Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lưu trữ tế bào gốc - cơ hội điều trị bệnh nan y

Thứ hai, 14:04 17/05/2010 | Y tế

GiadinhNet - Các phòng thí nghiệm cả ở miền Bắc và miền Nam đều đã có công bố phân lập được tế bào gốc từ tủy xương, máu ngoại vi, máu dây rốn, màng dây rốn... Chính nhờ ứng dụng ưu việt của tế bào gốc vào điều trị đã cứu sống nhiều bệnh nhân mang bệnh nặng như tim, ung thư, bỏng tổn thương nặng, xương khớp.

Sự kỳ lạ của tế bào gốc

Bà mẹ mang thai
nên cất giữ tế bào gốc

Những bà mẹ có nhu cầu cất giữ tế bào gốc trước khi sinh con có thể liên hệ với Ngân hàng tế bào gốc MekoStem (TPCHM). Thời gian đăng ký muộn nhất là 5 tuần trước khi sinh. Bà mẹ sẽ được kiểm tra sức khỏe đủ đáp ứng yêu cầu của ngân hàng. Sau đó, đến ngày vào viện sinh, gia đình sẽ báo cho ngân hàng để đến lấy tế bào gốc từ nhau thai.

Lợi ích của việc lưu giữ tế bào gốc sẽ hữu ích khi chính em bé này ốm với các bệnh nặng về máu hay ung thư máu. Người nhà em bé lưu giữ tế bào gốc cũng sẽ được điều trị hiệu quả khi mắc bệnh.

Năm 2010, Viện Bỏng Quốc gia đã đưa vào nghiên cứu ứng dụng nguyên bào sợi và tế bào sừng vào điều trị vết bỏng và các vết thương khó liền. Theo đó, phương pháp này sẽ biệt lập hóa các tế bào gốc từ màng dây rốn thành các tế bào da và chế tạo các vật liệu tương đương da để áp dụng cho điều trị vết thương da. Việc ứng dụng điều trị cho vết thương bỏng và mất da lâu liền là những tổn thương trên bề mặt mà tế bào gốc sẽ làm liền nhanh chóng.

Ứng dụng tế bào gốc để điều trị xương khớp cũng được BV TƯQĐ 108 và BV Việt Đức đưa vào thực hiện từ năm 2008. Tế bào gốc từ xương tủy có thể biến đổi thành các tế bào xương. Quy trình điều trị sẽ được tiêm trực tiếp dịch tủy xương (hoặc các tế bào xương được biệt hóa từ tế bào gốc tủy xương từ chính bệnh nhân) vào ổ gãy xương hay vết thương khó liền. Với các bệnh nhân được điều trị đều cho thấy tiến triển bệnh khả quan.

Tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị ung thư là suy tủy thứ phát sau điều trị điều này gây trở ngại trong quá trình hồi phục sau điều trị ung thư. Nếu tiến hành cất giữ các tế bào gốc của chính bệnh nhân này từ tủy xương chưa bị tổn thương trước điều trị thì sẽ được lưu và truyền ngược lại cho bệnh nhân. Tế bào gốc lúc này sẽ phát huy tác dụng đẩy mạnh quá trình phục hồi cho bệnh nhân.

Các nghiên cứu ở Viện Tim mạch (BV Bạch Mai) cũng cho thấy, tế bào gốc từ tủy xương tự thân đã hỗ trợ rất hiệu quả cho bệnh nhân suy tim sau nhồi máu cơ tim. Các kết quả cho thấy, kết quả không thấy bệnh  nhân có tai biến của việc bơm tế bào gốc vào tim.

Được cứu sống từ  tế bào gốc của người thân

Từ năm 1997, BV Huyết học truyền máu TPHCM đã tiến hành nghiên cứu máu cuống rốn để lấy tế bào gốc từ đây và đến tháng 3/2004, BV này đã thành lập Ngân hàng máu cuống rốn (CBB). Cho đến nay, đã thu thập được gần 3.000 mẫu máu cuống rốn. Máu cuống rốn là máu được thu thập từ máu của bánh nhau trẻ mới sinh. Máu cuống rốn có rất nhiều tế bào gốc tạo máu tủy xương và cao gấp 10 lần ở máu được lấy từ người lớn. Theo TS Lê Văn Đông, Học viện Quân y, tế bào gốc lấy từ bánh nhau là tế bào gốc non trẻ nên có thể đáp ứng hầu hết các cơ thể bệnh lý khi được ghép. Cũng vì non trẻ nên tế bào gốc từ bánh nhau sẽ ít có những phản ứng thải ghép khi tiến hành điều trị bệnh.

Trong thời gian qua, CBB đã tiến hành ghép cho 60 bệnh nhân bị bệnh ác tính và di truyền bẩm sinh về máu. Bệnh nhân đầu tiên được ghép máu cuống rốn mắc bệnh bạch cầu cấp dòng Lympho do máu cuống rốn của người em ruột mới sinh cho.
 

Các bệnh nhân ung thư sẽ có nhiều cơ hội với việc lưu trữ tế bào gốc (Ảnh: CH).

 
Theo GS Trần Văn Bé, BV Truyền máu huyết học TPHCM, phương pháp thu thập máu cuống rốn ngay sau khi nhau thai đã xổ, tách rời trẻ sơ sinh và lấy máu ở tĩnh mạch cuống rốn cho đến khi hết ở bánh nhau. Đối tượng được lựa chọn là những bà mẹ mang thai khỏe mạnh, chuyển dạ không bị sốt, trẻ mới sinh nặng trên 2,6kg.
 

Tế bào gốc phục hồi bệnh nhân nhồi máu cơ tim

Theo GS Nguyễn Lân Việt, Viện trưởng Viện Tim mạch, BV Bạch Mai, mặc dù đã có nhiều tiến bộ kỹ thuật trong điều trị khỏi nhiều bệnh tim mạch nhưng vẫn có nhiều bệnh nhân tiến triển nặng hoặc không có biện pháp can thiệp hiệu quả. Ứng dụng tế bào gốc phần nào giúp làm tăng sinh, khôi phục tế  bào cơ tim, mạch máu nuôi tim đã bị mất chức năng.

Bệnh nhân được lấy tế bào gốc từ nguồn tủy xương (tại xương chậu) sau đó sẽ tách lọc gửi lấy tế bào gốc. Các bác sĩ sẽ bơm trực tiếp tế bào gốc qua đường động mạch vành. Kỹ thuật này được thực hiện sau khi lấy được tế bào gốc trong vòng một ngày. Trong thời gian qua, Viện đã tiến hành điều trị thành công cho 6 bệnh nhân suy tim nặng sau nhồi máu cơ tim với phương pháp này.

 
Vân Khánh
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ca sinh mổ hiếm gặp với tỉ lệ chỉ 1/80.000 ca

Ca sinh mổ hiếm gặp với tỉ lệ chỉ 1/80.000 ca

Y tế - 4 giờ trước

Em bé chào đời vẫn nằm nguyên vẹn trong túi ối, hiện tượng dân gian gọi là "đẻ bọc điều". Bé sinh ra trong bọc dễ bị ngạt nên người xưa cho rằng, nếu sống sót cuộc đời sẽ gặp nhiều may mắn, giàu sang.

Thông tin mới nhất về tình hình sức khỏe của bé trai ở Nam Định bị xe cán qua người

Thông tin mới nhất về tình hình sức khỏe của bé trai ở Nam Định bị xe cán qua người

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – “Nhờ can thiệp kịp thời và chăm sóc tích cực, đến nay, bệnh nhi đã tỉnh táo, tự thở, các chỉ số sinh tồn ổn định. Phổi và thận được bảo tồn, không cần can thiệp phẫu thuật thêm”, đại diện Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin.

Nam thợ điện thoát chết sau khi bị điện giật cháy đen bàn tay

Nam thợ điện thoát chết sau khi bị điện giật cháy đen bàn tay

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện cấp cứu trong tình trạng tay phải cháy đen, tâm lý hoảng loạn sau khi bị điện giật.

Dịp nghỉ lễ 30/4, một người chết não hiến tạng cứu sống 6 người

Dịp nghỉ lễ 30/4, một người chết não hiến tạng cứu sống 6 người

Y tế - 2 ngày trước

Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) trong dịp nghỉ lễ 30/4 vừa qua đã thực hiện thành công ca ghép tạng từ 1 người chết não hiến tạng giúp cứu sống 6 người.

Cha mẹ ôm con 3 tuổi đi cấp cứu lúc nửa đêm sau 'sự cố' hy hữu

Cha mẹ ôm con 3 tuổi đi cấp cứu lúc nửa đêm sau 'sự cố' hy hữu

Y tế - 2 ngày trước

Khi trẻ đang chơi ở trong thì nhà bất ngờ đàn ong bay vào đốt, sau đó trẻ xuất hiện tình trạng sốc phản vệ nên đã được gia đình đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế yêu cầu tháo gỡ quảng cáo trên sàn giao dịch điện tử 2 thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chứa chất cấm sibutramine

Bộ Y tế yêu cầu tháo gỡ quảng cáo trên sàn giao dịch điện tử 2 thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chứa chất cấm sibutramine

Sống khỏe - 3 ngày trước

Bộ Y tế sáng 3/5 cho biết đã phát hiện một số sàn giao dịch thương mại điện tử, website, mạng xã hội đang kinh doanh, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Dáng xuân Phục linh Gold và Best Slim Collagen có chứa chất cấm sibutramine - một hoạt chất đã bị cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.

50 giờ ghép đa tạng hồi sinh 3 cuộc đời

50 giờ ghép đa tạng hồi sinh 3 cuộc đời

Y tế - 4 ngày trước

Trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, bác sĩ Bệnh viện Quân đội 108 thực hiện thành công ca lấy - ghép đa tạng từ người hiến chết não, mang lại sự sống cho 3 bệnh nhân.

Tuyên dương kíp bác sĩ bị hành hung vẫn cứu sống bé trai 12 tuổi sốc phản vệ

Tuyên dương kíp bác sĩ bị hành hung vẫn cứu sống bé trai 12 tuổi sốc phản vệ

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ban Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba vừa tổ chức khen thưởng đột xuất cho ê kíp y bác sĩ đã có thành tích xuất sắc trong việc cấp cứu thành công một bệnh nhi 12 tuổi bị sốc phản vệ nguy kịch vừa qua. Trang Fanpage Sức Khỏe Phú Thọ đưa tin.

Xuyên kỳ nghỉ lễ lấy - ghép đa tạng, hồi sinh cho 3 cuộc đời

Xuyên kỳ nghỉ lễ lấy - ghép đa tạng, hồi sinh cho 3 cuộc đời

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Tất cả quá trình từ lúc phát hiện, chẩn đoán và hồi sức người hiến tạng tiềm năng đến lúc hoàn thiện các ca ghép chỉ diễn ra trong vòng 50 giờ đồng hồ, thể hiện tinh thần kỷ luật, tác phong quân đội của thầy thuốc.

Bị thanh gỗ mục đâm vào chân, 1 tuần sau bé gái 7 tuổi cứng hàm, co giật toàn thân, tiên lượng nguy kịch

Bị thanh gỗ mục đâm vào chân, 1 tuần sau bé gái 7 tuổi cứng hàm, co giật toàn thân, tiên lượng nguy kịch

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nặng với suy hô hấp cấp, co giật toàn thân, môi tím tái, phải đặt nội khí quản để hỗ trợ thở máy.

Top