Mê nghề làm bánh "chim cò" độc nhất Việt Nam
Nhiều bạn trẻ ở làng Xuân La (xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) say mê học nghề làm tò he truyền thống. Vừa học vừa làm, các em đã kiếm được tiền triệu mỗi tháng để trang trải chi phí học hành.
Làng Xuân La nằm cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 30km về phía nam, gần với đê sông Nhuệ. Tìm về làng, không khó để nhận ra những nét đặc trưng của làng nghề khi nhà nhà, người người đều nặn tò he, những xe đạp tò he kín đường làng, tỏa đi khắp nơi mỗi ngày để bán lẻ.
Theo nghệ nhân Chu Tiến Công (73 tuổi), làng nghề tò he Xuân La tính đến nay đã được gần 300 năm tuổi, là làng làm tò he lâu đời và duy nhất ở Việt Nam. Cả làng hiện nay có khoảng gần 500 hộ làm nghề, hàng chục người đã được phong nghệ nhân. Nghề tò he giải quyết việc làm cho hơn 1.600 lao động.
Nghệ nhân Chu Tiến Công đã gắn bó với nghề nặn tò he hơn 60 năm. Ông Công nhớ lại, xa xưa nghề nặn tò he rất phát triển bởi đây là trò chơi ưa thích của trẻ nhỏ. Thời kỳ kháng chiến, rồi đến thời bao cấp, thóc gạo ăn còn thiếu nên chẳng dư dả gì mà nấu bột làm tò he, nghề này dường như đã đi vào quên lãng.
"Có nhiều thời điểm, gia đình tôi buộc phải ăn khoai, sắn để dành gạo nấu bột làm tò he, vì muốn giữ nghề truyền thống. Bây giờ, nghề đã hưng thịnh trở lại, người nghệ nhân già như tôi vô cùng hạnh phúc", ông Công chia sẻ.
Ở lớp học nặn tò he miễn phí của nghệ nhân trẻ Đặng Văn Hậu có thể thấy các bạn trẻ hăng say nặn tò he. Tuy mới học nặn vài tháng nhưng các học viên tuổi còn cắp sách tới trường đều đã có thu nhập từ các sản phẩm mới làm ra.
Nghệ nhân Đặng Văn Hậu (37 tuổi) cho biết, anh học nặn tò he từ khi còn bé, do ông ngoại dạy. Nhân vật đầu tiên anh nặn là Triển Chiêu trong phim Bao Thanh Thiên. Sau đó, anh Hậu được đi theo ông ngoại và gánh tò he tới các chợ, vừa nặn vừa bán.
"Tôi nhớ khoảng hơn hai chục năm trước, mỗi con tò he có giá chỉ 500 - 1.000 đồng. Ông tôi và tôi thường đi vài ngày mới về nhà một lần và thường gánh bằng thúng hoặc đi xe đạp, nay người bán tò he tiện hơn vì đã có xe máy. Từ đam mê ngày nhỏ, giờ tò he là nghề cho thu nhập chính với tôi", anh Hậu nói.
Anh Hậu cho biết thêm, trước kia, nghề tò he được gọi là nghề nặn bánh "chim cò". Bởi, tò he nặn ra có thể ăn được kiểu như oản, như bánh và có hình phổ biến là chim, cò... Ngoài ra, tò he hình chim còn được gắn lên ống sáo, mỗi khi thổi kêu lên tiếng "tò te" và sau này có lẽ do nói trại mà thành cái tên "tò he".
Để làm được tò he thì nguyên liệu chính là bột gạo tẻ có trộn thêm nếp theo tỷ lệ 10:1. Hai loại gạo trộn đều, ngâm nước rồi đem xay nhuyễn, luộc chín và nhào đều tay. Sau đó, người thợ nắm bột lại thành từng vắt và nhuộm màu cho bột.
Là bánh có thể ăn được nên phẩm màu nhuộm bột phải có nguồn gốc từ cây lá tự nhiên. Có 4 màu cơ bản gồm đen, đỏ, xanh, vàng. Màu vàng làm từ hoa hòe hoặc củ nghệ, màu đỏ lấy từ quả gấc, màu đen lấy từ tro rơm rạ hoặc cây nhọ nồi, màu xanh lấy từ lá giềng, lá chàm, còn các màu khác chủ yếu được pha trộn từ 4 màu cơ bản trên.
Nghệ nhân Đặng Văn Hậu cho biết, nặn tò he có 3 phong cách gồm phong cách Phú Xuyên, Đồng Xuân và Phố Khách, mỗi phong cách đều có nét độc đáo về cả chất liệu và tạo hình riêng.
Hiện nay, giới trẻ đang có xu hướng tìm về các trò chơi dân gian nên nghề nặn tò he đang phát triển mạnh trở lại, trở thành một nghề tạo sinh kế cho người dân Xuân La.
Theo nghề hơn hai chục năm, nghệ nhân Hậu cho biết, tuy khó làm giàu từ nghề nặn tò he nhưng công việc cũng đủ đảm bảo cuộc sống. Hơn nữa, người dân Xuân La giữ nghề còn vì tình yêu với văn hóa dân gian, mong muốn lưu giữ một món đồ chơi cổ truyền, đậm đà bản sắc dân tộc cho các thế hệ sau và quảng bá nét đẹp văn hóa tới bạn bè quốc tế.
Em Mai Chi, học sinh lớp 10 Trường THPT Đồng Quan cho biết, em tranh thủ thời gian nghỉ hè để học nặn tò he tại lớp của nghệ nhân Hậu. Trong vòng 2 tháng, em đã khá thành thạo việc nặn các mẫu tò he cơ bản. Không chỉ biết nghề, mỗi tháng em còn có thể kiếm được từ 2,5 - 3 triệu đồng tiền bán sản phẩm.
"Sau này cho dù làm gì đi nữa em cũng vẫn sẽ nặn tò he như một nghề tay trái bởi vì em rất yêu thích tò he và muốn gìn giữ để nghề truyền thống của làng không bị mai một", Mai Chi chia sẻ.
Bán 4 cây mai vàng, người nông dân ở Quảng Ninh đủ tiền xây nhà đẹp
Xu hướng - 3 ngày trướcCăn nhà mới xây khang trang của ông Phương nằm giữa khu vườn rộng nghìn mét vuông, là thành quả sau nhiều năm trồng và bán hoa mai vàng Yên Tử - loài hoa đặc trưng của Quảng Ninh.
Đón Tết Ất Tỵ, khách săn mua bình rượu hình rắn giá tiền triệu
Xu hướng - 4 ngày trướcNhững chai rượu hình rắn được chế tác từ thủy tinh và gốm có giá dao động 1,9 - 3,9 triệu đồng được nhiều người lựa chọn làm quà tặng dịp Tết Ất Tỵ 2025.
Mãn nhãn ngắn bưởi 'phi thuyền' giá trăm triệu đồng chơi Tết Ất Tỵ
Xu hướng - 4 ngày trướcĐể hút khách, nhiều nhà vườn ở Hưng Yên đã chế tác các hình dáng chậu độc lạ cho những cây bưởi lâu năm rồi chào bán với giá vài trăm triệu đồng.
Sinh vật ngoại lai Trung Quốc tràn sang chợ Việt, hải sản ‘quý tộc’ giá siêu rẻ
Xu hướng - 6 ngày trướcKhác với thị trường Tết Ất Tỵ khi các mặt hàng độc lạ và đắt đỏ được săn đón, năm 2024, người tiêu dùng thoả sức săn mua nhiều loại hải sản “quý tộc” siêu rẻ, sinh vật ngoại lai Trung Quốc vì bán tràn ngập chợ Việt.
Hà Nội rực rỡ phố hoa lụa ngày gần Tết
Xu hướng - 6 ngày trướcTết Nguyên đán đang đến gần, nhu cầu trang trí nhà cửa và tìm kiếm quà tặng của người dân ngày càng tăng cao. Điều này làm cho thị trường hoa lụa nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Với ưu điểm giữ màu lâu, chất lượng hoa ngày càng tinh xảo, hoa lụa hiện đang được nhiều người ưa chuộng.
Nhiều chợ đầu mối vắng hoe, 2 giờ chiều tiểu thương đã đóng cửa
Xu hướng - 1 tuần trướcCục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội Chu Xuân Kiên cho hay qua kiểm tra thị trường thấy nhiều chợ đầu mối vắng hoe
Sang năm 2025, tôi thành thật khuyên từ bỏ ngay thói quen này để không rơi vào hoàn cảnh chật vật như 2024
Xu hướng - 1 tuần trướcGĐXH - Nếu là một người đi làm bình thường, còn giữ 5 thói quen này, bạn sẽ khó có thể đạt được ngân sách đã đề ra. Thế nên bằng cách đơn giản là loại bỏ chúng, bất chấp thu nhập cao hay thấp, bạn sẽ tiết kiệm hiệu quả hơn.
Túi mù – trào lưu phổ biến trong giới trẻ và những hệ lụy tiềm ẩn
Xu hướng - 1 tuần trướcGĐXH - Thời gian gần đây, xu hướng “túi mù” đã trở thành trào lưu phổ biến trong giới trẻ. Tuy nhiên, đằng sau sự phấn khích khi mở "túi mù" là những vấn đề môi trường cần được quan tâm.
Địa lan mạc biên, thanh ngọc, hoàng vũ, trần mộng được ưa chuộng dịp Tết
Xu hướng - 1 tuần trướcGĐXH - Chơi lan mỗi dịp Tết là thú vui của nhiều người hiện nay, bởi dù giá có đắt hơn nhiều loại hoa khác, tuy nhiên hoa chơi được lâu, bền chừng khoảng 2 đến 3 tháng mới hỏng.
Thứ rẻ bèo người Việt ăn phát ngán, sang Dubai thành món xa xỉ giá gần 700.000đ/kg
Xu hướng - 1 tuần trướcỞ Việt Nam, mặt hàng này có giá chỉ vài chục nghìn đồng/kg, người Việt ăn rất nhiều vào dịp Tết.
Thu nhập sụt giảm, nhiều người thay đổi thói quen tiêu dùng
Xu hướngGĐXH - Thắt chặt chi tiêu, chỉ mua sắm những mặt hàng thực sự cần thiết, không dự trữ nhiều, chỉ tập trung vào 3 ngày Tết là tâm lý tiêu dùng chính của nhiều người hiện nay.