Mẹ bầu tẩm bổ sơn hào hải vị nhưng thai vẫn nhẹ cân, bác sĩ lý giải do "thói quen cấm" buổi đêm
GiadinhNet - Mẹ bầu rất thắc mắc khi mình luôn chú ý chế độ dinh dưỡng, tẩm bổ đều đặn nhưng khi đi khám thai nhi lại nhẹ cân.
Trong thời gian mang thai, sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của mẹ bầu sẽ luôn liên quan mật thiết đến sự phát triển của thai nhi. Có những thói quen tưởng như vô hại nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Trường hợp của bà mẹ dưới đây là một ví dụ.
Tiểu Kỳ (25 tuổi, sống tại Hàng Châu, Trung Quốc) mang thai con đầu lòng sau khi kết hôn không lâu. Vì là "con đầu cháu sớm" trong nhà nên mẹ bầu được hai bên gia đình chăm sóc hết mực, thường xuyên tẩm bổ bằng những món giàu dinh dưỡng như tổ yến, hải sản, gà hầm, trứng ngỗng,.. Bản thân Tiểu Kỳ cũng rất cẩn thận, đã tham khảo ý kiến bác sĩ để xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt tốt nhất cho sự phát triển của em bé trong bụng. Không chỉ vậy, cô còn thường xuyên thai giáo bằng nhạc giao hưởng, đọc sách, tập yoga,...

Tiểu Kỳ không ngờ thói quen ngáy ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. (Ảnh minh họa)
Với sự chăm sóc kĩ lưỡng như vậy, trong những tháng đầu thai kỳ, em bé trong bụng Tiểu Kỳ phát triển rất tốt. Vậy nhưng đến tuần 28, bác sĩ lại cho biết thai nhi không gặp vấn đề gì nhưng lại nhẹ cân so với tiêu chuẩn. Mẹ bầu tiếp tục về tẩm bổ thêm 1 tháng nhưng kết quả khám vẫn không thay đổi khiến vợ chồng cô vừa lo lắng, vừa thắc mắc không hiểu tại sao.
Lúc này bác sĩ mới hỏi Tiểu Kỳ: "Vậy mẹ bầu có thấy vấn đề gì lạ về sức khỏe hay tâm lý không? Hay thói quen hàng ngày có gì thay đổi không?". Tiểu Kỳ còn chưa nghĩ ra vấn đề gì thì ông xã bên cạnh đã trả lời bác sĩ: "Có cái lạ là từ khi mang bầu cô ấy ngủ ngáy rất lớn, đêm nào cũng vậy. Không biết có ảnh hưởng gì không?".
Đến lúc này thì bác sĩ đã biết được nguyên nhân khiến con của Tiểu Kỳ nhẹ cân hơn so với tuần tuổi. “Đứa trẻ nhẹ cân có thể là do chị ngáy ngủ. Vì ngáy ngủ sẽ làm tăng huyết áp, bé sẽ không được cung cấp đủ máu lên não và từ đó dẫn đến nhẹ cân”, bác sĩ nói.
Sau đó, với sự hỗ trợ của bác sĩ, tình trạng ngáy ngủ của Tiểu Kỳ đã được cải thiện và cô hạ sinh một bé trai khỏe mạnh.

Tiểu Kỳ đã sinh con khỏe mạnh, đủ cân nặng tiêu chuẩn sau khi nhận được lời khuyên từ bác sĩ. (Ảnh minh họa)
Bà bầu ngáy ngủ liên quan thế nào đến thai nhi?
Theo tổ chức National Sleep Foundation, phụ nữ ngáy ngủ trong thời gian mang thai là do tắc nghẹt mũi, tăng chu vi bụng và tử cung phát triển dưới cơ hoành.
Khi mang thai các mạch máu mở rộng, màng mũi có thể sưng lên gây cản trở đường thở và dẫn đến bị ngáy ngủ. Nếu tình trạng ngáy ngủ trở nên nghiêm trọng, hay mắc chứng ngưng thở khi ngủ cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.
Năm 2013, các nhà khoa học đến từ ĐH Michigan đã nghiên cứu trên 1.673 phụ nữ mang thai trong gian đoạn tam cá nguyệt thứ ba để kiểm tra những ảnh hưởng của chứng ngáy ngủ đến việc sinh con. Các bà bầu được hỏi về thói quen ngáy ngủ. Thói quen ngáy ngủ được định nghĩa là ngủ ngáy ít nhất từ 3 đến 4 đêm trong một tuần.
Kết quả là 35% phụ nữ cho biết họ thường xuyên ngáy ngủ. Trong đó, 26% phụ nữ ngáy ngủ khi mang thai, 9% phụ nữ bị mắc chứng ngáy ngủ mãn tính. Nghiên cứu cho thấy thói quen ngáy ngủ có liên quan rất lớn đến nguy cơ sinh con nhẹ cân và sinh mổ.
Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Phụ sản Mỹ, các nhà khoa học cho biết thường xuyên ngáy ngủ giữ vai trò chính trong những vấn đề về cao huyết áp, nguy cơ tiền sản giật. Tiền sản giật làm tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân và sinh non và trẻ sơ sinh phải được chăm sóc bằng những phương pháp đặc biệt.

Bộ Y tế vào cuộc vụ bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo đánh đập, ném vào tường ở trường mầm non
Mẹ và bé - 4 ngày trướcGĐXH – Liên quan đến vụ việc bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo bạo hành tại Trường Mầm non Gia Thụy, ngày 11/7, Cục Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) đã có báo cáo nhanh về vụ việc này.

Bà bầu 26 tuổi ở Bắc Ninh phát hiện bị cường giáp thai kỳ từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Mẹ và bé - 5 ngày trướcGĐXH - Thai phụ bị cường giáp thoáng qua đến khám với triệu chứng nôn nghén nhiều, gầy sụt 2kg/ 2 tháng, hồi hộp trống ngực…

6 dấu hiệu 'thầm lặng' cảnh báo học sinh đang thiếu hụt dinh dưỡng
Mẹ và bé - 5 ngày trướcThiếu hụt dinh dưỡng ở học sinh là tình trạng phổ biến nhưng lại thường bị bỏ qua, do các dấu hiệu thường không rõ ràng, diễn tiến âm thầm. Nếu không được nhận diện và can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.

2 bệnh viện đầu ngành chạy đua cứu sống mẹ con sản phụ mắc căn bệnh nguy hiểm
Mẹ và bé - 6 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, mang thai khi đang điều trị lao kháng thuốc là trường hợp đặc biệt nguy hiểm khi vừa phải đảm bảo tính mạng cho mẹ, vừa phải bảo vệ thai nhi trong bụng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày
Mẹ và bé - 1 tuần trướcGĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú
Mẹ và bé - 1 tuần trướcKhi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Mẹ và bé - 1 tuần trướcGĐXH - Một số yếu tố nguy cơ gây dị tật tủy sống như: Thiếu axit folic trong thai kỳ, tiền sử gia đình có người mắc dị tật ống thần kinh, một số thuốc hoặc bệnh lý người mẹ mắc trong quá trình mang thai...

Người phụ nữ 35 tuổi ở Hải Dương phải phẫu thuật vì que tránh thai 'đi lạc' trong cánh tay
Mẹ và bé - 2 tuần trướcGĐXH - Cấy que tránh thai là một phương pháp ngừa thai hiện đại, an toàn và hiệu quả cao. Tuy nhiên, thủ thuật này cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa tại cơ sở y tế uy tín

U nang nước buồng trứng ở chị em có nguy hiểm không?
Mẹ và bé - 2 tuần trướcGĐXH - U nang nước buồng trứng thường là u lạnh. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vậy, có những trường hợp cần theo dõi chặt chẽ hoặc điều trị kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm.

Bé trai 9 tuổi vỡ ruột thừa nguy kịch do bố mẹ bỏ qua dấu hiệu này!
Mẹ và bé - 2 tuần trướcGĐXH - Trường hợp bệnh nhi bị viêm ruột thừa để tình trạng này kéo dài 3 ngày khiến ruột thừa bị viêm lâu, dẫn đến hoại tử, căng phồng và cuối cùng là vỡ ra.

Bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân khiến bé 13 tuổi đang khoẻ mạnh đột ngột bị hôn mê, suy hô hấp, truỵ tim mạch
Mẹ và béGĐXH - Cha của bé cho biết trước đó 1 ngày có mua chai hóa chất nhằm mục đích hàn nhựa và để trong cốp xe...