Loài vật quý hiếm bậc nhất hành tinh: Tuyệt chủng gần 90 năm bất ngờ được tìm thấy nhờ một chú chó
Xuất hiện lần cuối vào năm 1937, các nhà nghiên cứu cũng không thể ngờ lại có thể nhìn thấy loài động vật này xuất hiện giữa những cồn cát ở Nam Phi.
Chuột chũi vàng De Winton là một loại động vật đặc hữu ở Nam Phi, được đặt theo tên của nhà động vật học người Anh William Edward de Winton, tên khoa học là Cryptochloris wintoni. Chữ “vàng” trong tên không phải để chỉ bộ lông màu vàng, mà do loài động vật này tiết ra một chất nhờn bôi trơn trên lông, giúp nó có thể chui xuyên qua cát một cách dễ dàng. Cũng nhờ điều này mà nó không cần tạo nên các đường hầm dưới lòng đất như những loài chuột chũi thông thường khác, khiến chuột chũi vàng De Winton khó bị phát hiện hơn.
Điều có thể dễ dàng nhận ra đầu tiên khi thấy loài động vật này là chúng gần như không có thị lực. Tuy nhiên, chuột chũi vàng De Winton có thính giác cực kỳ nhạy bén, có thể cảm nhận được các chuyển động trên mặt đất. Do bản chất khó nắm bắt và hành vi đào hang không theo quy tắc, loài động vật này đã được xếp vào danh sách "những loài mong muốn được tìm thấy nhất” trong danh sách các loài đã biến mất do nhóm bảo tồn toàn cầu Re:wild biên soạn.
Môi trường sống tự nhiên của chuột chũi vàng De Winton là ở vùng đất cây bụi khô cận nhiệt đới, bờ biển cát và thảm thực vật cây bụi kiểu Địa Trung Hải. Tuy nhiên, chúng đã bị đe dọa bởi sự phá hủy môi trường sống và rơi vào tình trạng “nguy cấp nghiêm trọng”.
Lần cuối chuột chũi vàng De Winton được nhìn thấy là từ năm 1937 ở Nam Phi. Kể từ đó đến nay đã gần 90 năm trôi qua, loài vật này được cho là đã tuyệt chủng vì chưa hề xuất hiện lại một lần nào.
Trong một cuộc tìm kiếm kéo dài nhiều năm gần như vô vọng, Quỹ bảo tồn động vật hoang dã nguy cấp (EWT) đã nhờ đến sự giúp sức của một chú chó giống border collie có tên Jessie. Jessie đã được huấn luyện đặc biệt để có thể đánh hơi được loài chuột chũi vàng De Winton. Cuối cùng, đến tháng 11/2023, đoàn nghiên cứu cuối cùng đã tìm thấy chuột chũi vàng De Winton ở thị trấn ven biển Port Nolloth ở phía tây bắc Nam Phi.
Đội tìm kiếm cho biết, mỗi lần chú chó Jessie dừng lại, họ lại thu thập một mẫu đất ở đó mang đi thử nghiệm DNA môi trường (eDNA). Qua đó có thể phát hiện DNA từ các tế bào da, nước tiểu, phân và chất nhầy, mà các con chuột chũi vàng De Winton tiết ra khi chúng di chuyển qua các cồn cát. Sử dụng kỹ thuật này, nhóm đã tìm kiếm tới 18km cồn cát trong một ngày. Sau khi thu thập tổng cộng 100 mẫu cát, cuối cùng họ đã tìm thấy hai con chuột chũi vàng De Winton.
Có 21 loài chuột chũi vàng được biết đến trong tự nhiên và hầu hết chỉ sống ở Nam Phi. Mặc dù ngoại hình tương tự nhưng đặc điểm gen của chúng vẫn có sự khác biệt. Đó là lý do trong nhiều năm qua, nghiên cứu thực địa này đã được thực hiện nhưng vẫn chưa thực sự tìm thấy chuột chũi vàng De Winton.
Cobus Theron, giám đốc bảo tồn cấp cao tại EWT và là thành viên của nhóm tìm kiếm cho biết: “Bây giờ, chúng tôi không chỉ giải được câu đố (về việc chuột chũi vàng De Winton chưa tuyệt chủng) mà còn khai thác được ranh giới về eDNA. Kết quả nào mở ra rất nhiều cơ hội, không chỉ cho loài chuột chũi mà còn cho các loài khác đã biến mất hoặc đang bị đe dọa”.
Hiện nay, các loài đã tuyệt chủng với tốc độ cao hơn nhiều so với dự kiến trong quá trình tiến hóa, phần lớn là do tác động có hại của con người đến môi trường sống tự nhiên của chúng. Các chuyên gia của Quỹ Động vật hoang dã Thế giới tin rằng tỷ lệ tuyệt chủng hiện đại cao hơn tới 10.000 lần so với tỷ lệ tuyệt chủng tự nhiên. Tuy nhiên, việc tái phát hiện một loài được cho là đã tuyệt chủng, như loài chuột chũi vàng De Winton đã mang lại một tia hy vọng mới.
Nguyên An
Người bà chụp lại khoảnh khắc cháu gái chơi đùa mà không ngờ lại là bức ảnh cuối cùng, thảm họa ập đến sau đó chỉ vài phút
Chuyện đó đây - 44 phút trướcMột người bà tại Idaho (Mỹ) đã chụp lại bức ảnh cuối cùng của đứa cháu gái 3 tuổi chỉ vài phút trước khi cô bé qua đời trong vụ tai nạn.
Tại sao các tuyến đường sắt của Trùng Khánh có thể đi xuyên qua các tòa nhà?
Tiêu điểm - 5 giờ trướcTrùng Khánh, một trong những đô thị phát triển nhanh nhất của Trung Quốc, nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt mỹ, lịch sử lâu đời, và nền văn hóa ẩm thực phong phú. Tuy nhiên, có một điều làm nên sự khác biệt của Trùng Khánh, thu hút không ít sự chú ý từ du khách trong và ngoài nước, đó chính là hệ thống đường sắt nhẹ đặc biệt chạy xuyên qua các tòa nhà dân cư.
Đâm nát siêu xe giá gần 5 tỷ khi đang livestream, nam streamer bị cấm sóng trọn đời
Tiêu điểm - 16 giờ trướcAnh chàng streamer này có lẽ chẳng còn cơ hội để hối hận nữa.
Quái thú chưa từng thấy lộ diện sau 138 triệu năm ẩn mình
Tiêu điểm - 1 ngày trướcMột sinh vật chưa từng được khoa học ghi nhận đã được tìm thấy tại "lãnh địa quái thú" Patagonia của Argentina.
Bức ảnh chứng minh người Nhật 'tinh tế nhất hành tinh'
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcBức ảnh kỳ lạ nhưng ý nghĩa đằng sau lại vô cùng thú vị.
Nguyên nhân ban đầu vụ máy bay chở 265 người bốc cháy ngùn ngụt trên trời ở độ cao hàng nghìn mét
Tiêu điểm - 1 ngày trướcGĐXH - Ngọn lửa bùng lên dữ dội từ động cơ trong khi máy bay Boeing 787 của Hainan Airlines đang ở độ cao hàng ngàn mét và phải quay lại nơi xuất phát ở Rome.
Có phải nhân loại thời tiền sử 'tiến bộ' hơn gấp nhiều lần so với suy nghĩ của chúng ta?
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcNhững khám phá khảo cổ học hiện đại đang giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mức độ phát triển của con người cổ đại.
Người đàn ông đào được báu vật 6 tấn: Chuyên gia ra giá 9.100 tỷ đồng, tưởng kiếm bộn tiền nhưng kết cục sau đó khiến ai cũng ngỡ ngàng
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcNhững tưởng có thể đổi đời khi đào được một món bảo vật quý hiếm, người đàn ông ở Trung Quốc không thể ngờ được với những gì xảy ra sau đó.
Nữ cần thủ câu được con cá chép khổng lồ nặng 41kg trong hồ
Tiêu điểm - 2 ngày trướcMột nữ cần thủ đã câu được một con cá chép khổng lồ nặng tới 41kg khiến người xem kinh ngạc.
Anh chuẩn bị triển khai máy phát điện năng lượng thủy triều độc lạ hình xoắn ốc
Tiêu điểm - 2 ngày trướcĐiều thú vị là máy phát điện này được tạo ra từ rác thải nhựa.
Loài chim quý hiếm bậc nhất thế giới vừa nở ra đã biết bay nhảy
Tiêu điểmLoài chim quý hiếm này đào hố dưới đất đẻ trứng để nhiệt độ nóng từ núi lửa truyền tới ấp nở trứng. Con non sau khi nở chui lên khỏi mặt đất và có thể chạy, bay ngay được.