Loại cây mọc hoang người dân nhổ đi không hết lại là thuốc quý lọc sạch hai quả thận
Mã đề loại cây mọc dại khắp nơi người dân nhổ đi không hết, nhưng nó cũng là vị thuốc hiệu quả lọc sạch thận.
Loại cây dưỡng và lọc sạch chất độc cho thận
Từ ngàn đời này dân ta đã biết dùng cây mã đề làm thuốc trong các trường hợp bí tiểu, đái buốt. Lá mã đề mát nên có tác dụng bổ thận, đào thải chất độc cho thận.
Đại tá Lương y Bùi Hồng Minh, Phó chủ tịch Hội Đông y Ba Đình cho hay, mã đề là cây thuốc Nam rất quý đối với người Việt. Đặc biệt, tác dụng dưỡng thận, lọc sạch thận của mã đề đã được ca tụng từ rất lâu nay.
Không chỉ có người Việt Nam biết dùng mã đề làm thuốc mà các nước như: Trung Quốc, Anh, Pháp cũng được xếp vào dược liệu chữa bệnh. Tại Trung Quốc món cháo từ cây mã đề khá nổi tiếng được nhiều người ưa chuộng bởi tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trị đờm. Ở Châu Âu người dân dùng mã đề để trị sốt và rắn cắn.

Không chỉ Việt Nam nhiều nơi trên thế giới dùng mã đề được dùng làm thuốc, ảnh minh hoạ.
Mã đề có tên khoa học Plantago major L. họ mã đề (Plantaginaceae). Bộ phận dùng làm thuốc của mã đề gồm:
- Lá mã đề gọi là mã đề diệp hay xa tiền diệp dùng tươi hoặc sấy khô
- Thân cây mã đề gọi là mã đề thảo hay xa tiền thảo dùng tươi hoặc sấy khô
- Hạt mã đề dùng tươi hoặc sấy khô còn gọi là mã đề tử
Lương y Bùi Hồng Minh cho biết, theo tài liệu cây thuốc – bài thuốc và biệt dược của 3 tác giả DS. Phạm Thiệp, DS. Lê Văn Thuấn, DS. Bùi Xuân Chương đã nghiên cứu được thành phần hóa học của mã đề.
Trong đó, cây mã đề có chứa glucosid kết tinh gọi là aucubin thủy phân sẽ cho ra aucubigenin và glucose. Ngoài ra, cây mã đề còn có các men invertin và emulsin.
Lá mã đề có chứa chất nhầy, chất đắng, carotin, vitamin C, vitamin K, vitamin B1.
Hạt mã đề có chứa chất nhầy, acid succinic, acid plantenolic, adenin và cholin.
Theo y học cổ truyền mã đề có tính lạnh, vị ngọt đi vào 4 kinh can, thận, bàng quang và phế. Mã đề có tác dụng dưỡng thận, bổ thận, thanh nhiệt, lợi tinh khí, mát gan, làm sáng mắt.
"Mã đề được dùng để chủ trị các chứng bệnh bí tiểu, đái rắt, ho lâu ngày, viêm khí quản, nhức mắt, chữa mụn nhọt ngoài da… Nước sắc cây mã đề uống giúp làm tăng lượng nước tiểu (lợi tiểu) thải các chất độc trong thận ra ngoài", Lương y Bùi Hồng Minh cho hay.
Ngoài cây mã đề, hạt cây mã đề cũng được dùng lợi tiểu, chữa ho, thông đờm. Người bị táo bón do nhiệt dùng hạt má đề uống rất hiệu quả. Lá cây mã đề đắp chữa bệnh ngoài da hoặc phơi khô lá tán thành bột dùng chữa mụn nhọt.
Ai không nên dùng mã đề
Lương y Bùi Hồng Minh cho hay, mã đề là vị thuốc vì vậy cũng có những chống chỉ định khi dùng:
- Người âm hư, đi tiểu nhiều không nên
- Người chức năng thận đã bị suy
- Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu hạn chế uống
- Người đi tiểu đêm nhiều lần
- Không uống nước mã đề trước giờ ngủ sẽ gây kích thích bàng quang và phải thức giấc để đi tiểu.
Một số bài thuốc từ cây mã đề
- Chữa tiêu chảy: Dùng hạt mã đề uống với nước hoặc ăn cùng cháo để cầm tiêu chảy.
- Chữa không tiểu được: Hạt mã đề hoặc cây mã đề thêm râu ngô sắc uống.
- Chữa nóng gan: Hạt mã đề, bạch tật lê, hoàng cầm, hạt muồng muồng, long đởm thảo, cúc hoa tất cả 18g tán bột ngày uống 9g.
- Chữa tăng huyết áp: Hạt mã đề, hạt khô thảo, tầm gửi cây dây tằm, cúc hoa mỗi thứ 6g, sắc uống
- Chữa sỏi bàng quang: Mã đề, ngư tinh thảo, kim tiền thảo mỗi thứ 30g. Mỗi ngày sắc 1 thang uống 2 lần. Uống liên tục trong 5 ngày
- Chữa bệnh đái ra máu và đau buốt: Mã đề, gừng, hành, muối nấu canh ăn.
Theo Tri thức trẻ

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 5 phút trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 1 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 1 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 20 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 20 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặpGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.