Hà Nội
23°C / 22-25°C

Luật cho phép mang thai hộ có hiệu lực: Gian nan tìm người “đủ chuẩn”

Thứ sáu, 09:42 20/03/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Từ ngày 15/3, Nghị định số 10 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đã bắt đầu có hiệu lực. Việc pháp luật cho phép mang thai hộ mở ra cơ hội được làm cha mẹ thực sự cho nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn. Tuy nhiên, không ít người trong cuộc cho biết, con đường tìm người mang thai hộ theo đúng quy định pháp luật là khá gian nan...

 

Chăm sóc trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Đây là một trong ba bệnh viện (cùng với Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Từ Dũ) được Bộ Y tế cho phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ.  	 ảnh: Dương Ngọc

Chăm sóc trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Đây là một trong ba bệnh viện (cùng với Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Từ Dũ) được Bộ Y tế cho phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ. Ảnh: Dương Ngọc

 

Đoạn trường vất vả

Hơn 4 năm nay, vợ chồng chị Lê Thanh Quyến và anh Trần Trung Quân (ở Mỹ Tho-Tiền Giang) đã chạy chữa đủ kiểu với hy vọng kiếm được một mụn con, nhưng kết quả vẫn là ánh mắt buồn rượi. Hai người kết hôn đã 8 năm. Năm đầu, chuyện con cái của đôi vợ chồng này chưa phải là mối bận tâm vì cả hai còn khá trẻ (anh Quân 30 tuổi, chị Quyên 26 tuổi).Họ được gia đình chu cấp thêm vốn nên cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp phát triển khá thuận lợi. Thoải mái về kinh tế, nhưng mái ấm của chị Quyên, anh Quân vẫn vắng tiếng trẻ bi bô. Sang tuổi 28, chị Quyên bắt đầu lo lắng về khả năng làm mẹ của mình. Chị âm thầm đi khám, từ bác sĩ tư giỏi về sản khoa ở Mỹ Tho đến các cơ sở y tế lớn ở TPHCM, ở đâu cũng kết luận: Sức khỏe sinh sản của chị  bình thường!

Vậy là chị yên tâm, tự tin hơn khi nuôi hy vọng “chuyện gì tới sẽ tới”. Dù vậy, chị vẫn lặng lẽ thực hiện tất cả lời khuyên, kinh nghiệm chia sẻ của những người muộn con trong vấn đề ăn uống, sinh hoạt. Nhưng một năm nữa trôi qua mà niềm vui vẫn bặt tăm. Cứ mỗi khi “đến ngày” của phụ nữ, chị Quyên lại dấy lên niềm hy vọng nhưng kết quả chỉ khiến chị thêm thất vọng. Sang đến năm thứ tư, chị Quyên dè dặt thủ thỉ với chồng về chuyện con cái, về kết quả khám sức khỏe sinh sản bình thường của mình. Nói tới nói lui với chồng, rồi chị  “lấy hết dũng khí” gợi ý anh đi khám sức khỏe sinh sản. Chiều ý vợ, anh Quân cùng lên TPHCM thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Bất ngờ, kết quả cho thấy sức khỏe sinh sản của chồng chị Quyên cũng bình thường. Vậy là đôi vợ chồng bắt đầu hoang mang về chuyện muộn mằn nhưng lý do thì lại không tìm ra.

Suốt bốn năm qua, cuộc sống của vợ chồng chị Quyên, anh Quân là hành trình dài tìm con bằng mọi phương thức, song kết quả vẫn không khả quan hơn! Hồi đầu tháng 3/2015, mẹ chị Quyên còn lên huyện Hóc Môn (TP HCM) tìm gặp vợ chồng một người cũng muộn con 13 năm vừa may mắn sinh em bé để “học hỏi bí quyết” giúp con gái. Riêng chị Quyên, trong sự bế tắc, niềm hy vọng lại dấy lên mạnh mẽ khi nghe nói đến chuyện mang thai hộ được luật pháp cho phép. “Các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ nói trường hợp của mình có hy vọng nhờ phương pháp mang thai hộ. Lạy trời thương vợ chồng chúng mình…”, chị Quyên chia sẻ.

Nhiều người vẫn e dè việc cho “mượn bụng”

Mặc dù đủ điều kiện (về chỉ định y khoa), song để có thể thực hiện quá trình mang thai hộ theo quy định, những người như chị Quyên phải tìm được người thân thích cùng hàng đồng ý “giúp”với khá nhiều thủ tục khác kèm theo.

Theo luật gia Phạm Thành Nam (Văn phòng luật sư Thành Đạt - TPHCM), Nghị định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo quy định: “Người mang thai hộ phải là thân thích. Người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ bao gồm: Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì của họ; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với họ. Tuy nhiên theo tôi, quy định này có thể khiến cho việc tìm người mang thai hộ bị giới hạn đi rất nhiều”, luật gia Thành Nam bày tỏ.

Còn bác sĩ Hồ Mạnh Tường- Tổng Thư ký Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TPHCM (HOSREM) cho biết, vấn đề kỹ thuật thực hiện thì hoàn toàn không có trở ngại. “Cả ba đơn vị được Bộ Y tế chỉ định thực hiện kỹ thuật này đều thừa sức thực hiện”, bác sĩ Tường nhận định. Về nguyên tắc, ngay khi Luật có hiệu lực thì các đơn vị được chỉ định đã có thể thực hiện kỹ thuật này. Tuy nhiên, theo bác sĩ Tường, những  rắc rối về thủ tục pháp lý liên quan đã khiến việc tìm được người mang thai hộ khá khó khăn. Ví dụ, người vợ sẵn sàng mang thai hộ nhưng anh chồng lại không đồng ý, chị có ý định mang thai hộ em nhưng lại  rất “lăn tăn” về việc xưng hô sau này…

Bác sĩ Mạnh Tường chia sẻ: Không ít cặp vợ chồng đối diện với nguy cơ tan vỡ vì người vợ có vấn đề về sức khỏe không thể sinh nở. Những gia đình này đã có hy vọng tìm đến giải pháp nhờ người mang thai hộ để có được con. Em bé này là sự kết hợp trứng và tinh trùng của vợ chồng được mang trong tử cung của một người khác nhờ vào kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang dòng máu thực sự của bố mẹ. “Có những phụ nữ mắc bệnh hiểm nghèo, dù được thông báo việc mang thai có thể ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và thai nhi nhưng vẫn mạo hiểm đánh cược sinh mạng để sinh con cho bằng được. Những trường hợp này, nếu tìm được người mang thai hộ thì sẽ là giải pháp rất khả quan”,  bác sĩ Mạnh Tường nói.

 

Bệnh viện vẫn đang chờ thông tư hướng dẫn

Trong số 22 trung tâm ở Việt Nam đã thực hiện được kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, năm 2015, Bộ Y tế chỉ cho phép ba đơn vị đại diện cho ba vùng miền được thực hiện vì mục đích nhân đạo, gồm các bệnh viện: Phụ sản Trung ương, Trung ương Huế, Từ Dũ. Dự kiến sau 1 năm, Bộ Y tế sẽ mở rộng kỹ thuật này tại các trung tâm đáp ứng đủ yêu cầu. Đến nay, khoảng 100 hồ sơ đề nghị được nhờ mang thai hộ gửi đến ba bệnh viện. Trong đó, riêng Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã có 10 hồ sơ.

Ở góc độ của bệnh viện được giao thực hiện, GS.TS Bùi Đức Phú, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết:  Việc thẩm định mối liên hệ bà con giữa người mang thai hộ và cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ là trách nhiệm của chính quyền địa phương thông qua giấy xác nhận theo quy định chung. Bệnh nhân và chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm về việc xác nhận mối liên hệ này, bệnh viện không thể và cũng không đủ khả năng xác minh. Việc ban hành mẫu đơn, quy định cấp chính quyền nào xác nhận... hiện đang còn chờ thông tư hướng dẫn. Ông ĐứcPhú cũng cho biết, hiện Bệnh viện Trung ương Huế đã nhận hồ sơ của ba cặp vợ chồng có nhu cầu nhờ mang thai hộ  vì mục đích nhân đạo.    Ngọc Dung

 

Thanh Giang 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Dân số và phát triển - 17 giờ trước

Nhiều cha mẹ băn khoăn về việc có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh. Vậy trường hợp nào nên và không nên cắt bao quy đầu cho trẻ?

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Tôi thấy thật sai lầm khi nhờ con dâu đi gửi tiết kiệm. Giờ nó hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm dưỡng già của tôi để buôn bất động sản, tôi chưa biết cách nào để từ chối.

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Tôi đã lên kế hoạch cho 1 buổi cầu hôn lãng mạn, thế nhưng khi vừa nhìn thấy chiếc nhẫn cầu hôn, bạn gái liền giận dỗi, thế rồi chúng tôi cãi nhau mà tôi không hiểu lý do là gì. Sau đó tôi mới biết bạn gái dỗi đòi chia tay chỉ vì tôi mua chiếc nhẫn không đúng ý cô ấy.

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH- Việc tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là cách để chúng ta vẽ đường cho "hươu chạy đúng đường".

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Top