Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mất cân bằng giới tính khi sinh ở các nước Châu Á và kinh nghiệm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh của Hàn Quốc

GiadinhNet - Mất cân bằng giới tính khi sinh hiện đang trở thành một trong những vấn đề “nóng”, mối quan ngại ngày càng tăng tại một số quốc gia Châu Á.

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) là số trẻ trai sinh ra còn sống cao hơn hoặc thấp hơn ngưỡng bình thường so với 100 trẻ gái. MCB GTKS xảy ra khi tỷ số giới tính nam khi sinh lớn hơn 106 hoặc nhỏ hơn 103 so với 100 trẻ nữ.

Theo thống kê, năm 2015, trên toàn Châu Á thiếu hụt tới 117 triệu phụ nữ do mất cân bằng giới tính khi sinh, một trong những hậu quả của tình trạng phân biệt giới. Số quốc gia có tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh không nhiều nhưng hậu quả của tình trạng phân biệt giới tính thì hết sức nghiêm trọng.

Trung Quốc và Ấn Độ là 2 quốc gia chịu ảnh hưởng lớn của hiện tượng này, dự kiến đến năm 2060 tại Trung Quốc và Ấn Độ cứ 100 phụ nữ thì có tới 160 nam giới trong độ tuổi kết hôn.

Tình trạng mất cân bằng giới tính tại Trung Quốc đã bắt đầu từ năm 1980, dẫn tới hàng chục triệu nam giới Trung Quốc hiện không có khả năng lấy được vợ. Điều này kéo theo hàng loạt hệ lụy về kinh tế, xã hội như một số ngành thiếu nhân lực, bất bình đẳng giới và tình trạng buôn bán phụ nữ trở nên phức tạp.

Suốt từ những năm 1990 cho đến nay, tỷ số giới tính khi sinh ở Trung Quốc luôn ở mức cao và rất cao: năm 1990 là 111,3/100, năm 1995 là 116,8/100, năm 2000 là 119,9/100, năm 2005 là 120,5/100 và giai đoạn 2009-2011 vẫn ở mức 118,1/100. Mặc dù đã triển khai nhiều giải pháp tổng thể mạnh mẽ về chính trị, pháp luật, KT-XH, nhưng vẫn chưa có kết quả rõ ràng. Sự thay đổi chậm chạp, thậm chí rất khó khăn do các định kiến về con trai, con gái đã ăn sâu, bám rễ hàng nghìn năm trong phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư và người dân.

Theo số liệu của Ủy ban Kế hoạch hóa Gia đình và Sức khỏe Quốc gia, dân số Trung Quốc đã bị “thừa” ra hơn 33 triệu bé trai sơ sinh trong hơn 30 năm qua (tính mốc năm 1979). Lấy vợ ở quốc gia này, giờ đây đối với nhiều người không phải là chuyện dễ dàng. Vì thế, trên các trang mạng công khai nhan nhản các dịch vụ kỳ lạ: cho thuê bạn gái để về nhà dự sinh nhật, thuê bạn gái cùng đi du lịch, cùng ăn tối, hay thậm chí là thuê bạn gái để đưa về quê ra mắt bố mẹ trong các dịp nghỉ lễ...

Trong hai năm 2012 - 2013, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra hành động đặc biệt, có tên gọi là "Hành động quốc gia đặc biệt trấn áp hai phi pháp". Một mạng lưới giám sát được triển khai đến tận thôn xóm để phát hiện các trường hợp bỏ thai liên quan đến lựa chọn giới tính, phát hiện các nhân viên y tế thực hiện công nghệ lựa chọn giới tính thai nhi.

Trung Quốc cũng đã tích cực cải thiện hệ thống lương hưu nông thôn, hệ thống bảo hiểm y tế, nâng cao địa vị của phụ nữ. Trung Quốc coi việc đưa tỷ số giới tính khi sinh trở lại bình thường là sứ mệnh quan trọng nhất của Chính phủ và xã hội trong lĩnh vực Dân số và Phát triển xã hội.

Sự mất cân bằng giới tính khi sinh đã tạo ra những hệ luỵ của sự thiếu hụt các cô dâu hiện nay ở Trung Quốc, Hàn Quốc. Đến nay, mới chỉ có Hàn Quốc thành công trong việc đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên 106 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái. Các nước Trung Quốc, Ấn Độ dù có nhiều biện pháp rất quyết liệt song tỷ số giới tính khi sinh vẫn đang ở mức cao.

Theo PGS.TS Heeran Chun, Đại học Jungwon Hàn Quốc, những năm 1980 - 1990 của thế kỷ trước, khi công nghệ siêu âm, chọc ối... phát triển cùng với quy mô gia đình ít con, mức sinh thấp đã đưa tỷ số giới tính khi sinh của Hàn Quốc tăng rất nhanh. Sự tăng bất thường của tỷ số giới tính khi sinh lên đỉnh điểm vào đầu những năm 1990, đạt 116 trẻ trai/100 trẻ gái, có vùng tỉ số này lên tới 140/100. Tỷ số giới tính khi sinh cũng có sự khác biệt lớn theo thứ tự của đứa trẻ khi sinh. Ở lần sinh thứ nhất và thứ hai, sự mất cân bằng này chưa rõ rệt, nhưng ở lần sinh thứ 3 và thứ 4, tỉ số này có sự gia tăng lớn. Vào những năm 1990, có thời điểm tỷ số giới tính khi sinh ở trẻ là con thứ ba lên tới 200/100 và ở con thứ 4 trở lên, tỉ số này là 240/100.

Trước sự gia tăng bất thường và nhìn thấy rõ hệ lụy của vấn đề thừa nam thiếu nữ, Chính phủ Hàn Quốc đã có những giải pháp để ngăn ngừa tình trạng này.

Chính phủ cấm xác định giới tính thai nhi theo Luật Y tế năm 1987 (sửa đổi năm 1994); Hủy bỏ luật chỉ có nam giới mới được thừa kế mà cả con trai, con gái đều được thừa hưởng như nhau; Luật Y tế được sửa đổi 1994 có biện pháp mạnh mẽ trong việc xử lý vi phạm lựa chọn giới tính thai nhi.

Chính phủ tạo điều kiện huy động lực lượng lao động nữ, mở rộng ngành nghề phụ nữ có thể tham gia. Khuyến khích phụ nữ tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.

Bên cạnh đó, các biện pháp như chú trọng dạy và nâng cao đạo đức nghề nghiệp với sinh viên y khoa trong việc thực hiện nạo phá thai vì lý do giới tính; tạo dựng hệ thống hỗ trợ người cao tuổi; nâng cao vị thế và trao quyền năng cho phụ nữ được tiến hành đồng bộ.

Những năm 1980, Hàn Quốc có khẩu hiệu: "Sinh hai con để có cuộc sống tốt đẹp hơn, không lo lắng về giới tính của con cái!". Giai đoạn 1990-2000 những khẩu hiệu: "Nuôi 1 con gái lớn lên bằng 10 con trai", "Hãy yêu con gái của bạn" được người dân Hàn Quốc đón nhận.

Trước đây, Hàn Quốc đã từng cấm nhân viên y tế thông báo giới tính thai nhi, nhưng hiện nay, điều này đã được cho phép. Sở dĩ hoạt động này được tiến hành bình thường là do khi nguyên nhân sâu xa nhất đã được giải quyết - không còn tư tưởng trọng nam khinh nữ - thì những lo lắng đó cũng không cần.

Nhờ những nỗ lực đó, tỷ lệ giới tính khi sinh đã giảm kể từ giữa những năm 1990, đến năm 2010, tỷ số giới tính khi sinh ở Hàn Quốc đã gần đạt mức bình thường là 106,9. Hàn Quốc gần như đã chuyển hẳn sang văn hóa trọng nữ từ chế độ gia trưởng và một nền văn hóa trọng nam có gốc rễ từ xa xưa.

Châu Anh (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 21 giờ trước

Tiền mãn kinh thường bắt đầu từ 40 đến 50 tuổi. Chế độ ăn lành mạnh góp phần làm giảm bớt một số triệu chứng khó chịu mà thời kỳ tiền mãn kinh gây ra.

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhiều cha mẹ băn khoăn về việc có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh. Vậy trường hợp nào nên và không nên cắt bao quy đầu cho trẻ?

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi thấy thật sai lầm khi nhờ con dâu đi gửi tiết kiệm. Giờ nó hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm dưỡng già của tôi để buôn bất động sản, tôi chưa biết cách nào để từ chối.

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi đã lên kế hoạch cho 1 buổi cầu hôn lãng mạn, thế nhưng khi vừa nhìn thấy chiếc nhẫn cầu hôn, bạn gái liền giận dỗi, thế rồi chúng tôi cãi nhau mà tôi không hiểu lý do là gì. Sau đó tôi mới biết bạn gái dỗi đòi chia tay chỉ vì tôi mua chiếc nhẫn không đúng ý cô ấy.

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH- Việc tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là cách để chúng ta vẽ đường cho "hươu chạy đúng đường".

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Top