Loài cây mọc dại, cực dễ sống, giờ thành 'vàng trong đất': Vừa giữ rừng, vừa kiếm hàng trăm triệu
Từng bị coi là cây dại, chỉ dùng để lấy củi, nay cát sâm được săn đón nhờ giá trị kinh tế cao và khả năng giữ đất, giữ rừng. Nhiều nơi ví loài cây này như “mỏ vàng” dưới lòng đất.
Ông Nguyễn Văn Biên, Giám đốc Trung tâm Cây giống Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc), cho biết cát sâm là một trong những cây dược liệu có hiệu quả kinh tế cao, đồng thời là cây chủ lực trong chương trình xóa đói giảm nghèo cho bà con vùng cao.
Ở một số nơi, người dân trồng cát sâm đã có kinh tế khá. Do đó, loại cây này còn được ví là “mỏ vàng dưới lòng đất”.
Cây cát sâm có tên khoa học Millettia speciosa Champ., thuộc họ Đậu (Fabaceae), còn được gọi bằng nhiều tên như sâm nam, sâm chuột, sâm chèo mèo, ngưu đại lực, đại lực thự, sơn liên ngẫu… Trong đó, “cát” nghĩa là sắn – do rễ cây có hình dáng giống củ sắn và có tác dụng bồi bổ sức khỏe nên dân gian gọi là cát sâm.

Cây cát sâm.
Cây thường mọc hoang hoặc được trồng ở vùng núi cao, khí hậu mát mẻ. Ở Việt Nam, cát sâm phân bố nhiều tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn…
Ngoài ra, một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên như Quảng Nam, Kon Tum, Lâm Đồng cũng đã bắt đầu trồng và khai thác loài cây này.
Vừa giữ rừng, vừa làm giàu
Theo ông Biên, hiện nay cát sâm được trồng chủ yếu theo mô hình thuần loài trên đất trống. Một số nơi còn trồng xen dưới tán rừng với các loài cây khác nhằm tăng giá trị kinh tế của rừng.
"Cây cát sâm thuộc họ Đậu, phát triển rất mạnh. Tôi từng gặp những cây mọc hoang ngoài tự nhiên, có thể sống ở vùng đất cằn cỗi, nhiều đá. Rễ cây có thể xuyên qua lớp đá, phát triển khỏe, dài và tạo củ tốt," ông Biên chia sẻ.
Cát sâm có thể trồng ở nơi có nhiều nắng hoặc dưới tán rừng, đều cho hiệu quả tốt. Cũng vì đặc điểm này, cây còn được gọi là sâm trâu, ngưu đại lực – những cái tên thể hiện sức sống mãnh liệt.
Ông Biên cho rằng, có thể trồng cát sâm xen canh với các cây lâm nghiệp như keo, quế... Tuy nhiên, cần bố trí vị trí hợp lý để khi thu hoạch không làm ảnh hưởng đến rễ của các cây khác, do phần củ của cát sâm nằm sâu dưới đất, phải đào sâu mới lấy được.
Hiệu quả kinh tế và tiềm năng phát triển
Cát sâm là một mô hình phát triển kinh tế kết hợp bảo vệ rừng bền vững. Có thời điểm, thương lái từng thu mua cát sâm theo kiểu tận diệt – bứng cả cây mang đi. Tuy nhiên, do điều kiện địa hình của Việt Nam, loài cây này vẫn không bị cạn kiệt và hiện đang được trồng mở rộng, ông Biên nói.
Tùy vào điều kiện đất và kỹ thuật chăm sóc, năng suất cát sâm sau 2 – 3 năm đạt trung bình từ 0,9 – 1,8 kg củ mỗi cây; sau 4 – 5 năm có thể đạt từ 1,1 – 2,3 kg củ mỗi cây.
Theo ông Biên, hiện cát sâm đã nằm trong nhiều dự án phát triển cây dược liệu quy mô hàng nghìn hecta, phần lớn được trồng theo đơn đặt hàng từ thương lái.
"Cát sâm đang là cây dược liệu ‘hot’, được thị trường săn đón. Vì vậy, bà con có thể yên tâm về đầu ra khi trồng loài cây này", ông khẳng định.
Trên mỗi hecta đất có thể trồng được từ 7.000 – 10.000 cây cát sâm. Năng suất thu hoạch bình quân dao động khoảng 1,5 – 3 kg củ sâm tươi tùy theo mức độ chăm bón. Ngoài củ, doanh nghiệp, người dân còn thu mua tối đa toàn bộ thân, lá. Lợi nhuận thu được trên mỗi hecta trồng cát sâm tương đương trên 330 - 345 triệu đồng/ha/năm.
Ngọc Minh

Cuối năm nay có xảy ra 'sốt' đất?
Xu hướng - 1 giờ trướcGiá bất động sản tiếp tục tăng cao khiến nhiều người lo ngại về việc sẽ xảy ra một cơn "sốt" đất vào cuối năm nay.

Việt Nam có ‘kho vàng đen’ 274.000 tấn, Mỹ mua lượng lớn bất ngờ
Xu hướng - 2 ngày trướcNăm nay, 'kho vàng đen' của Việt Nam có sản lượng lên tới hơn 274.000 tấn. Nhiều quốc gia đang mạnh tay gom mua với giá cao, trong đó Mỹ là khách hàng lớn nhất.

Mở quán cà phê lỗ sạch 1,5 tỷ đồng, chủ quán nhận ra điều nhiều người bỏ qua
Xu hướng - 6 ngày trướcSau 2 năm kinh doanh quán cà phê, anh Hùng đã phải đóng cửa với gánh nợ gần 1,5 tỷ đồng. Phân tích nguyên nhân thất bại, anh Hùng phát hiện một sai lầm lớn khiến mọi nỗ lực khác trở nên vô nghĩa.

Thực hư về nguồn gốc loại mận róc hạt đang bán đầy thị trường
Xu hướng - 6 ngày trướcGĐXH - Loại mận róc hạt được bày bán tràn ngập trên thị trường được giới thiệu là đặc sản của Sa Pa, tuy nhiên nhiều người lại hoài nghi về nguồn gốc thực sự của mặt hàng này.

Việt Nam sở hữu hơn 180.000 ha 'sản vật' quý hiếm của thế giới, thu về 123 triệu USD kể từ đầu năm
Xu hướng - 1 tuần trướcXuất khẩu mặt hàng này đã tăng mạnh kể từ đầu năm đến nay.

TP HCM: Đua nhau rao bán căn hộ dịch vụ
Xu hướng - 1 tuần trướcĐầu tư căn hộ dịch vụ nở rộ trong 1-2 năm gần đây nhưng diễn biến thị trường đang có sự thay đổi lớn

Rót 300 triệu đầu tư bán bún cá, chủ quán 'trắng tay' sau 2 tháng
Xu hướng - 1 tuần trướcSau hai tháng ròng rã gồng mình kinh doanh, quán bún cá do anh Toàn làm chủ đã buộc phải đóng cửa và nhượng lại mặt bằng.

Thứ bỏ đi từ trái dừa thành "mỏ vàng", Việt Nam kiếm hàng chục triệu đô: Thế giới đổ xô đặt hàng
Xu hướng - 1 tuần trướcTừng bị coi là thứ bỏ đi, các phụ phẩm từ trái dừa như gáo, xơ, mụn… nay đã trở thành "mỏ vàng" mới, tiềm năng mang về cho Việt Nam hàng trăm triệu USD mỗi năm.

Bỏ nghề cơ khí, anh nông dân Hà Tĩnh trồng nho quý thu về tiền tỷ
Xu hướng - 1 tuần trướcThuê lại vùng đất hoang, anh nông dân Nguyễn Đăng Mạnh (trú tại TP Hà Tĩnh) đã cải tạo, trồng nho mẫu đơn và dưa lưới công nghệ cao. Mỗi năm, khu vườn của anh mang lại thu nhập tiền tỷ.

Doanh nghiệp chi tiền gấp 11 lần nhập khẩu dừa giữa lúc giá cao kỷ lục
Xu hướng - 2 tuần trướcViệt Nam đang là nhà xuất khẩu dừa lớn thứ 5 thế giới, nhưng 4 tháng qua, các doanh nghiệp ở nước ta đã chi ra số tiền gấp 11 lần so với cùng kỳ năm ngoái để nhập khẩu mặt hàng này giữa lúc giá cao kỷ lục.

Việt Nam sản xuất tôm tốp 5 thế giới, nhưng thứ bị bỏ đi mới là "mỏ vàng" tỷ đô: Giá trị gấp 25 lần tôm
Xu hướngĐây là phế phẩm của một loài giáp xác chưa được khai thác đúng tiềm năng.