Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mẹ chồng nhiếc nàng dâu: “Không biết chăm con, nên cháu bà mới tự kỷ”

Thứ sáu, 13:30 03/04/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - 30 tháng tuổi, trong khi các bạn cùng lứa đã hát trọn một bài hát thiếu nhi thì bé Trần H.B (ở Ba Đình, Hà Nội) vẫn chưa thể nói nổi một tiếng nào. Chị K. A (32 tuổi, nhân viên ngân hàng), mẹ bé H.B vô cùng lo lắng. Người thông cảm thì động viên “chậm nói thì sang”. Nhà chồng chị lại khác, kết luận rằng cháu mình mắc “bệnh” tự kỷ, vì thế bắt chị đưa con vào bệnh viện chữa trị…

 

Quan niệm trẻ mắc chứng tự kỷ là bệnh và do cha mẹ “thiếu quan tâm” là quan niệm sai lầm.	Ảnh: Chí Cường
Quan niệm trẻ mắc chứng tự kỷ là bệnh và do cha mẹ “thiếu quan tâm” là quan niệm sai lầm. Ảnh: Chí Cường

 

Tự kỷ không phải là bệnh

Chị K.A đưa con vào viện khám, bác sĩ khẳng định, tự kỷ không phải là bệnh mà là một hội chứng. Với trường hợp của cháu B, bác sĩ chưa kết luận về trường hợp con chị do thiếu các yếu tố liên quan. Không nhận được sự đồng tình từ các bác sĩ, mẹ chồng chị quay sang nhăm nhăm đổ lỗi rằng, con dâu không biết nuôi con, đi sớm về muộn nên không dành thời gian nói chuyện với con, giao hết con cái cho người giúp việc… thế nên cháu của bà mới chưa biết nói(?!).

Tại Hội thảo khoa học Truyền thông về chứng tự kỷ do Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số, Khoa Phát thanh – Truyền hình (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) và Mạng lưới người tự kỷ ở Việt Nam phối hợp tổ chức  vào ngày 2/4 (cũng là Ngày Thế giới nhận thức chứng tự kỷ), nhiều chuyên gia xã hội, tâm lý học khẳng định, quan niệm trẻ mắc chứng tự kỷ là bệnh và do cha mẹ “thiếu quan tâm” là quan niệm sai lầm.

TS Đào Thu Thủy – chuyên gia nghiên cứu về chứng rối loạn tự kỷ ở Việt Nam cho biết, chứng tự kỷ là một dạng khuyết tật phát triển bẩm sinh. Từ khi sinh ra, trẻ đã có những hiện tượng, biểu hiện của hội chứng này, chứ không phải là do cách nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục không đầy đủ, thiếu quan tâm của người thân. Bên cạnh đó, quan niệm những cú sốc tâm lý, hoàn cảnh khắc nghiệt, hay mặc cảm tự ti… cũng có thể sinh ra chứng tự kỷ là một quan niệm sai lầm.

“Có những trẻ em đến 2-3 tuổi bắt đầu mất dần ngôn ngữ, thoái lui về phát triển, có nguy cơ nằm trong chứng rối loạn phổ tự kỷ. Điều này có nghĩa trẻ đã có tiềm ẩn chứng tự kỷ từ bên trong, đến độ tuổi này mới bộc lộ ra! Tuy nhiên, điều đó lại khiến không ít người hiểu nhầm là do người thân của trẻ không biết dạy bảo, chăm sóc trẻ, dẫn đến việc trẻ bị tự kỷ. Đó là một quan niệm hoàn toàn sai lầm”, TS Đào Thu Thủy nói.

Đồng tình với quan niệm này, chuyên gia tư vấn tâm lý trẻ em Lê Khanh- Phó Giám đốc Trung tâm Rồng Việt, Vũng Tàu cho hay, nhiều người gọi tự kỷ là bệnh. Cách hiểu này dẫn đến những sai lệch, quên đi yếu tố bẩm sinh mà chỉ tìm ra các nguyên nhân mắc phải sau khi sinh. Việc cha mẹ ít chăm sóc, gần gũi, quan tâm con… chỉ là những yếu tố có thể làm cho tình trạng tự kỷ trở nên khó khăn hơn. “Khi gọi tự kỷ là bệnh, sẽ khiến nhiều người hiểu rằng, đã là bệnh thì ắt có thuốc chữa, cách chữa, trẻ sẽ bình phục hoàn toàn. Vì thế cứ mải miết đi tìm những loại thuốc quý hiếm, phương pháp lạ. Điều này còn dẫn đến những định hướng sai lầm trong các biện pháp can thiệp, đôi khi lại chọn giải pháp đi theo kinh nghiệm của các phụ huynh nỗ lực “chiến đấu” vì con mình mà không hiểu rằng tình trạng tự kỷ của mỗi trẻ lại không giống nhau…”, chuyên gia Lê Khanh nói.

Không phải cứ chậm nói là tự kỷ!

Chuyên gia Lê Khanh cho biết thêm, tự kỷ có những dấu hiệu nguy cơ và những biểu hiện lâm sàng từ nhẹ đến nặng, nhất là tình trạng chậm nói của trẻ. “Khi thấy con bị chậm nói, hầu hết các bậc cha mẹ đều nghĩ đến con tự kỷ, mà họ không biết rằng, có thể trẻ mắc chứng tăng động giảm tập trung, hay trẻ chậm khôn, cũng có tình trạng chậm nói, mặc dù đây không phải là dấu hiệu chính của hai tình trạng này”, chuyên gia Lê Khanh cho hay.

Còn theo TS Đào Thu Thủy, trẻ chậm nói có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như trẻ khuyết tật trí tuệ, trẻ rối loạn phát triển về giao tiếp. Chậm nói chưa thể là yếu tố chính để kết luận trẻ có bị chứng tự kỷ hay không, mà ba yếu tố để xác định là tương tác xã hội – hành vi – ngôn ngữ.

Chuyên gia Lê Khanh cho hay, đối với các bậc phụ huynh, điều quan trọng là đánh giá được mức độ nặng – nhẹ của tình trạng tự kỷ của con em mình. Vì ở mức độ nhẹ, nếu được can thiệp sớm với những biện pháp hợp lý để thay đổi hành vi và gia tăng khả năng giao tiếp của trẻ thì các em có thể phát triển gần giống trẻ bình thường. Nhưng với các trường hợp nặng hay có kèm theo tình trạng chậm khôn thì chỉ có thể giúp cho trẻ được ổn định và biết cách giao tiếp hơn mà thôi.

Theo chuyên gia Lê Khanh: Ngay từ khi sinh ra cho đến khi trẻ được 8 tháng tuổi, cha mẹ nên chú ý đến các hành vi giao tiếp và khả năng phát âm của trẻ. Có thể tìm kiếm các dấu hiệu nguy cơ nơi con em mình, từ đó qua sự chẩn đoán, hướng dẫn của các nhà chuyên môn, thực hiện các biện pháp can thiệp tại gia đình một cách tích cực thường xuyên, giúp trẻ giảm thiểu đến mức thấp nhất tình trạng tự kỷ nếu có.

Theo TS Đào Thu Thủy, để phát hiện con em mình có mắc chứng tự kỷ hay không, cha mẹ phải sát sao với sự phát triển của chúng, quan sát những đứa trẻ xung quanh để xem có sự khác biệt so với mặt bằng chung hay không, nếu trẻ chậm phát triển theo tiến trình thời gian chung (trẻ chậm nói, thích chơi một mình, lảng tránh giao tiếp, có những hành vi không nhận thức và sợ chỗ nguy hiểm) thì cha mẹ có quyền nghi ngờ và đến gặp chuyên gia về tâm lý, giáo dục đặc biệt, tâm thần nhi trong các khoa tâm bệnh…. để giúp xác định tình trạng của trẻ.

TS Đào Thu Thủy cho hay: “Hiện nay, có những nghiên cứu có thể phát hiện, chẩn đoán sàng lọc dấu hiệu trẻ có mắc chứng tự kỷ hay không từ lúc 6 tháng tuổi. Các trường hợp đến với chúng tôi sớm nhất khoảng ngoài 1 tuổi. Nhưng để chẩn đoán chính xác, theo tôi, phải đến khi trẻ 3 tuổi mới chính xác được, bởi trẻ còn nhiều sự thay đổi lúc trước đó!”.

 

TS Đào Thu Thủy chia sẻ: “Trẻ tự kỷ không chữa trị được mà là hỗ trợ trẻ để giúp trẻ hòa nhập được cộng đồng. Điều đó không có nghĩa là cha mẹ “kè kè”, mà cần phải dạy trẻ tính tự lập, kỹ năng sống tự lập. Đã có những đứa trẻ tự kỷ có thể tự nấu ăn khi bố mẹ đi vắng hoặc hoàn toàn có thể trông nhà… Một điều quan trọng cần lưu ý là cha mẹ đừng kỳ vọng quá vào khả năng học tập của những trẻ mắc chứng tự kỷ”.

Thu Nguyễn / Báo Gia đình và Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Một trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Việc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Giang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng với người bị liệt dương, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sản xuất testosterone, tất cả đều cần thiết đối với chức năng cương dương.

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Theo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 - 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác...

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Có nhiều nguyên nhân gây đau núm vú, trong đó một số nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn cần lưu ý.

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhiều phụ nữ lớn tuổi có mong muốn sinh con bằng phương pháp mang thai tự nhiên, vậy cơ hội và rủi ro là gì?

Top