Mạch máu phun trào trong ngực nữ doanh nhân sau khi nâng vòng 1 ở nước ngoài
GiadinhNet - Mổ cấp cứu biến chứng sau nâng ngực, bác sĩ phát hiện một mạch máu đường kính 1,5 mm đang tuôn trào theo nhịp đập của tim bệnh nhân.
Sau 2 lần sinh nở, chị Hoài An (33 tuổi, ở Quảng Ninh, đã đổi tên) dù diện mạo ưa nhìn nhưng không thể tự tin vì vòng 1 "teo tóp". Là doanh nhân, chị càng tự ti. Được giới thiệu, chị này ra nước ngoài phẫu thuật. Mọi thứ liên quan đến phương thức, loại túi ngực, vị trí, chị "tin tuyệt đối" vào bác sĩ vì ngôn ngữ không rành.
Được đặt túi ngực qua đường nách không nội soi, sau 2 ngày mổ, vẫn đau nhiều nhưng chị được xuất viện.
"Tôi thậm chí còn vui vì bác sĩ ở đó không yêu cầu mặc áo bó chuyên dụng cố định ngực vừa chặt vừa nóng như ở Việt Nam" - chị nói.
4 ngày sau khi đặt, chị về nước. Được 3 ngày, chị lên cơn đau dữ dội chính giữa ngực bên phải, căng tức và to hơn so với bên còn lại.

Biến chứng chảy máu sau phẫu thuật nâng ngực có thể xảy ra từ 1- 5% sau mổ
Gia đình liền đưa chị đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức. Các bác sĩ phát hiện trong khoang ngực đã có khoảng 500g máu cục và 500ml nước máu đỏ tươi. Một mạch máu đường kính 1,5 mm đang tuôn trào theo nhịp đập của tim.
Các bác sĩ đã phải dùng đến dao hàn mạch chuyên dụng để cầm máu cho bệnh nhân. 10 ngày sau, chị An ra viện.
Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Hà, Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình – Thẩm mỹ, Bệnh viện Việt Đức, viện này tiếp nhận nhiều ca biến chứng sau nâng ngực. "Biến chứng chảy máu sau phẫu thuật nâng ngực có thể xảy ra từ 1- 5% sau mổ" - TS Hà nói.
24h sau mổ là thời điểm các bệnh nhân hay chảy máu sau nâng ngực. Do trong lúc mổ các bác sĩ thường phải tiêm thuốc co mạch để hạn chế chảy máu trong mổ. Sau khi khi hết tác dụng của thuốc co mạch nếu các mạch máu lớn không được xử lý khâu, thắt hoặc đốt điện cầm máu thì sẽ giãn nở trở lại gây ra hiện tượng chảy máu sớm ngay sau mổ.
Một thời điểm hay chảy máu khác là ngày thứ 7 - 8 sau mổ. Đây là ngày mà các cục máu đông ở trong các mạch máu không được xử lý khâu buộc thắt hoặc đốt điện cầm máu tốt sẽ bong ra và rơi ra ngoài gây ra hiện tượng chảy máu thứ phát.
"Do đó khi bị va chạm mạnh hoặc thực hiện một hoạt động mạnh sai tư thế mà người bệnh lại không có mang áo và băng ép chuyên dụng bảo vệ ngực cũng sẽ là điều kiện thuận lợi cho chảy máu" - TS Hà nói thêm.
Vị chuyên gia của Bệnh viện Việt Đức cho biết thêm, nâng ngực thường có 3 đường mổ thông dụng, bao gồm đường quầng vú, đường chân ngực và đường nách.
"Đường nách được chị em lựa chọn nhiều hơn do tính thẩm mỹ cao" - TS Hà nói nhưng cũng cho biết đây là cách "mổ mù".
Lý giải thuật ngữ này, TS Hà nói, với khoảng cách từ nách vào ngực tương đối xa, nên trước đây các bác sĩ không quan sát trực tiếp được trường mổ mà chỉ nhìn bên ngoài. Vì vậy kỹ thuật mổ kinh điển này còn được gọi là mổ mù (blind technique).
Kỹ thuật làm mù này thường có nguy cơ chảy máu sau mổ cao hơn, hai ngực không cân nhau, hai ngực hay bị xa nhau và nhất là bệnh nhân sẽ rất đau sau mổ.
Hiện nay, thay vì mổ mù, các phẫu thuật viên sẽ đưa hệ thống camera vào khoang mổ, phóng to ra 5- 6 lần trên màn hình full HD.
Các phẫu thuật viên có thể quan sát rõ ràng vị trí của các mạch máu lớn, cố gắng tránh không tổn thương nó, còn nếu không tránh được thì phải thực hiện khâu, thắt hoặc đốt điện cầm máu kỹ càng trong mổ.
Nhờ nội soi, bác sĩ sẽ cắt và tách các thớ cơ nhẹ nhàng, chính xác đến từng milimet. Kết quả nguy cơ chảy máu giảm rất nhiều, túi ngực 2 bên ở vị trí cân nhất, khe ngực không bị xa nhau.
Sau mổ hầu hết người bệnh đều cảm giác ít đau hơn, các động tác nhẹ nhàng có thể thực hiện được ngay ngày hôm sau.
"Theo dõi và xử lý các biến chứng sớm sau nâng ngực rất cần thiết. Bệnh nhân phải khám định kỳ để kiểm soát bao xơ cũng như các biến đổi nhu mô vú sau mổ, để đảm bảo an toàn lâu dài" - TS Hà khuyến cáo.
V.Thu

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 20 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 1 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 1 ngày trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 2 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.