Hà Nội
23°C / 22-25°C

Loại rượu "ông uống bà khen" hay dùng biếu Tết tiềm ẩn loạt nguy cơ

Thứ hai, 07:59 12/02/2024 | Bệnh thường gặp

Dịp Tết, những loại rượu này được xem là "quà quý", "hàng độc" để biếu tặng hay để mời khách đến nhà chơi.

Ở Việt Nam, việc có một bình rượu thuốc ở nhà đã trở thành quen thuộc và thậm chí còn là trào lưu.

Đặc biệt, các loại rượu ngâm động vật hoang dã như: rắn, bìm bịp, tắc kè, ong, bò cạp, cá ngựa được đồn thổi là có công dụng bồi bổ, "khỏe" chuyện ấy.

Dịp Tết, những loại rượu này được xem là "quà quý", "hàng độc" để biếu tặng hay để mời khách đến nhà chơi.

Thậm chí việc sử dụng con vật còn nguyên lông, nguyên con để ngâm, được một bộ phận người dân cho rằng sẽ càng thể hiện đẳng cấp của người sở hữu.

Tuy nhiên, từ góc nhìn của chuyên gia, việc người dân tự ngâm rượu động vật lợi đâu chưa thấy mà nguy cơ lại luôn tiềm tàng.

Loại rượu "ông uống bà khen" hay dùng biếu Tết tiềm ẩn loạt nguy cơ - Ảnh 1.

Rượu ngâm động vật hoang dã được xem là "quà quý", "hàng độc" để biếu tặng hay để mời khách đến nhà chơi (Ảnh minh họa: CTV).

Theo bác sĩ y học cổ truyền Trương Văn Quân, trong y học cổ truyền, một số vị thuốc có nguồn gốc từ động vật như: tắc kè, cá ngựa, lộc nhung,... có tác dụng bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực.

Tuy nhiên việc sử dụng những dược vật này nhằm mục đích làm thuốc hay ngâm rượu cần tuân theo các quy định và lý luận của y học cổ truyền về tính vị quy kinh, bào chế, liều lượng, cách sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.

"Việc sử dụng các vị thuốc có nguồn gốc từ động vật để ngâm rượu cần tham vấn ý kiến của các bác sĩ y học cổ truyền hoặc những người có chuyên môn", BS Quân cho hay.

Nếu không biết thật rõ tác dụng động vật, rễ cây, củ cây rừng, thảo dược, người dân tuyệt đối không được dùng để ngâm rượu uống, hoặc chế biến làm thực phẩm. Vì nếu sử dụng không đúng cách, không đúng liều lượng, có thể gây độc đối với thần kinh, tim mạch, hô hấp, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng.

Lợi ích của các loại rượu ngâm động vật vẫn chưa thấy rõ, nhưng trước mắt việc sử dụng rượu đã đem lại nhiều nguy cơ. Rượu thuốc nếu uống tùy tiện sẽ gây ra ngộ độc, dẫn đến viêm gan, vàng da, suy thận, tăng huyết áp, nhiễm khuẩn đường ruột.

Trên thực tế, nhiều gia đình ngâm rượu bìm bịp còn nguyên con, nguyên lông rất nguy hiểm. Với các loại động vật ăn thịt sống như rắn chuột, nhái, ếch, thì trong lông và bụng con vật này đều chứa nhiều ký sinh trùng.

Dùng những động vật này để ngâm rượu nguyên lông, nguyên cánh sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm các vi khuẩn và kí sinh trùng vào cơ thể.

BS Quân chỉ rõ: "Đặc biệt, với các loại rượu ngâm động vật, nồng độ cồn sẽ bị giảm dần theo thời gian nên chất đạm tiết ra từ động vật có thể bị ôi, hư và nhiễm vi sinh vật, vi khuẩn… từ đó làm tăng nguy cơ ngộ độc".

Cũng theo chuyên gia này, không có khuyến cáo đối với việc sử dụng các động vật rừng làm đồ ăn có tác dụng tăng cường sinh lý.

BS Quân nhận định, đó là một quan niệm sai lầm, điều này dẫn đến một số động vật từng quý hiếm bị săn bắt và khai thác bừa bãi dẫn đến nguy cơ giảm số lượng và tuyệt chủng.

Theo thống kê của Bộ Y tế, nguyên nhân của các vụ ngộ độc từ rượu trắng không rõ nguồn gốc, xuất xứ chiếm khoảng 42%; rượu ngâm cây "thuốc" chiếm khoảng 36%; rượu ngâm động vật và phủ tạng, như: ong đất, tắc kè, mật động vật các loại là khoảng 10%.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bất ngờ loại quả ngon ngọt nhưng có tác dụng tốt cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường, người Việt nên ăn thường xuyên hơn

Bất ngờ loại quả ngon ngọt nhưng có tác dụng tốt cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường, người Việt nên ăn thường xuyên hơn

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn được na bở, loại quả này chứa nhiều vitamin, các khoáng chất cần thiết và mang lại nhiều tác dụng tích cực cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường.

9 cách phòng suy tĩnh mạch chân cần biết

9 cách phòng suy tĩnh mạch chân cần biết

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Suy tĩnh mạch chân là bệnh rất hay gặp, nữ giới thường có tỷ lệ mắc cao hơn nam giới. Bệnh thường tiến triển chậm, không rầm rộ, ít nguy hiểm nhưng gây trở ngại nhiều cho sinh hoạt và công việc hàng ngày.

Biện pháp ngừa táo bón cho trẻ

Biện pháp ngừa táo bón cho trẻ

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

Táo bón ở trẻ em có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, nên bên cạnh các phương pháp điều trị, cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ nhỏ bằng các phương pháp xoa bóp đơn giản.

Người đàn ông 27 tuổi ở Hà Nội bị suy thận thừa nhận bỏ qua dấu hiệu báo bệnh này

Người đàn ông 27 tuổi ở Hà Nội bị suy thận thừa nhận bỏ qua dấu hiệu báo bệnh này

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Bệnh cao huyết áp nếu không kiểm soát tốt có thể gây bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Đột quỵ, đau tim, suy tim đột ngột, suy thận…

Trẻ bị sởi, cha mẹ cần chú ý gì trong dinh dưỡng?

Trẻ bị sởi, cha mẹ cần chú ý gì trong dinh dưỡng?

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng dễ có nguy cơ cao mắc bệnh sởi kéo dài hoặc phức tạp, thậm chí mắc các bệnh nhiễm trùng thứ phát nghiêm trọng như viêm phổi hoặc viêm não. Những trường hợp này ít gặp ở trẻ khỏe mạnh, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

6 loại dầu ăn tốt cho người bị cholesterol cao

6 loại dầu ăn tốt cho người bị cholesterol cao

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Có rất nhiều loại dầu ăn trên thị trường với hương vị và thành phần dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, việc lựa chọn loại dầu nào tốt nhất cho người bị cholesterol cao không dễ.

Người phụ nữ ở Cần Thơ bị đột quỵ 2 lần chỉ trong 48h từng có tiền sử mắc căn bệnh này

Người phụ nữ ở Cần Thơ bị đột quỵ 2 lần chỉ trong 48h từng có tiền sử mắc căn bệnh này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ 72 tuổi đã trải qua 2 cơn đột quỵ nhồi máu não liên tiếp chỉ trong vòng 48 giờ do biến chứng rung nhĩ may mắn được cứu sống và phục hồi hoàn toàn nhờ vào sự can thiệp kịp thời của các bác sĩ.

Người bệnh tiểu đường nếu thích ăn mít nhất định phải biết điều này để ổn định đường huyết

Người bệnh tiểu đường nếu thích ăn mít nhất định phải biết điều này để ổn định đường huyết

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn mít, nhưng cần ăn điều độ và theo dõi để tránh làm tăng đường huyết.

Uống nước có làm giảm huyết áp không?

Uống nước có làm giảm huyết áp không?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Mất nước không phải là nguyên nhân gây ra chứng tăng huyết áp, nhưng có khả năng góp phần gây ra căn bệnh này. Vậy uống nước có làm giảm huyết áp không?

4 bài thuốc chữa bệnh từ vỏ chanh

4 bài thuốc chữa bệnh từ vỏ chanh

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Theo BSCK2. Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, vỏ chanh có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Kết hợp vỏ chanh với các vị thuốc nam khác còn có tác dụng chữa bệnh hiệu quả.

Top