Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lưu ý trong điều trị gout để bệnh nhanh giảm và hạn chế tái phát

Thứ bảy, 14:10 18/03/2023 | Bệnh thường gặp

Gout là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến hiện nay, đặc trưng bởi những cơn đau khớp dữ dội, sưng tấy. Vậy phải làm sao để bệnh giảm nhanh chóng và ít tái phát?

1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng‏

‏Lưu ý trong điều trị gout để bệnh nhanh giảm và hạn chế tái phát‏ - Ảnh 1.

PGS.TS.BS. Nguyễn Vĩnh Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Thấp khớp học Hà Nội.

‏PGS.TS.BS. Nguyễn Vĩnh Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Thấp khớp học Hà Nội cho biết, chế độ ăn rất quan trọng đối với người bệnh gout .

Chế độ ăn không khoa học, sử dụng nhiều bia rượu kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout , tái phát gout hoặc làm bệnh thêm trầm trọng. Chính vì vậy, việc điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò đặc biệt quan trọng trong điều trị và dự phòng gout.‏

‏‏‏‏Theo đó, bệnh nhân gout nên ăn những loại thịt có màu trắng, ít purin như thịt cá nạc, lườn gà, thịt heo… đảm bảo đủ lượng protein cần thiết. Cùng với đó, nên ăn nhiều các loại rau củ quả, ví dụ như anh đào, dâu tây, cải bẹ xanh, dưa chuột, cải bắp, cải xanh… Những loại rau củ này có chất kiềm sẽ trung hòa lượng axit uric thừa ở bệnh nhân gout một cách an toàn.‏

‏Nên dùng các loại dầu ô liu, dầu lạc, dầu vừng nhằm giảm bớt lượng chất béo. Trong chế biến, nên ưu tiên hấp hay luộc, hạn chế các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ. Ngoài ra, người bệnh gout cần lưu ý uống nhiều nước, 2-3 lít nước mỗi ngày, chia đều trong thời gian cả ngày để cơ thể có thể đào thải lượng axit uric thừa qua đường tiết niệu.‏

‏Bệnh nhân gout nên tránh các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu, thịt chó, nội tạng... tránh tiêu thụ bia rượu. PGS. Nguyễn Vĩnh Ngọc cũng nhấn mạnh rằng, người bệnh gout không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn bất kỳ loại thực phẩm nào, kể cả thịt đỏ, điều quan trọng là cần đảm bảo tiêu thụ với lượng vừa phải, tránh làm tăng axit uric trong máu .‏

photo-1678333932455

‏‏‏‏Người bệnh gout nên áp dụng chế độ ăn nhiều rau xanh, hạn chế thực phẩm giàu purin.‏

‏2. Điều trị gout dùng thuốc‏

2.1 Thuốc giảm đau, chống viêm

‏Có rất nhiều loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh gout . Trong đợt viêm khớp cấp do gout có thể dùng colchicin, thuốc chống viêm không steroid hoặc có thể sử dụng thuốc tiêm nội khớp corticoid. ‏

‏‏‏‏Tránh sử dụng corticoid đường uống vì có thể làm giảm khả năng thải tiết axit uric qua đường thận tiết niệu.hi điều trị bằng corticoid, bệnh nhân có thể khỏi rất nhanh, tuy nhiên thuốc có thể làm tăng lượng axit uric tích trữ trong cơ thể gây nên các biểu hiện của gout mãn tính . ‏

‏Do đó, bệnh nhân viêm khớp cấp do gout tốt nhất nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để được tư vấn và điều trị phù hợp với tình trạng. Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc hay dùng thuốc theo đơn của bệnh nhân khác.‏

‏‏‏2.2 Thuốc giảm axit uric máu‏‏

‏Thuốc giảm axit uric máu cần được sử dụng thường xuyên và kéo dài ở bệnh nhân gout mãn tính.

Allopurinol là nhóm thuốc đầu tiên được bác sĩ chỉ định để giảm acid uric máu, tuy nhiên thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như nôn, sốt, đau đầu, dị ứng gây tổn thương da…‏

‏‏‏‏Nhóm thuốc tăng thải axit uric như probenecid, lesinurad... là lựa chọn thứ hai để giảm axit uric máu.ác thuốc này có khả năng tăng đào thải acid uric qua thận, vì vậy cần thận trọng khi dùng ở người bệnh sỏi thận.‏

‏‏‏‏Trước khi chỉ định các loại thuốc giảm axit uric máu, người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra nồng độ axit uric trong máu để bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng dùng phù hợp.

photo-1678333941589

‏Bệnh nhân viêm khớp cấp do gout nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để được tư vấn và điều trị phù hợp với tình trạng.‏

3. Các loại thảo dược hỗ trợ điều trị gout

‏‏‏‏Một số loại thảo dược đã được chứng minh tác dụng có giảm đau do gout và hạ axit uric máu:‏span>

  • ‏Trạch tả có tác dụng lợi tiểu, giúp tăng đào thải acid uric qua đường tiểu, từ đó ngăn ngừa cơn gout cấp tái phát.‏
  • ‏Trái nhàu giúp ức chế enzyme xanthine oxidase tham gia tổng hợp acid uric máu, giảm nồng độ acid uric trong máu, ngăn ngừa hình thành và lắng đọng tinh thể urat gây đau khớp.‏
  • ‏Hoàng bá có thể giảm đau và chống viêm mạnh, nhờ đó cải thiện triệu chứng sưng đau khớp, giảm nguy cơ tái phát cơn gout cấp.

4. Lưu ý trong điều trị gout và cách ngăn ngừa bệnh tái phát

‏Để ổn định bệnh gout trong thời gian dài, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ. Một số bệnh nhân có tâm lý chủ quan khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm, dẫn đến việc ăn uống không khoa học, sử dụng nhiều rượu bia… Chính điều này là nguyên nhân chính dẫn đến tái phát bệnh gout.‏

‏‏‏‏Thay vào đó, người bệnh cần áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, ít purin, thường xuyên tập luyện thể dục để duy trì sức khỏe cơ xương khớp.

Minh Tâm
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 56 phút trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Rospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Ăn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Top