 20 chắc chắn là cuộc hành trình về nhà của Lillian Alling từ New York đến Siberia.
Alling được lớn lên ở vùng Đông Bắc của Siberia (Nga) trong một ngôi làng nghèo. Ước mơ của cô luôn là đến được thành phố lớn của Mỹ, New York. Vào cuối những năm 20 tuổi, cô theo đuổi giấc mơ của mình và tìm cách di cư đến New York, Hoa Kỳ. Cô đã dành một vài năm làm việc với các công việc khác nhau. Ngay cả khi không được trả lương cao, cô ấy vẫn rất vui vì đã hoàn thành được ước mơ của mình. Cùng với thời gian, cô bắt đầu cảm thấy mệt mỏi với cuộc sống ở New York vì nhớ nhà.
Năm 1926, cô muốn trở về nhà ở Siberia, nhưng với tất cả số tiền tiết kiệm được trong những năm làm việc ở New York, cô cũng không đủ tiền mua một chiếc vé tàu hơi nước để trở lại Nga. Tiền thuê nhà và tất cả các chi phí sinh hoạt khác đã khiến cô không thể kiếm đủ tiền để mua vé về nước. Do đó, cô đã đưa ra quyết định khá mạo hiểm - nhưng đầy tham vọng - là đi bộ trở lại thị trấn nhỏ của cô ở Siberia.
Điều này có nghĩa là cô ấy sẽ phải đi qua toàn bộ Bắc Mỹ, Canada và Alaska, trong đó Alaska là nơi có địa hình khó vượt qua nhất do điều kiện thời tiết khắc nghiệt cũng như tồn tại nhiều loài động vật hoang dã nguy hiểm.
Để chuẩn bị cho chuyến hành trình dài của mình, cô bắt đầu nghiên cứu bản đồ và làm một cuốn sổ ghi chép khá chi tiết về những con đường tốt nhất để đi cũng như những nơi cô nên tránh xa từ những nguồn mà cô tìm thấy trong Thư viện New York.
Trong cuốn sách Lillian Alling: The Journey Home của Susan Smith Josephy, viết rằng hành trình băng qua Bắc Mỹ, dù mất gần hai năm đi bộ, nhưng nó lại là phần dễ dàng nhất của cuộc hành trình. Đến tháng 12 năm 1926, Lillian Alling đã đến biên giới Canada tại thác Niagara, nơi những sĩ quan không thể tin rằng cô bắt đầu xuất phát từ New York và rằng cô ấy đã đi bộ suốt quãng đường mà không cần đi nhờ xe của bất cứ ai. Họ đã chúc cô có một hành trình thuận lợi khi bước chân lên đất Canada.
Gần một năm sau, vào tháng 9 năm 1927, cô đã đặt chân đến British Columbia. Tại Đường mòn Điện tín Yukon, có con đường dài hơn 1.000 dặm, Alling đã bị chính quyền chặn lại vì cảm thấy nghi ngờ khi cô đi bộ trên con đường này nhiều ngày liên tục. Cô nói với các nhà chức trách rằng cô dự định đi bộ đến Nga.
Các nhà chức trách biết rằng khoảng thời gian mùa đông là thời gian vô cùng nguy hiểm, đặc biệt là đối với một người dự định đi bộ đường dài, vì vậy họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc buộc tội cô ấy với hành vi gian dối và bỏ tù để bảo vệ cô ấy khỏi mùa đông khắc nghiệt. Cô ấy đã trải qua hai tháng tiếp theo trong Nhà tù Oakalla ở đâu đó gần Vancouver. Sau khi được trả tự do, cô đã làm việc một vài tuần ở Vancouver để tiết kiệm thêm một số tiền và tiếp tục hành trình về quê của mình.
Câu chuyện của cô đã trở nên khá phổ biến ở British Columbia, do đó trước khi quay trở lại cuộc hành trình của mình, cô đã được chính quyền cung cấp một số đồ dùng cũng như một chú chó đồng hành để chuyến hành trình của cô trở nên dễ chịu hơn.
Khi cô đã đến được Yukon, những người dân địa phương nghe được câu chuyện của cô đã chờ đợi Alling và chào đón cô với những món quà cùng nhiều đồ dùng khác. Ngay cả khi có tất cả sự hỗ trợ, Alling vẫn không có đủ tiền để đến Siberia, vì vậy cô đã dành thêm vài tuần để làm việc ở Dawson City.
Khi đã có đủ số tiền cần thiết, cô lại tiếp tục cuộc hành trình của mình với việc mua một chiếc thuyền cũ để đi trên sông Yukon hướng tới Alaska. Khi đã đến Nome, Alaska, cô bỏ thuyền ở lại và bắt đầu đi bộ. Hồ sơ cuối cùng về chuyến đi của Lillian Alling từ các nhà chức trách Mỹ là vào cuối năm 1929 tại Teller, Alaska. Mặc dù hành trình ở Alaska nguy hiểm và khắc nghiệt do điều kiện thời tiết cực đoan, tuy nhiên Alling đã quen với điều đó vì cô lớn lên ở Siberia, nơi có điều kiện thời tiết khá tương đồng.
Di chuyển từ Alaska đến Nga thường sẽ chỉ mất 55 dặm. Các nhà sử học đã ghi lại rằng người Eskimos và những người Mỹ bản địa khác thường xuyên đi từ Alaska đến Nga và ngược lại. Do đó, rất có thể Alling đã được người Eskimos đưa đến đất Nga, nơi cô tiếp tục hành trình tới Bắc Siberia.
Sau nhiều năm, câu chuyện của cô đã được một tác giả tên là Francis Dickie, người đã đăng bài tường thuật về cuộc hành trình của Alling trên tạp chí True West vào năm 1972. Điều này được thực hiện từ những nghiên cứu phong phú bằng cách theo dõi lộ trình mà Alling đã thực hiện trong bốn năm và tìm ra những người biết câu chuyện cũng như những người đã thực sự gặp trực tiếp cô ấy trong cuộc hành trình và những khoảng thời gian ngắn ngủi của cô ấy.
Bán 20kg rau ngoài chợ, người đàn ông bị phạt gần 200 triệu đồng: Khiếu nại luôn đơn vị xử phạt mình, toà án đưa ra phán quyết bất ngờ
Chuyện đó đây - 13 giờ trướcNgười đàn ông Trung Quốc bất ngờ bị xử phạt vì lý do không ngờ tới.
Ảnh màu cực hiếm Trung Quốc cuối thời nhà Thanh: Những gì thấy trên phim có đánh lừa chúng ta bao lâu nay?
Chuyện đó đây - 23 giờ trướcNhững bức ảnh này đã lột tả chân thực cuộc sống tại Trung Quốc vào 100 năm trước.
Bảo tàng Hà Lan công bố ảnh quý về Trung Quốc cách đây gần 100 năm: Điều bất ngờ xuất hiện trên đường phố
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcNhững bức ảnh do nữ nhiếp ảnh gia Ellen Thorbecke ghi lại, hé lộ cuộc sống thường nhật và xã hội Trung Quốc thời kỳ đầu thập niên 1930.
'Hành tinh tu hú' đầu tiên lộ diện: Khoa học có thể đã lạc lối?
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcHành tinh bí ẩn PDS 70 b đe dọa đánh đổ lý thuyết vũ trụ học lâu đời khi để lộ thành phần khác biệt so với đĩa tiền hành tinh của sao mẹ.
Đóng giả hoàng gia Dubai để bán đồ kém chất lượng, KOL Trung Quốc bị cấm
Chuyện đó đây - 3 ngày trướcNhiều người có sức ảnh hưởng đóng giả làm "công chúa Trung Đông", có lối sống sang trọng đã bị cấm trên mạng xã hội Trung Quốc, vì tiếp thị sản phẩm kém chất lượng.
Khoan giếng trên khu đất của công ty, người đàn ông bị cơ quan chức năng phạt hơn 1 tỷ đồng, còn nhận bản án 'nặng không tưởng'
Chuyện đó đây - 3 ngày trướcHành vi của vị giám đốc Trung Quốc là vi phạm pháp luật và người này đã phải trả một cái giá rất đắt.
Lộ diện thứ lẽ ra không thể tồn tại giữa thiên hà chứa Trái Đất
Chuyện đó đây - 4 ngày trước(NLĐO) - Hai đài thiên văn đã cùng xác định được cặp vật thể khó tin ẩn mình gần "trái tim quái vật" của thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà).
Choáng ngợp trước khoảnh khắc 'nhật chiếu kim sơn' trên đỉnh núi tuyết 7.500 m
Chuyện đó đây - 4 ngày trước"Nhật chiếu kim sơn" là khoảnh khắc những tia nắng chiếu vào núi Cống Ca phủ tuyết, khiến những đỉnh núi tuyết trắng như được mạ vàng rực rỡ.
Nhà khoa học cho rằng hậu duệ tiếp quản Trái Đất từ con người đang nằm trong thực đơn nhà hàng hải sản
Chuyện đó đây - 5 ngày trướcBach tuộc đã đang sở hữu đủ khả năng xây dựng một nền văn minh mới.
Quả trứng 'siêu quý hiếm' được bán với giá 6 triệu đồng
Chuyện đó đây - 5 ngày trướcQuả trứng hình cầu siêu hiếm "tỷ quả có một" được một người đàn ông quyên góp cho tổ chức từ thiện đã được bán với giá 200 bảng Anh (hơn 6 triệu đồng).
Quốc gia này không có đèn giao thông, nhiều xe hơn dân số nhưng vẫn không bao giờ tắc đường
Chuyện đó đâyKhi nghĩ đến giao thông đô thị, hầu hết chúng ta sẽ hình dung đến những con đường đông đúc, xe cộ chen chúc và đèn giao thông sáng chói tại mỗi ngã tư. Tuy nhiên, có một quốc gia châu Âu nhỏ bé đã đi ngược hoàn toàn lối tư duy này. Đó là San Marino, nơi không có bất kỳ đèn giao thông nào, nhưng giao thông vẫn luôn trôi chảy, không ùn tắc, và thậm chí tai nạn cũng rất hiếm.