Loại thịt có nguy cơ gây ung thư cao, người Việt rất thích nhưng 90% chưa nắm rõ lưu ý khi tiêu thụ, nên ăn bao nhiêu là an toàn?
Thịt xông khói dù rất ngon nhưng lại được nhiều chuyên gia sức khỏe lên tiếng cảnh báo về nguy cơ gây ung thư. Để biết có nên tiếp tục tiêu thụ loại thịt này nữa hay không, bạn hãy đọc phân tích của bác sĩ ngay dưới đây.
Đậm đà, thơm lừng là những gì người ta nghĩ ngay về thịt xông khói. Với người Việt, thịt xông khói khá phổ biến, được đánh giá là một trong những món ngon để đãi khách, thường được sử dụng trong mâm cỗ cưới, hay mâm cơm thịnh soạn ngày Tết.

Thịt xông khói dù rất ngon nhưng lại được nhiều chuyên gia sức khỏe lên tiếng cảnh báo về nguy cơ gây ung thư. Đồng thời, chúng có cách chế biến khá phức tạp nên nhiều người đặt câu hỏi không biết có cần phải làm chín thịt xông khói trước khi ăn không, liệu sau khi chế biến xong thịt xông khói có còn chứa vi khuẩn hay không.
Để giải đáp các thắc mắc cũng như tìm hiểu sâu về thịt xông khói, chúng tôi đã liên hệ với ThS.BS Dương Quốc Phong (hiện đang công tác tại Bệnh viện Thống Nhất, giảng viên Khoa Y, Đại học Quốc Gia TP.HCM).

ThS.BS Dương Quốc Phong.
Hỏi: Thịt xông khói rất phổ biến trong mâm cơm của người Việt, nhưng định nghĩa chính xác về thịt xông khói là gì thưa BS Phong?
ThS.BS Dương Quốc Phong: Thịt xông khói là một loại thịt được chế biến sẵn với nguyên liệu từ thịt động vật và được chế biến bằng phương pháp xông khói hay hun khói - phơi thịt trên khói hoặc những vật liệu cháy được như gỗ. Đây cũng là một phương pháp bảo quản thực phẩm bằng cách khử nước (làm khô) và tiêu diệt vi khuẩn bằng khói hấp thụ để giữ được lâu hơn.
Đây là loại thực phẩm có nguồn gốc từ châu Âu và là một món ăn phổ biến ở châu Âu và Mỹ. Nhiều năm gần đây, người Việt biết đến và tiêu thụ loại thịt này khá nhiều.
Hỏi: Thịt xông khói thường có 2 loại là xông khói nóng và lạnh, vậy quá trình chế biến có gì khác nhau không, thịt sẽ được biến đổi thành như thế nào?
ThS.BS Dương Quốc Phong: Có hai kiểu xông khói:
Xông khói lạnh thường xảy ra dưới 90°F (32°C) và có nhiều giá trị bảo quản hơn, thịt sẽ được thêm phenol và các hóa chất khác có tác dụng kháng khuẩn.
Xông khói nóng thường xảy ra trên 160°F (71°C) ít ảnh hưởng hơn đến việc bảo quản và chủ yếu được sử dụng để tạo mùi vị và làm chín thịt chậm.

Thịt xông khói là một loại thịt được chế biến sẵn với nguyên liệu từ thịt động vật.
Hỏi: Bằng 2 phương pháp chế biến trên thì liệu có tiêu diệt được hết vi khuẩn trên thịt không thưa BS?
ThS.BS Dương Quốc Phong: Hầu hết các loại vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt sau quá trình chế biến. Tuy nhiên, thịt xông khói vẫn có khả năng tồn tại vi khuẩn Listeria monocytogenes.
Listeria monocytogenes cũng có thể gây nhiễm trùng sơ sinh nghiêm trọng và có thể truyền từ mẹ sang con trước hoặc sau khi sinh.
Hỏi: Thịt xông khói có cần phải chế biến trước khi ăn không?
ThS.BS Dương Quốc Phong: Đa số thịt xông khói đã được chế biến thành thực phẩm hoàn chỉnh và có thể sử dụng ngay. Bạn có thể kiểm tra hướng dẫn sử dụng trước khi dùng của nhà sản xuất để biết chính xác loại thịt xông khói đó có cần chế biến thêm hay không.
Hỏi: Ăn nhiều thịt xông khói có gây ung thư không?
ThS.BS Dương Quốc Phong: Các mối nguy về sức khỏe do dùng thịt xông khói có thể do PAH gây ung thư, các hợp chất N-nitroso compounds, và các amin thơm dị vòng có trong các sản phẩm ở nồng độ quá cao.
Trên thực tế, không thể loại bỏ hoàn toàn các hợp chất có hại này ra khỏi thực phẩm của chúng ta. Tuy nhiên, nếu thịt xông khói sử dụng các hợp chất này theo đúng giới hạn dư lượng mà các quốc gia và quốc tế quy định thì sẽ không gây nguy hiểm.

Các mối nguy về sức khỏe do dùng thịt xông khói có thể do PAH gây ung thư, các hợp chất N-nitroso compounds, và các amin thơm dị vòng...
Thứ đáng lo ngại nhất về thịt xông khói đó chính là PAH trong khói củi, vì nhiều loại PAH nặng, có trọng lượng phân tử cao hơn 216 Da, đã được công nhận là gây đột biến và/hoặc gây ung thư. Tuy nhiên, hầu hết các PAH có trong khói củi đều có trọng lượng phân tử thấp. Nên vấn đề ăn thịt xông khói gây ung thư vẫn còn đang được tranh cãi.
Hỏi: Liều lượng ăn thịt xông khói bao nhiêu là an toàn, có đối tượng nào nên tránh ăn thịt xông khói không thưa bác sĩ?
ThS.BS Dương Quốc Phong: Thịt xông khói, cũng như các loại thực phẩm khác cần được sử dụng cân bằng.
Thịt xông khói là một trong những loại thịt giàu chất dinh dưỡng, với hàm lượng vitamin, khoáng chất bao gồm: B6, B12, niacin, thiamine, riboflavin, sắt, magnesi, kali và kẽm đều ở mức khá cao. Việc thêm thịt xông khói vào thực đơn trong một đến hai bữa ăn mỗi tuần có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, với những người không ăn cá, thịt xông khói chính là nguồn thực phẩm thay thế lý tưởng nhất để cung cấp axit béo omega-3.
Tuy nhiên, nếu ăn 2 lát lớn thịt xông khói hoặc 1 xúc xích xông khói hàng ngày có thể làm tăng 19% nguy cơ ung thư tuyến tụy. Do đó, thịt xông khói không phải là thực phẩm độc hại nếu ăn một cách điều độ
Phụ nữ mang thai không nên sử dụng loại thịt này vì nguy cơ nhiễm vi khuẩn sang bào thai đã kể ở trên.

Phụ nữ mang thai không nên sử dụng thịt xông khói để tránh nguy cơ nhiễm vi khuẩn sang bào thai.
Nếu không phải thịt xông khói thì nên thay thế bằng loại thịt nào để đảm bảo an toàn?
ThS.BS Dương Quốc Phong: Với điều kiện dễ mua các loại thực phẩm tươi sống tại Việt Nam thì việc sử dụng thực phẩm tươi sống là an toàn và giữ được chất dinh dưỡng tốt nhất.

Người đàn ông 30 tuổi phát hiện mắc bệnh tình dục từ triệu chứng nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 17 phút trướcGĐXH - 3 ngày sau khi quan hệ tình dục không an toàn, người bệnh xuất hiện các triệu chứng tiểu buốt, tiểu dắt, cảm giác đau rát dọc niệu đạo khi đi tiểu.

6 thực phẩm nên ăn trước khi uống rượu
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcĐể giảm thiểu tác hại khi uống rượu, tham khảo một số thực phẩm nên ăn giúp cơ thể bạn có nhiều thời gian hơn để phân hủy rượu và xử lý rượu an toàn hơn.

Người phụ nữ ở Phú Thọ bị suy gan cấp, nguy cơ lây cao, bác sĩ khuyến cáo có dấu hiệu này nhập viện ngay
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ khuyến cáo khi xuất hiện triệu chứng như đau tức vùng hạ sườn phải, chán ăn, sợ mỡ, mệt mỏi... cần được thăm khám, đặc biệt là kiểm tra các bệnh lý về gan mật.

Nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới vào mùa hè
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcNhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới có thể gia tăng vào mùa hè do mất nước, nhịn tiểu lâu, vệ sinh không đúng cách và quan hệ tình dục không an toàn, cần phòng ngừa kịp thời.

Bé trai 13 tuổi nguy kịch sau 2 tháng bị chó cắn vì việc làm này của người thân
Y tế - 17 giờ trướcGĐXH - Trước đó 2 tháng, cháu bé bị chó cắn, gia đình cho uống thuốc nam. Tuy nhiên, cháu không được người thân cho tiêm phòng, không được theo dõi con chó đã cắn mình.

Bé 17 tháng tuổi ở Quảng Ninh suýt mất mạng do bất cẩn trong lúc ăn kẹo lạc
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Trong lúc ăn kẹo lạc, trẻ bị hóc sặc, các mảnh vỡ bao gồm các hạt lạc và kẹo lọt sâu vào cả 2 bên phế quản dẫn đến tình trạng khó thở, tím tái, suy hô hấp nặng.

Bộ Y tế thông tin mới nhất về tình hình COVID-19 trong bối cảnh dịch bệnh đang bùng phát ở một số quốc gia
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Trưa ngày 14/5, Bộ Y tế có thông tin gửi các cơ quan thông tấn báo chí về tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam và trên thế giới, trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát cao ở một vài quốc gia, đặc biệt là ở Thái Lan.

Cô gái 27 tuổi đột quỵ lúc nửa đêm: Bác sĩ cảnh báo lối sống "gây hại" của giới trẻ
Sống khỏe - 18 giờ trướcMới 27 tuổi, không bệnh nền, không tiền sử huyết áp… một cô gái trẻ suýt mất mạng chỉ sau một giấc ngủ chập chờn.

Cô gái 21 tuổi nguy kịch nhập viện vì đột quỵ, xuất huyết não, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân chính
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Việc gia tăng tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tại các nước đang phát triển là một vấn đề đáng lo ngại, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Biểu hiện cảnh báo khởi phát bệnh gút
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcBệnh gút (gout) thường xảy ra ở tuổi trung niên nhưng hiện nay xu hướng mắc bệnh đang ngày càng gia tăng và trẻ hóa, nguyên nhân có thể do lối sống.

Bé 15 tuổi nhập viện vì rối loạn tiền đình từ một sai lầm mà nhiều bạn trẻ Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau một thời gian thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử (laptop, điện thoại, Ipad), bệnh nhi đã nhập viện vì bệnh tiền đình với dấu hiệu chóng mặt, choáng váng, mất thăng bằng, nôn ói, đau đầu...