Màu sắc khác thường ở móng tay, chân biểu hiện bệnh gì?
Móng tay, chân cùng với da, tóc thuộc lớp ngoài của cơ thể. Đôi khi màu sắc, thay đổi của móng tay, chân cũng là biểu hiện tình trạng sức khỏe bên trong của người.
Cấu trúc và chức năng của móng tay, chân
Móng là một dạng biến đổi của da, được cấu tạo bởi một lớp keratin cứng chắc phát triển từ biểu bì phần mặt lưng của các ngón tay và ngón chân. Móng có chức năng bảo vệ, giúp mạng lưới thần kinh dày đặc ở các đầu chi khỏi bị tổn thương, đồng thời chúng còn có tác dụng tăng độ nhạy của xúc giác ở các đầu ngón tay, chân.
Bên cạnh đó, nó còn là một thứ vũ khí để tự vệ, tấn công, đồng thời móng cũng phản ánh tình trạng sức khỏe của cơ thể.

Đôi khi sức khỏe của móng tay cũng là biểu hiện tình trạng sức khỏe bên trong của người.
Thành phần móng
Móng có cấu trúc tương tự như lớp sừng của da, hình thành nhờ sự liên kết chặt chẽ giữa các tế bào keratin tạo nên lớp cứng chắc. So với lớp sừng, móng có nồng độ chất béo thấp hơn từ 0,15-0,75%, nồng độ lưu huỳnh khoảng 3%, cao hơn lớp sừng.
Khác với xương, calci không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của móng. Vào tháng tư của thai kỳ, thai nhi bắt đầu hình thành móng trên các ngón. Móng tăng trưởng liên tục suốt đời người.
Cấu trúc móng
Móng gồm có 3 lớp:
- Đĩa móng (nail plate): cấu tạo bởi lớp sừng, phát triển liên tục suốt đời, có màu hồng vì nằm trên giường móng có nhiều mạch máu nuôi dưỡng.
- Giường móng (nail bed).
- Mầm móng (ventral matrix): nơi tập trung các mạch máu, chịu trách nhiệm nâng đỡ và phát triển móng.
Các dấu hiệu mắc bệnh khi móng tay, chân thay đổi khác thường
Thay đổi màu móng
Móng tay vàng là một triệu chứng thường gặp ở những người bị nấm móng tay. Khi bị nấm móng, bên cạnh việc ố vàng, móng tay của bạn cũng sẽ ngày càng dày hơn. Ngoài ra, móng tay màu vàng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tuyến giáp, tiểu đường hoặc bệnh vẩy nến.
Móng màu xanh hoặc nâu xám, có thể thiếu hụt vitamin B12 - loại vitamin thiết yếu có vai trò giữ cho các tế bào trong cơ thể khỏe mạnh và tạo ra DNA.
Những đốm trắng trên móng tay có thể là do thiếu hụt vitamin và khoáng chất: Vitamin và khoáng chất là những yếu tố rất quan trọng đối với da, tóc và móng tay. Nếu bị thiếu hụt những chất thiết yếu này, đặc biệt là vitamin, canxi và kẽm, trên móng tay của bạn có thể xuất hiện những đốm màu trắng. Trong một số trường hợp, tình trạng xuất hiện những đốm trắng trên móng tay còn là do các bệnh lý về gan thận gây ra.
Móng tay chân giòn, dễ gãy
Thiếu hụt vitamin và khoáng chất sắt, biotin, canxi có thể khiến móng tay giòn, gãy. Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh thiếu máu do thiếu sắt là móng tay giòn. Các nguyên nhân khác bao gồm rửa tay hoặc khử trùng thường xuyên, lão hóa, các sản phẩm làm móng chứa axeton... Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng này là do móng tay bị hư hại do hóa chất và các chất tẩy rửa thường xuyên.
Ngoài ra, một số bệnh khác có thể khiến móng tay dễ gãy, chẳng hạn như bệnh nấm móng tay hoặc bệnh tuyến giáp. Suy giáp là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormone tuyến giáp, dẫn đến cơ thể mệt mỏi, sụt cân và gây ra nhiều bất thường ở các cơ quan khác.
Móng tay dẹt hoặc lõm hình thìa
Thiếu sắt hoặc vitamin C có thể gây ra móng tay lõm hình thìa. Ban đầu, móng có vẻ dẹt, sau một thời gian, vết lõm bắt đầu hình thành và móng có hình chiếc thìa. Điều trị tình trạng thiếu sắt hoặc ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt, vitamin C có thể cải thiện vấn đề ở móng tay.
Móng tay chân có sọc trắng dọc
Tình trạng móng tay có sọc, cơ thể có khả năng bị thiếu những chất sau: protein va kẽm, vitaminA, sắt.
Ngoài việc thiếu chất, móng tay có sọc còn có thể là triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm liên quan đến thận, gan. Nếu tình trạng móng tay thành đường dọc trong thời gian dài và không có dấu hiệu cải thiện, bạn nên cảnh giác với các vấn đề về chức năng gan, thận.
Móng tay nham nhở
Đầu móng tay bị lởm chởm, nham nhở thường gặp ở những người có thói quen cắn móng tay thường xuyên. Do thói quen xấu này mà móng tay bị hư hại, dẫn đến tình trạng móng tay nham nhở. Ngoài ra, móng tay nham nhở còn gặp trong một số bệnh về móng như nấm móng.

Hầu hết mọi người không quá chú ý đến móng tay vì họ không nghĩ rằng nó quan trọng.
Lời khuyên của bác sĩ
Hầu hết mọi người không quá chú ý đến móng tay vì họ không nghĩ rằng nó quan trọng. Khi móng tay có sọc trắng dọc có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể chúng ta có điều gì đó không ổn.
Để có bộ móng tay khỏe mạnh và nhanh hồi phục sau tổn thương, bạn cần lưu ý những mẹo chăm sóc như:
- Masage móng tay hàng ngày với một lượng nhỏ gel và dụng cụ chuyên đánh bóng móng tay.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên để tẩy tế bào chết và nuôi dưỡng lớp biểu bì xung quanh móng.
- Trước khi sơn móng, hãy thoa một ít kem dưỡng ẩm lên móng và để khô trước khi sơn.
- Không nên dùng dụng cụ cắt tỉa móng bằng kim loại, nhất là người có móng giòn, dễ gãy. Thay vào đó, hãy dùng dũa móng tay và dũa theo một hướng nhất định.
- Đeo găng tay để bảo vệ bộ móng khi làm việc nhà hoặc phải tiếp xúc với chất tẩy rửa.

Người phụ nữ 31 tuổi triglyceride trong máu vượt quá 45 lần, thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - 4 tháng liên tiếp, người phụ nữ này liên tục ăn lẩu, đồ nướng và trà sữa. Không chỉ vậy, cô thường xuyên đi ngủ lúc 3h và thức dậy lúc 15h, gần như đảo ngược nhịp sinh học ngày và đêm.

7 ngày làm theo 'chanh liều cao', cô gái trẻ cầu cứu bác sĩ
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcCô gái lên nhóm "chanh liều cao" thấy mọi người mách dùng nước cốt bôi lên da trị mụn. Kết quả sau 5 ngày làm theo, mặt bắt đầu viêm da, sưng tấy, bỏng rát.

Người phụ nữ 67 tuổi bỏ lỡ cơ hội điều trị ung thư vú giai đoạn 0 vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Phát hiện ung thư vú giai đoạn 0 nhưng nghĩ mình cao tuổi, đang suy thận mạn giai đoạn 4, cao huyết áp, lại sợ phẫu thuật gặp nguy hiểm... nên bà T. quyết định không điều trị.

Quan niệm người bị u tuyến giáp phải tuyệt đối kiêng ăn rau họ cải, bác sĩ nói gì?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNgười mắc bệnh u tuyến giáp thường truyền tai nhau là phải tuyệt đối tránh xa những loại rau thuộc họ cải. Điều này có đúng không?

Nắng nóng, 3 việc người bệnh tiểu đường nên làm để ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nhiệt độ tác động phần nào đến việc kiểm soát đường huyết của người bệnh tiểu đường. Vì vậy, cần kiểm tra đường huyết thường xuyên, tham khảo bác sĩ để điều chỉnh liều lượng insulin và chế độ ăn uống hợp lý.

Người đàn ông ở Quảng Ninh bị vỡ phình động mạch chủ bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trước khi nhập viện vì bị vỡ phình động mạch chủ bụng, bệnh nhân xuất hiện đau bụng quanh rốn, đau lan ra sau lưng, mệt mỏi nhiều, choáng váng...

Bất ngờ 7 nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối, phụ nữ U50 cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Thoái hóa khớp gối là bệnh lý tiến triển từ từ nhưng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm

Các biện pháp kiểm soát nguy cơ tăng huyết áp mùa hè
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcKhi nhiệt độ tăng cao vào mùa hè sẽ làm cơ thể mất nhiều nước, dẫn tới tình trạng máu cô đặc. Đặc biệt là sự thay đổi đột ngột giữa phòng điều hòa với thời tiết bên ngoài, sự thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến máu đang giãn nở lập tức co lại dẫn đến tăng huyết áp

Thời tiết nắng nóng, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để ổn định đường huyết
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường không kiểm soát đường huyết tốt trong mùa nắng nóng thì cơ thể sẽ gia tăng bài tiết nước tiểu nhiều, khiến cơ thể mất nước nhanh hơn. Việc mất nước có thể khiến cho đường huyết tăng cao.

Người phụ nữ phát hiện ung thư cổ tử cung sau khi sinh con 4 tháng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư cổ tử cung nhập viện trong tình trạng đau bụng dưới quặn thắt kéo dài, cơn đau khiến chị không thể đi lại. Trước đó, chị không hề có bất kỳ biểu hiện bất thường nào như chảy máu âm đạo hay rối loạn kinh nguyệt...

Người đàn ông 65 tuổi bị đột quỵ vì sai lầm nhiều người mắc phải khi điều trị tăng huyết áp
Bệnh thường gặpGĐXH - Người đàn ông bị đột quỵ có bệnh lý tăng huyết áp, tuy nhiên điều trị không thường xuyên. Ông cũng từng mắc đột quỵ một lần và có thói quen hút thuốc lá lâu năm.