Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lợi ích của điều trị HIV bằng thuốc kháng virus ARV: Uống thuốc đầy đủ, lây nhiễm giảm tới 95%

Chủ nhật, 08:00 27/12/2015 | Y tế

GiadinhNet - Bên cạnh việc kéo dài tuổi thọ, điều trị bằng thuốc kháng virus ARV (viết tắt là ARV) đem đến cho người nhiễm HIV cuộc sống bình thường như người khỏe mạnh không nhiễm bệnh. Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng: Khi người nhiễm HIV được điều trị ARV, nguy cơ lây nhiễm HIV quan hệ tình dục giảm tới 95%. Đặc biệt, nếu phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị dự phòng bằng ARV ở giai đoạn sớm và con của họ được dùng sữa ăn thay thế sữa mẹ thì tỷ lệ lây nhiễm chỉ còn khoảng 2%.

 

Theo đánh giá của các chuyên gia trong và ngoài nước, ARV là một giải pháp hiệu quả cho việc điều trị HIV/AIDS. Ảnh: P.V
Theo đánh giá của các chuyên gia trong và ngoài nước, ARV là một giải pháp hiệu quả cho việc điều trị HIV/AIDS. Ảnh: P.V

 

Giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong ở người nhiễm HIV

Dù không gây tử vong ngay khi nhiễm bệnh, nhưng HIV không thể bị tiêu diệt, người nhiễm HIV là nhiễm suốt đời, khả năng lây lan lớn, thời gian ủ bệnh dài và không có dấu hiệu nên khó phát hiện để phòng tránh, khi dấu hiệu bệnh phát ra ngoài thì đã chuyển sang giai đoạn bệnh nặng, khiến việc kiểm soát, dự phòng và điều trị phức tạp hơn rất nhiều.

Tại các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, HIV/AIDS vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật và tử vong ở các bệnh nhân. Theo báo cáo Bộ Y tế năm 2014, số ca tử vong do HIV/AIDS là 2.299 ca, gấp gần 230 lần mức trung bình của một bệnh truyền nhiễm (10 ca tử vong/bệnh trong tổng số 28 bệnh).

Như vậy, mặc dù trong thời gian qua Việt Nam đã khống chế không để dịch HIV/AIDS gia tăng nhưng mới chỉ là giảm về xu hướng, trong khi lũy tích số người nhiễm HIV còn sống vẫn tiếp tục tăng cao cho nên có thể nói dịch HIV/AIDS vẫn là một trong những dịch bệnh nguy hiểm nhất đối với nhân loại và công tác phòng, chống HIV/AIDS luôn cần sự ưu tiên hàng đầu.

Hiện nay, HIV/AIDS chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn, nhưng với sự tiến bộ của y học, các nhà khoa học đã tìm ra giải pháp điều trị HIV/AIDS tối ưu, đó là thuốc kháng virus (ARV). ARV là viết tắt của Antiretrovaral là một loại thuốc được chế ra nhằm làm giảm sự sinh sôi nảy nở của HIV trong cơ thể. Nếu điều trị ARV hiệu quả thì có thể làm chậm sự tiến triển hoàn toàn của AIDS trong nhiều năm, làm giảm nguy cơ lây truyền và làm tăng chất lượng sống của người nhiễm HIV/AIDS.

Thuốc ARV được khuyến khích sử dụng kết hợp để ngăn chặn hình thành kháng thuốc. Với khả năng ức chế sự nhân lên của virus trong cơ thể và giảm thiểu tải lượng virus xuống dưới ngưỡng phát hiện, thuốc ARV mang lại nhiều lợi ích trong việc bảo vệ sức khỏe người nhiễm HIV cũng như cho toàn xã hội.

Theo báo cáo tháng 5/2015 của Chương trình Phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), thuốc ARV có thể làm giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong ở người nhiễm HIV. Cụ thể, điều trị bằng ARV sớm giúp giảm 53% nguy cơ chuyển sang AIDS và tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội như lao, viêm phổi…

ARV làm giảm 96% nguy cơ lây truyền HIV qua đường tình dục, tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con chỉ còn xuống dưới 2%, giúp giảm thiểu sự lây lan của dịch trong cộng đồng. Quan trọng hơn, người điều trị bằng ARV có thể phục hồi sức khỏe và khả năng lao động, từ đó có thể tự chăm sóc và trang trải cho bản thân, không còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Mang lại hiệu quả  nhân văn to lớn

TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết: Việt Nam bắt đầu chương trình điều trị ARV từ năm 2004. Hơn 10 năm vừa qua, Nhà nước ta liên tục mở rộng và nâng cao chất lượng điều trị ARV. Nếu như lấy mốc 2004, chúng ta mới điều trị cho 400 bệnh nhân thì hiện nay đã điều trị 100.000 người. Số lượng bệnh nhân rất lớn so với trước đây. Hiện nay, ARV đã được triển khai tại tất cả 63 tỉnh, thành trên toàn quốc với 316 điểm điều trị. Đặc biệt tại tuyến xã, 526 trạm y tế xã đang phát thuốc ARV cho các bệnh nhân. Ngoài ra cũng đã mở điều trị ARV tại các trại giam, các cơ sở tạm giam, tạm giữ.

Nhờ tích cực mở rộng cơ sở điều trị bằng ARV và nâng cao chất lượng điều trị, chương trình điều trị HIV bằng ARV những năm qua tại Việt Nam đã mang lại hiệu quả rất lớn. “Điều trị bằng ARV có tác dụng rất lớn trong việc giảm tử vong, nâng cao sức khỏe. Nếu bệnh nhân được uống ARV đầy đủ, đều đặn thì có thể nói rằng chất lượng cuộc sống gần như bình thường. Theo tính toán của các chuyên gia quốc tế, trong giai đoạn 2000-2015, Việt Nam đã giảm được 150.000 trường hợp tử vong liên quan đến HIV/AIDS”, ông Nguyễn Hoàng Long cho hay.

Bên cạnh đó chúng ta giảm được lây nhiễm nếu sử dụng ARV. Nếu như bệnh nhân nhiễm HIV mà uống thuốc ARV thì khả năng lây nhiễm giảm 95%. Như vậy, rất nhiều người chung sống hòa bình lâu dài với HIV nếu chúng ta có thuốc ARV.

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, hiện nay trên toàn quốc có 227.000 người nhiễm HIV dương tính đang sống và cũng còn số lượng chưa được phát hiện trong cộng đồng. Trong số lượng đã phát hiện chúng ta mới đang điều trị 100.000 người, nếu như tính theo tỷ lệ phần trăm thì chúng ta mới điều trị dưới 50%. Theo chủ trương, chúng ta phải mở rộng phạm vi điều trị bằng ARV càng rộng càng tốt, tăng tỷ lệ người nhiễm HIV được điều trị ARV, đồng thời phấn đấu đến năm 2020 là 90% những người  nhiễm HIV dương tính được phát hiện. Nếu thực hiện được điều này, chúng ta sẽ khống chế được dịch.

Tuy nhiên, nếu thực hiện được như vậy thì kinh phí rất lớn. Với số lượng 100.000 bệnh nhân hiện nay thì trong một năm chúng ta cần khoảng 420 tỷ đồng cho thuốc ARV. Mà trong khoản tiền này thì 95% hiện nay chúng ta nhận từ viện trợ quốc tế, đặc biệt là Quỹ PEPFAR, Quỹ Toàn cầu. Đặc biệt, trong thời gian tới, viện trợ này đang cắt giảm, sau năm 2017 thì cắt giảm hoàn toàn.

Cũng theo TS Nguyễn Hoàng Long, Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành công tuy nhiên khó khăn trước mắt còn rất nhiều đặc biệt là 5 năm nữa thì nhu cầu đáp ứng ARV là hết sức thiết yếu. Nếu như chúng ta không đáp ứng được việc này thì hết sức khó khăn. Thứ nhất bệnh nhân tăng tử vong, điều đó rất rõ ràng. Thứ hai là khi bệnh nhân không được điều trị thì nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng rất cao. Khả năng dịch quay trở lại cao nếu không được điều trị. Hơn nữa bệnh nhân không điều trị thường xuyên gây ra kháng thuốc thì phải chuyển sang phác đồ bậc 2. Khi đó chi phí điều trị tăng lên rất nhiều lần so với phác đồ bậc 1.

Trong các hội thảo về vấn đề này, các chuyên gia và những người làm công tác phòng, chống HIV/AIDS đều cho rằng, cần tiếp tục kêu gọi tài trợ từ các tổ chức quốc tế, chính phủ và phi chính phủ để tiếp tục hỗ trợ cho công tác này. Đồng thời, để đảm bảo việc điều trị bằng ARV bền vững và lâu dài, cần thực hiện các biện pháp để chi trả cho thuốc ARV qua bảo hiểm y tế như: Xây dựng được quỹ cho điều trị HIV bằng thuốc ARV chi trả qua bảo hiểm y tế.

 

Tại Việt Nam hiện nay, chi phí mua thuốc ARV bậc 1 chỉ ở mức 10.000 đồng/ngày cho một bệnh nhân. Tuy nhiên, nguồn kinh phí mua thuốc chủ yếu đến từ nguồn tài trợ quốc tế, ngân sách nhà nước chỉ chiếm 5% tổng kinh phí cho thuốc ARV.

Trong thời gian tới, các nguồn tài trợ sẽ dần cắt giảm và tiến tới kết thúc hoàn toàn vào cuối năm 2017, đặt ra thách thức lớn trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. Nếu không sớm có kế hoạch tài chính bền vững hỗ trợ mua thuốc để duy trì việc điều trị HIV bằng thuốc ARV được liên tục và ổn định, nguy cơ đại dịch bùng phát và đe dọa cộng đồng sẽ trở lại, thậm chí còn nguy hiểm hơn trước nhiều lần vì virus có thể đột biến và kháng lại thuốc ARV khi điều trị bị gián đoạn. Trong bối cảnh bảo hiểm y tế chưa thể ngay lập tức vào cuộc do còn nhiều vướng mắc cần giải quyết để có thể chi trả cho bệnh nhân điều trị bằng thuốc ARV, Chính phủ cần phân bổ kinh phí cho mua thuốc ARV từ ngân sách chi thường xuyên để tiếp sức cho công cuộc chiến đấu không ngừng nghỉ với căn bệnh thế kỷ.

 

Đối  diện khó khăn khi nguồn hỗ trợ quốc tế chấm dứt

Theo ông Nguyễn Hoàng Long- Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), đến tháng 6/2015, cả nước có 227.114 trường hợp nhiễm HIV (trong đó số bệnh nhân chuyển sang AIDS là 71.115 người). Một trong các biện pháp điều trị đang được sử dụng là dùng thuốc kháng ARV, loại thuốc làm giảm lượng virus HIV xuống, giúp người bệnh khỏe mạnh và quan trọng là làm giảm 95% nguy cơ lây nhiễm HIV sang người khác. Hiện có hơn 95.700 trường hợp đang được điều trị thuốc. 95% tiền chi cho thuốc kháng ARV cấp phát miễn phí là từ nguồn hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, từ đầu quý II/2015, các tổ chức quốc tế đã chấm dứt chi tiền thuốc cho các bệnh nhân mới và chưa có cam kết hỗ trợ sau năm 2017.

Mai Anh/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 56 tuổi ở Tuyên Quang trật khớp thái dương hàm chỉ vì... ngáp

Người phụ nữ 56 tuổi ở Tuyên Quang trật khớp thái dương hàm chỉ vì... ngáp

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH - Sau một cú ngáp to, người phụ nữ này đột ngột cảm thấy đau nhói ở vùng quai hàm và không thể ngậm miệng lại bình thường.

Những người có nguy cơ diễn biến nặng khi mắc sốt xuất huyết

Những người có nguy cơ diễn biến nặng khi mắc sốt xuất huyết

Y tế - 11 giờ trước

Trong 9 tháng đầu năm, cả nước có 74.800 người mắc sốt xuất huyết, tăng hơn 34.000 ca so với báo cáo cuối tháng 6. Các bệnh viện ghi nhận 11 ca tử vong vì sốt xuất huyết, một số ca là trẻ em.

Bác sĩ của Trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu cấp cứu thành công bé gái bị hóc dị vật

Bác sĩ của Trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu cấp cứu thành công bé gái bị hóc dị vật

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bằng nghiệm pháp Heimlich, bác sĩ của trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu Đà Nẵng đã cấp cứu thành công cho bé gái bị hóc dị vật.

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Sáng 10/10/2024, Bệnh viện E chính thức được công nhận là một trong số ít bệnh viện công lập đạt được Chứng chỉ công nhận hệ thống quản lý ISO 15189:2022.

Tọa đàm và ra mắt bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”

Tọa đàm và ra mắt bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế” của tác giả Thomas Lindsay Jackson được biên dịch và xuất bản nhân dịp Ngày An toàn người bệnh thế giới với mong muốn góp phần xây dựng tủ sách về quản lý y tế, tạo nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho các nhà quản lý y tế cũng như thúc đẩy văn hóa an toàn người bệnh tại Việt Nam.

Báo động đỏ toàn viện cứu sống bệnh nhân vỡ tim nguy kịch

Báo động đỏ toàn viện cứu sống bệnh nhân vỡ tim nguy kịch

Y tế - 5 ngày trước

Sau khi tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng vỡ tim, nguy kịch, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 kích hoạt quy trình báo động đỏ toàn viện để cứu sống bệnh nhân.

Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Y tế - 1 tuần trước

Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện hai ca ghép tuỷ đồng loại ở bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được thực hiện thành công tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên.

Thiếu niên 15 tuổi suýt mất 'của quý' vì sự tò mò tuổi mới lớn

Thiếu niên 15 tuổi suýt mất 'của quý' vì sự tò mò tuổi mới lớn

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Thiếu niên 15 tuổi (ở Nam Định) nhập viện trong tình trạng bao quy đầu bị sưng nề, thắt nghẹt và hoại tử kéo dài 3 ngày.

Bộc bạch cuối đời của bệnh nhân khiến nữ y tá bối rối

Bộc bạch cuối đời của bệnh nhân khiến nữ y tá bối rối

Y tế - 1 tuần trước

Một số bệnh nhân nói rằng họ sẽ chết tại thời điểm nào đó và thực tế điều đó đã diễn ra.

Bệnh trĩ và các phương pháp điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ và các phương pháp điều trị hiệu quả

Sống khỏe - 1 tuần trước

GĐXH - Bệnh trĩ gặp ở mọi lứa tuổi bao gồm nhiều thể loại như trĩ nội, trị ngoại, trĩ hỗn hợp và trĩ vòng và ở các mức độ khác nhau. Từ trước tới nay có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả. Vì vậy, cần phải xem xét để lựa chọn những phương pháp hiệu quả và phù hợp nhất đối với mỗi người bệnh.

Top