Lính biên phòng túc trực bên dòng Bình Di, ngăn COVID-19 xâm nhập qua biên giới Tây Nam
GiadinhNet - Trước tình hình tại các tỉnh của Campuchia giáp biên giới Việt Nam ghi nhận nhiều trường hợp lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng, lực lượng BĐBP đã túc trực 24/24 giờ ven sông Bình Di đồng thời tăng cường lực lượng siết chặt biên giới, ngăn chặn nhập cảnh trái phép.
Theo đó, Bộ Tư lệnh BĐBP vừa có chỉ đạo lực lượng biên phòng các tỉnh tiếp tục siết chặt biên giới, ngăn chặn triệt để người nhập cảnh trái phép thẩm thấu vào nội địa qua đường mòn, lối mở và dự báo tình hình dịch bệnh sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp.
Thiếu tướng Nguyễn Hoài Phương, Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phụ trách phía Nam cho biết: Tình hình dịch COVID-19 tại Campuchia đang diễn biến rất phức tạp. Tại 9 tỉnh của Campuchia có đường biên giới với nước ta ở biên giới Tây Nam đều có ca mắc COVID-19, trong đó các tỉnh của nước bạn giáp với tỉnh Tây Ninh và tỉnh An Giang có số ca mắc COVID-19 rất nhiều. Do đó, lực lượng BĐBP đã và đang cùng các lực lượng khác, chính quyền các địa phương căng sức chặn dịch trên tuyến biên giới này.

Lực lượng biên phòng Kiên Giang tuyên truyền cho ngư dân về phòng chống xuất nhập cảnh trái phép trên biển. Ảnh: Xuân Lam
Tại khu vực cửa khẩu Khánh Bình (do Đồn biên phòng cửa khẩu Long Bình huyện An Phú, tỉnh An Giang quản lý) - nơi giáp với phum Prek Seoung, xã Sầm Pa Poul, huyện Koh Thum, tỉnh KanDal, rất đông BĐBP và lực lượng chức năng đã túc trực khắp bên dòng sông Bình Di để ngăn chặn nhập cảnh trái phép.
Bên kia sông Bình Di rộng khoảng 80m, đối diện đồn có 3 casino đã có người nhiễm COVID-19 và đã bị Campuchia phong tỏa toàn bộ. Nhiều nhất là casino Prin (chỉ cách biên giới Việt Nam hơn 2km) có tới 143 người nhiễm. Các tổ, chốt phòng chống dịch COVID-19 của Đồn Biên phòng cửa khẩu Long Bình đã chia nhỏ ra để từng người quản lý mỗi đoạn đường biên giới.
Trong khi đó ở Kiên Giang, dự báo được tình hình, nên ngay vừa có thông tin diễn biến dịch bên kia biên giới diễn biến phức tạp, lực lượng BĐBP đã triển khai thêm tổ, chốt, phương tiện. Theo đó, 102 tổ, chốt cố định, 14 tổ cơ động và 13 tàu, xuồng chuyên dụng sẽ phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trực tiếp tuần tra, chốt chặn, kiểm soát chặt chẽ toàn biên giới bộ, biên giới và biển - đảo.

Có những lúc tình hình phức tạp, lực lượng tăng cường tuần tra đêm trên đồng lúa. Ảnh: Hữu Nghĩa
Tại Đồng Tháp, để bảo đảm công tác phòng, chống dịch COVID-19, phòng chống xuất nhập cảnh trái phép, từ đầu năm 2020 đến nay, BĐBP phối hợp các lực lượng chức năng tuần tra, kiểm soát khép kín biên giới, duy trì 100% quân số trực tại các tổ chốt, các đường mòn, lối mở, đóng chốt cố định 17 tổ/720 lượt người (Biên phòng 432, Công an 150, Quân sự 138), 9 chó chiến đấu, kiểm soát lưu động.
Không chỉ tăng cường phần cứng, BĐBP các tỉnh còn đặc biệt quan tâm, đầu tư cho cả phần mềm. Thông qua các hình thức gửi thư, điện đàm, điện thoại... lực lượng chức năng đã chủ động phối hợp tốt trong quản lý, bảo vệ biên giới cũng như phòng chống dịch COVID-19.

Tổ công tác tuần tra đêm ở biên giới Đồng Tháp. Ảnh: Hữu Nghĩa
Về việc triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho lực lượng biên phòng, Thiếu tướng Nguyễn Hoài Phương cho biết, trên tuyến biên giới Tây Nam đã tiêm thí điểm ở Tây Ninh và An Giang, đang triển khai cho các tỉnh còn lại. Cố gắng hoàn thành trong tháng 5 việc tiêm tập trung cho cán bộ, chiến sĩ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ trên biên giới và phục vụ trong khu cách ly của địa phương.
Xử lý hình sự tất cả trường hợp nhập cảnh trái phép
Ngày 14/4, tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Sơn cho biết: Hiện nay, tình hình dịch bệnh các nước biên giới như Lào, Thái Lan, Campuchia… diễn biến phức tạp, tác động trực tiếp đến công tác phòng, chống dịch Việt Nam. Do vậy bên cạnh việc siết chặt công tác xuất nhập cảnh, sẽ xử lý hình sự tất cả trường hợp phát hiện nhập cảnh trái phép.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 8 giờ trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 1 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

4 giai đoạn diễn biến của sởi cần biết để tránh bệnh trở nặng
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Dịch sởi liên tục có những diễn biến phức tạp cùng với sự gia tăng số ca bệnh trên cả nước. Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc, chỉ đạo khẩn tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi.

Xuất hiện virus lạ gây triệu chứng ho ra máu ở Nga
Y tế - 2 ngày trướcTheo phóng viên TTXVN tại Moskva, một loại virus chưa rõ nguồn gốc đã xuất hiện ở Nga, với các triệu chứng bao gồm ho ra máu và sốt cao, trong khi xét nghiệm COVID-19 và cúm đều cho kết quả âm tính.

Bộ Y tế hoả tốc yêu cầu tăng cường phân luồng, kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám, chữa bệnh
Y tế - 3 ngày trướcBộ Y tế đề nghị các địa phương chuẩn bị thuốc, vật tư, thiết bị y tế để thực hiện công tác khám, chữa bệnh sởi, kiểm soát nhiễm khuẩn; Phân luồng và bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi...

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tếGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…