Mang họa vì tự ý truyền dịch, uống thuốc bổ
Hiện nay, thời tiết nắng nóng gay gắt trùng với thời điểm mùa thi khiến cho trẻ em, người già và nhất là các thí sinh dễ bị suy nhược, đổ bệnh. Để nâng cao thể trạng cho trẻ, nhiều phụ huynh tự ý mua thuốc bổ, vitamin hoặc truyền nước, truyền nước hoa quả cho các em song theo các chuyên gia, việc này tiềm ẩn rất nhiều nguy hại.

Bồi bổ quá… hóa bệnh
Khoảng hơn 2 tuần nay, thời tiết nắng nóng gay gắt, kéo dài khiến cho các bệnh viện trở nên ngột ngạt hơn vì lượng bệnh nhân, nhất là nhóm đối tượng người già, trẻ nhỏ đổ bệnh tăng cao. Tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Bệnh viện Da liễu Trung ương, lượng bệnh nhân đến khám 2 tuần qua tăng bình quân khoảng 20% so với trước. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, vào thời điểm này mỗi ngày tiếp nhận 2.000-3.000 bệnh nhân, cao điểm có ngày lên tới 3.500. Tương tự, tại khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai hiện mỗi ngày cũng có 200-300 trẻ vào khám.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nắng nóng bất thường khiến trẻ em mỏi mệt, ăn ít, sức đề kháng giảm nên rất dễ đổ bệnh. Bên cạnh đó, trẻ nằm điều hòa để nhiệt độ quá lạnh, chênh lệch nhiệt độ giữa trong phòng với ngoài trời quá cao cũng dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp. Đáng lo ngại là có tới 1/3 số bệnh nhân trước khi đến viện đã tự ý điều trị tại nhà. Phổ biến nhất là việc tự ý mua thuốc hạ sốt, kháng sinh cho trẻ uống. Ngoài ra, thấy trẻ ăn ít, nhiều phụ huynh mua thuốc bổ, các loại vitamin cho trẻ uống với hy vọng có thể thay thế được thực phẩm… Hậu quả là nhiều trẻ sau khi được tự ý điều trị như vậy đã không khỏi mà còn nặng hơn, gặp phản ứng phụ nguy hiểm.
Thời tiết nắng nóng hiện nay lại trùng với mùa thi của học sinh các cấp, các thí sinh chịu nhiều áp lực, căng thẳng trí óc, ăn uống không ngon miệng nên cũng rất dễ bị mệt mỏi, suy nhược, đổ bệnh. Một số phụ huynh khi thấy con em mình mệt mỏi, ăn ít, suy nhược đã tự ý mua thuốc bổ cho trẻ uống, thậm chí mua các loại nước dịch truyền, hoa quả tổng hợp về truyền cho con… Mới đây, Bệnh viện Thanh Nhàn đã tiếp nhận cấp cứu một trường hợp bệnh nhân nữ bị sốc dịch truyền do tự ý truyền nước hoa quả tại nhà. Qua tìm hiểu, cô bé này vốn có sức khỏe yếu, bố mẹ em muốn con gái có sức khỏe tốt hơn trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông đã nhờ một chị y tá gần nhà mua 2 chai nước hoa quả (giá 80.000 đồng/ chai) để về nhà truyền cho em nhưng mới truyền được hơn 1 chai thì thấy em có biểu hiện tím tái, co giật nên vội đưa vào bệnh viện.
Tránh những sai lầm đáng tiếc
Bác sĩ Ngô Mai Xuân, Trưởng khoa Khám bệnh – Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, vào những ngày thời tiết nắng nóng như hiện nay, bệnh nhân mắc các bệnh viêm đường hô hấp, tăng huyết áp, đột quỵ, viêm não, say nóng, say nắng… luôn gia tăng. Với riêng các đối tượng là thí sinh phải bước vào những kỳ thi căng thẳng trong mùa hè, kinh nghiệm hàng năm cho thấy năm nào cũng có nhiều trẻ phải vào viện khám, cấp cứu vì đổ bệnh, trong đó nhiều ca mắc bệnh nặng hơn vì chăm sóc, bồi bổ sức khỏe không đúng cách hoặc tự ý điều trị không tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Trong số đó, việc người nhà tự ý chăm sóc, bồi bổ sức khỏe cho trẻ, cho các em học sinh bằng biện pháp dùng thuốc bổ, vitamin, truyền nước, truyền nước hoa quả… là những sai lầm rất phổ biến. Bác sĩ Ngô Mai Xuân phân tích, cần phải thấy rằng tất cả các loại thuốc bổ hay vitamin dù có lợi cho sức khỏe song trước hết nó vẫn là một loại thuốc, chỉ dùng khi có bệnh và dùng theo đúng liều lượng, chỉ định của bác sĩ. Ngay cả các loại vitamin nhóm B, C như B1, B2, B6, B12, C… khá lành tính và có thể tự mua về uống tại nhà nhưng vẫn phải tuân theo liều lượng hướng dẫn và tuyệt đối không được lạm dụng, sử dụng kéo dài. Những loại vitamin khác, nếu dùng tùy tiện có thể gây phản ứng phụ khó lường, chẳng hạn dùng tùy tiện vitamin D2 có thể gây sỏi thận, dùng vitamin A quá liều có thể gây ngộ độc, dùng vitamin PP không theo đúng chỉ định có thể bị dị ứng. Riêng việc tự ý truyền nước hay truyền nước hoa quả tại nhà là rất nguy hiểm, có thể gây sốc dịch truyền, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Việt Nam ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ điều trị khối u
Y tế - 5 giờ trướcGĐXH – Việc ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ tại Việt Nam đem tới bước ngoặt mới trong việc điều trị hiệu quả các khối u và nhiều bệnh lý như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, tuyến cơ tử cung, u vú lành tính…

Hướng dẫn cách phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ
Sống khỏe - 6 giờ trướcGĐXH - Theo các chuyên gia, sốt phát ban và sởi đều là những bệnh do virus gây ra. Sốt phát ban thường lành tính và tự khỏi, sởi lại có thể dẫn đến những biến chứng như viêm phổi hay viêm não nếu không xử lý kịp thời. Chẩn nhầm bệnh có thể dẫn đến điều trị sai vì vậy, nhận diện đúng dấu hiệu từng bệnh giúp chẩn đoán đúng, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.

Sau vụ 7 trẻ bị xâm hại ở Đà Lạt: Bộ Y tế đề nghị thanh tra toàn bộ các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
Y tế - 6 giờ trướcGĐXH - Bộ Y tế đề nghị các địa phương cần tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, các cấp, các ngành trong việc phát hiện, báo cáo và xử lý các vụ việc vi phạm quyền trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em.

Người đàn ông có chỉ số men gan cao gấp 38 lần thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải
Sống khỏe - 6 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện vì men gan cao cho biết, vì lo lắng uống nhiều loại thuốc để trị cảm cúm sẽ gây hại cho gan nên đã tự ý ngưng thuốc điều trị viêm gan B.

Kỳ tích y học Việt Nam: Lần đầu thực hiện thành công ghép tim nhân tạo bán phần
Y tế - 9 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 lần đầu tiên tại Việt Nam.

4 dấu hiệu cho thấy bạn có mỡ nội tạng và 4 thực phẩm là khắc tinh của mỡ
Sống khỏe - 9 giờ trướcGĐXH - Những người có mỡ ở bụng thường có lượng mỡ nội tạng quá nhiều, có thể dẫn đến hàng loạt các bệnh như huyết áp cao, đột quỵ và tiểu đường.

Nên uống mấy viên Omega 3 mỗi ngày để mang lợi ích cho sức khỏe?
Sống khỏe - 12 giờ trướcGĐXH - Omega 3 là một loại axit béo thiết yếu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên nên uống mấy viên mỗi ngày để không gặp tác phụ ngoài ý muốn?

8 lợi ích sức khỏe của cà tím có thể bạn chưa biết
Sống khỏe - 12 giờ trướcĂn cà tím hàng ngày có lợi cho sức khỏe vì đây là nguồn vitamin, chất xơ, nasumin và acid chlorogenic dồi dào.

Thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin C giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Sống khỏe - 17 giờ trướcMột nghiên cứu mới cho thấy vitamin C từ sản phẩm tươi - không phải thực phẩm bổ sung - có thể giúp bảo vệ những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 khỏi bệnh tim, định hình lại cách chúng ta suy nghĩ về chế độ ăn uống và phòng ngừa bệnh mạn tính.

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Để xác định bạn có bị tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ dựa trên các chỉ số xét nghiệm về đường huyết cùng với những dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.