Lợi dụng sự cố y khoa để đe dọa an ninh bệnh viện
GiadinhNet - 70% vụ việc hành hung nhân viên y tế xảy ra khi thầy thuốc đang cấp cứu, chăm sóc cho người bệnh, bác sĩ là đối tượng chủ yếu bị tấn công. Nguy hiểm hơn, một số đối tượng còn lợi dụng các sự cố y khoa không mong muốn để thực hiện các hành vi phạm pháp như đe dọa, tống tiền… nhằm trục lợi.

70% các vụ hành hung khi nhân viên y tế đang cứu chữa bệnh nhân
Chia sẻ tại Hội nghị Tăng cường an ninh, trật tự bệnh viện bảo vệ nhân viên y tế do Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) tổ chức ngày 7/4, ông Nguyễn Ngọc Hiền, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bình quân một ngày có khoảng 20.000 người bệnh và người nhà bệnh nhân ra vào trong khuôn viên Bệnh viện này với đủ thành phần, khiến sức ép về việc bảo vệ an ninh trật tự ở đây vô cùng lớn.
Ông Hiền cho hay, chỉ tính riêng từ tháng 1/2016 đến tháng 3/2017, Bệnh viện Bạch Mai đã phát hiện, bắt quả tang 23 vụ phạm pháp hình sự với 23 đối tượng, chuyển Công an phường Phương Mai (quận Đống Đa, Hà Nội) giải quyết. Cùng đó, Bệnh viện này cũng đã bắt 35 đối tượng chuyên lang thang trong Bệnh viện chuyển Công an phường xử lý 24 trường hợp, bắt 12 vụ nhặt rác thải y tế, bắt 4 vụ cò môi giới khám bệnh, chuyển Công an phường giải quyết 2 vụ.
Đặc biệt vào cuối tháng 11/2016, tại Bệnh viện Bạch Mai, người nhà của một bệnh nhân Khoa Tiêu hóa đã cầm dao đe dọa và ép một nữ bệnh nhân khác trong phòng di chuyển sang khu vực khác trong Bệnh viện. Bảo vệ bệnh nhân, Trưởng Công an phường Phương Mai (quận Đống Đa, Hà Nội) đã bị đối tượng manh động này cầm dao đâm thẳng vào cổ. Vết thương dài gần 10cm, sau đó cán bộ Công an này phải phẫu thuật.
Còn tại Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội), mỗi ngày đón hơn 1.400 bệnh nhân, là cơ hội tốt cho các đối tượng trộm cắp, côn đồ, cò mồi trà trộn hoạt động. Bệnh viện lại đang trong quá trình thi công xây dựng giai đoạn II, cơ sở vật chất chưa hoàn thiện, việc dồn ghép khoa phòng khiến điều kiện khám chữa bệnh không được đảm bảo, một bộ phận người dân thiếu thông cảm với đội ngũ y bác sĩ, dẫn đến việc có những lời lẽ thiếu kiểm soát và hành hung nhân viên y tế. Trong năm 2016 đã xảy ra 8 vụ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân gây rối trật tự, đe dọa nhân viên y tế; 2 vụ trộm cắp tài sản của người bệnh; 1 vụ đánh nhau ngoài Bệnh viện rồi tiếp tục kéo vào Bệnh viện để trả thù nhau. 3 tháng đầu năm 2017, tại Bệnh viện Thanh Nhàn tiếp tục xảy ra 7 vụ trộm cắp, 3 vụ xô xát, gây rối trong Bệnh viện, 1 vụ bệnh nhân nhảy từ tầng 9 xuống tầng 1…
Ông Nguyễn Đức Tâm- Trưởng phòng Hành chính quản trị, Bệnh viện Việt Đức cho hay: Là bệnh viện ngoại khoa đầu ngành, Bệnh viện có nhiều bệnh cảnh phức tạp như bệnh nhân nặng, bệnh nhân tai nạn lao động, giao thông, đặc biệt là người bệnh đâm chém nhau từ các vụ xung đột, thanh trừng mâu thuẫn của các nhóm đối tượng xã hội đen…Theo ông Tâm, nhiều khi chỉ trong vòng 10 - 15 phút hoặc ngay khi bệnh nhân là xã hội đen vào viện, hàng trăm đối tượng khác đã xuất hiện kèm vũ khí nóng. Trong khi đó, cơ sở hạ tầng Bệnh viện chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu cấp cứu, phẫu thuật, nhiều người bệnh còn phải chờ đợi, xếp lịch dẫn đến những bức xúc ảnh hưởng đến an ninh trật tự.
Đâu là nguyên nhân sâu xa?
PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh cho biết, các vụ mất an toàn, an ninh Bệnh viện xảy ra chủ yếu ở bệnh viện tuyến tỉnh (chiếm 60%), tiếp đến là bệnh viện tuyến Trung ương (chiếm 20%). Đối tượng bị tấn công, hành hung chủ yếu là bác sĩ (chiếm 70%), tiếp đến là điều dưỡng (chiếm 15%). 90% số vụ việc xảy ra trong khuôn viên Bệnh viện, nhất là khi thầy thuốc đang cấp cứu, chăm sóc cho người bệnh (chiếm 70%) và 30% còn lại xảy ra khi bác sĩ đang giải thích cho người bệnh, người nhà bệnh nhân. “Nguy hiểm hơn, một số đối tượng còn lợi dụng các sự cố y khoa không mong muốn để thực hiện các hành vi phạm pháp như đe dọa, tống tiền… nhằm trục lợi” – PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết.
Đồng quan điểm này, Đại tá Phạm Văn Tám, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự - Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) cho biết, theo đánh giá của lực lượng công an, an ninh Bệnh viện đang trở thành vấn đề cần quan tâm.
Hiện, phổ biến nhất là tình trạng trộm cắp, móc túi, cò mồi, bảo kê tranh giành trước cổng các bệnh viện. Hiện tượng hành hung bác sĩ, nhân viên y tế vẫn gặp khá nhiều. Gần đây còn gia tăng tình trạng một số bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân sử dụng ma túy, rượu bia, không làm chủ được thần kinh và có các hành vi gây nguy hiểm cho những người xung quanh. Ngoài ra, có tình trạng người nhà bệnh nhân tụ tập, phản đối khi bệnh nhân tử vong tại bệnh viện, hay các băng nhóm giang hồ truy sát nhau tại các bệnh viện… Đặc biệt, đã xuất hiện tình trạng các đối tượng lừa đảo, cho vay nặng lãi tại cổng, khuôn viên các bệnh viện, gây ra hậu quả nghiêm trọng trong công tác bảo đảm an ninh trật tự.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho rằng, nguyên nhân khiến tình trạng bạo hành bệnh viện vẫn xảy ra là do cả hai phía. Phân tích cụ thể, theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, một mặt, cán bộ y bác sĩ chưa có kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân, thậm chí còn hách dịch, chậm trễ cấp cứu bệnh nhân gây ra bức xúc từ phía người bệnh. Tuy nhiên, mặt khác, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân nhiều khi không hiểu được tính chất bệnh của mình, không thông cảm với hạn chế về cơ sở hạ tầng và quá tải của bệnh viện, nhiều khi cứ vào viện là muốn được ưu tiên khám trước ngay hoặc thấy y bác sĩ chậm giải thích… là manh động, gây sự, có hành vi tiêu cực.
Đừng phó mặc toàn bộ cho lực lượng bảo vệ
Các ý kiến tại Hội nghị cũng chỉ ra nguyên nhân sâu xa, cơ bản dẫn đến thực trạng này, trước hết là do pháp luật hiện hành chưa đủ mạnh và chưa có quy định bảo vệ trực tiếp quyền lợi của nhân viên y tế ở nơi xảy ra các sự việc, dù bệnh viện là môi trường có tính đặc thù cao.
Đại tá Phạm Văn Tám - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự - Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) phân tích, qua các vụ đã xử lý, hầu hết các đối tượng bệnh nhân, người nhà bệnh nhân có hành vi gây mất an ninh trật tự thường có trình độ hiểu biết pháp luật thấp. Trong khi đó, các bệnh viện để xảy ra nhiều vụ hành hung thường là các đơn vị gặp khó khăn về cơ sở hạ tầng, quá tải bệnh viện, thiếu thốn các trang thiết bị an ninh hoặc lực lượng nhân viên bảo vệ còn ít, thiếu chuyên nghiệp. Đại tá Phạm Văn Tám chia sẻ: Các bệnh viện phải quan tâm, siết chặt hơn và có phương án hiệu quả trong công tác này, đừng phó mặc toàn bộ cho lực lượng bảo vệ hay trông chờ vào sự hỗ trợ của lực lượng công an.
Quỳnh An

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 1 ngày trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 2 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 2 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 3 ngày trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 4 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.