Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo: Hàng chục câu hỏi “hóc búa” chờ lời giải
GiadinhNet - Ngày 31/3, Bộ Y tế cùng Hội Nội tiết sinh sản & Vô sinh TPHCM phối hợp tổ chức Hội thảo Phổ biến Nghị định số 10 của Chính phủ (ngày 28/1/2015) quy định về việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Hơn 30 nội dung về y tế, pháp lý, tâm lý
Hội thảo do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến chủ trì với sự tham dự của nhiều chuyên gia sản khoa. Tại hội thảo, TS Nguyễn Huy Quang - Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) đã trình bày những vấn đề cốt lõi của Nghị định vốn đang được các chuyên gia y tế và người dân quan tâm.
Theo đó, Nghị định 10 điều chỉnh một số yếu tố cơ bản đối với quá trình thực hiện kỹ thuật TTTON vốn là cơ sở để thực hiện kỹ thuật mang thai hộ. So với các quy định trước đây về TTTON, Nghị định 10 điều chỉnh việc cho và nhận tinh trùng, cho và nhận noãn, cho và nhận phôi. Một số vấn đề liên quan đến lưu giữ tinh trùng, noãn, phôi cũng được điều chỉnh tại Nghị định này.
Theo quy định, hồ sơ đề nghị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải bao gồm 10 đơn, văn bản xác nhận, văn bản thỏa thuận có liên quan. Ngoài sự hiện diện trực tiếp của cặp vợ chồng (bên nhờ mang thai hộ và vợ chồng bên mang thai hộ), hồ sơ còn cần sự hiện diện của chính quyền cấp xã/phường, cơ sở khám, chữa bệnh, chuyên gia y tế, tâm lý, pháp luật và chính đơn vị trực tiếp thực hiện kỹ thuật (Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Phụ sản Trung ương Huế, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ). Đơn vị trực tiếp thực hiện kỹ thuật này chịu trách nhiệm xét duyệt hồ sơ. Tuy nhiên, với những trường hợp giả mạo hồ sơ, trách nhiệm chính thuộc về đơn vị cung cấp văn bản xác nhận (chính quyền địa phương). Riêng vấn đề tư vấn đối với vợ chồng bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ được quy định chặt chẽ với hơn 30 nội dung về y tế, pháp lý và tâm lý.
Bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết - Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ đã đề cập đến nhiều vấn đề phát sinh trong thực tế kể từ khi Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có hiệu lực. Theo bác sĩ Tuyết, thủ tục xác định “người thân thích cùng hàng” bao gồm những văn bản nào? Phía Sở Tư pháp TPHCM cũng chưa có câu trả lời cụ thể.
Các đơn vị y tế chờ thông tư hướng dẫn cụ thể
Một vấn đề khác phát sinh, với một phụ nữ trục trặc về tử cung lẫn buồng trứng (tức là phải xin noãn của người khác) thì có được thực hiện kỹ thuật này không? Bác sĩ Tuyết cũng nêu trường hợp một cặp vợ chồng có con chung nhưng đứa trẻ mắc bệnh down, vì vậy bố mẹ muốn thực hiện kỹ thuật mang thai hộ (do mẹ không còn khả năng mang thai) để có thêm con thì xử lý ra sao? Ngược lại, một phụ nữ đã có con ngoài hôn thú, muốn có thêm con nhưng không thể tự mang thai mà phải “đi nhờ”, vậy đơn vị y tế có được phép thực hiện?
Một tình huống khác “khá hóc búa” cũng được các chuyên gia đưa ra tại hội thảo, đó là quy định hiện hành cho phép cặp vợ chồng có bất thường về di truyền được xin phôi để thực hiện kỹ thuật TTTON và mang thai sinh con để tránh bệnh tật cho thế hệ sau. Tuy nhiên, nếu người vợ trong tình huống trên trục trặc về tử cung, buộc phải vừa xin phôi vừa thực hiện kỹ thuật mang thai hộ, nhưng Nghị định 10 lại không cho phép điều này vì quy định tinh trùng và trứng phải của bên nhờ mang thai hộ.
Trước không ít thắc mắc của đại diện các đơn vị y tế được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho hay: Các đơn vị y tế cần căn cứ theo Nghị định để thực hiện. Thứ trưởng cũng cho rằng, sắp tới Nghị định này còn phải điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp thực tế cuộc sống.
Liên quan đến tình huống cặp vợ chồng có bất thường về di truyền, người vợ lại trục trặc ở tử cung, Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định: Đối với trường hợp này, cơ sở y tế buộc phải từ chối thực hiện kỹ thuật mang thai hộ theo đúng quy định, đồng thời khuyên cặp vợ chồng này nhận con nuôi nếu thực sự muốn có con (ít nhất là trong thời gian Nghị định 10 chưa có sửa đổi, điều chỉnh). Còn tình huống một phụ nữ trục trặc về cả tử cung lẫn buồng trứng thì chiếu theo quy định là hoàn toàn không thể thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì “phải xin trứng” là trái với Nghị định 10.
Tại hội thảo, Vụ Sức khỏe Bà mẹ&Trẻ em- đơn vị được Bộ Y tế giao nhiệm vụ tham mưu soạn thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 10 cũng đặt ra nhiều vấn đề để xin ý kiến các chuyên gia.
Mang thai hộ trái pháp luật có thể phải chịu án tù
Theo ông Nguyễn Hồng Hải, chuyên gia pháp lý thuộc Ban soạn thảo Nghị định, một dự thảo quy định tội danh tổ chức mang thai hộ trái pháp luật đang được cơ quan chức năng triển khai với khung hình phạt cao nhất 7 năm tù. Riêng bác sĩ tiếp tay thực hiện mang thai hộ trái pháp luật sẽ bị tước giấy phép hành nghề 5 năm.
Thanh Giang / Báo Gia đình và Xã hội

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh
Dân số và phát triển - 10 giờ trướcGĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ
Dân số và phát triển - 21 giờ trướcViệc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcBệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcĂn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcNhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcCác bệnh lây truyền qua đường tình dục còn được gọi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). STI có thể lây truyền trong bất kỳ hình thức sinh hoạt tình dục nào.

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcRụng tóc là một trong những triệu chứng thường thấy ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Việc điều trị sớm, đúng cách có thể giúp làm chậm quá trình rụng tóc, cải thiện sức khỏe tổng thể của tóc, đồng thời giúp chị em thêm tự tin trong cuộc sống.

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcHội chứng tiền kinh nguyệt có thể gây khó chịu về mặt thể chất, tinh thần... ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều trường hợp bị Hội chứng tiền kinh nguyệt nặng, kéo dài cần phải dùng thuốc để điều trị.

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcTrẻ bú mẹ ít nhất sáu tháng có thể thúc đẩy vi khuẩn đường ruột có lợi, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch ở trẻ khi trưởng thành.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triểnMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.