eMagazine

GiadinhNet - Đó là tâm sự giản dị và xúc động của sinh viên Ngô Thu Hường (sinh viên năm 2, Khoa Xét nghiệm, Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương), một trong hơn 200 sinh viên tình nguyện của Hải Dương vừa mới lên đường tham gia tình nguyện chống dịch tại Bắc Giang. Đây đã là lần thứ 2 từ trước Tết các em xa gia đình để sát cánh cùng người dân chống dịch. 

“Mẹ ơi, con sẽ không nhớ mẹ nữa đâu!”

“Mẹ ơi, con sẽ không nhớ mẹ và sợ COVID-19 nữa đâu!” - Ảnh 2.

Ngay từ đợt dịch đầu tiên, nhiều sinh viên của Đại học Kỹ thuật Y Tế Hải Dương đã xung phong vào đội ngũ tuyến đầu để trực chiến tại các bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19. Khi nghe tin Bắc Giang dịch bùng phát, nhiều sinh viên đã tình nguyện đăng ký sẵn sàng lên đường tiếp ứng. 

Ngô Thị Hường vẫn không thể quên được cảm giác hụt hẫng khi gọi điện thoại với cô trưởng khoa để xin đi chống dịch: “Ngay khi nghe tin Bắc Giang có ổ dịch bùng phát cần chi viện em đã trực tiếp gọi điện thoại cho cô trưởng khoa để xin tình nguyện đi chống dịch. Nhưng tiếc là vì bọn em mới năm 2 và đang trong quá trình học nên cô nói trường hợp khẩn cấp bọn em mới được đi, cô sẽ chọn các anh chị sinh viên năm 3 và năm 4 trước. Lúc đấy, em cũng cảm giác hụt hẫng nhưng vẫn luôn sẵn sàng trong tâm thế chủ động”.

“Mẹ ơi, con sẽ không nhớ mẹ và sợ COVID-19 nữa đâu!” - Ảnh 3.

Phút xuất quân đặc biệt của sinh viên ngành Y Hải Dương.


5h sáng hôm sau, điều bất ngờ đã đến với Hường và các sinh viên trong lớp em khi nhận được tin được điều động đi chống dịch tại Bắc Giang. Đến tận thời điểm này, khi chia sẻ với chúng tôi, Hường vẫn không quên được cảm giác xúc động hiếm gặp trong đời đó: “Cô giáo trưởng khoa gọi điện cho em và yêu cầu em xác nhận thông tin tham gia chống dịch tại Bắc Giang với các bạn sinh viên đã từng tham gia chống dịch đợt 1. Em không tin được với cái tính “yêu ngủ nướng” đặc sản của sinh viên mà tại sao hôm đó các bạn lại có thể tỉnh táo và nhận thông tin nhanh đến thế. Máy điện thoại của em gần như không có quãng nghỉ nào. Các bạn ai cũng mong muốn mình được tham gia vào đội sinh viên tình nguyện đi chống dịch”.

“Mẹ ơi, con sẽ không nhớ mẹ và sợ COVID-19 nữa đâu!” - Ảnh 4.

Đây đã là đợt chống dịch thứ 2 của các sinh viên Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương.


“Anh biết không, cả buổi sáng hôm đó, đếm tổng số cuộc gọi đi và gọi đến gần 60 cuộc điện thoại trên các nền tảng”, Hường khoe với chúng tôi bằng chất giọng của một cô sinh viên trường Y giàu nhiệt huyết và lý tưởng với nghề.

Ngay khi có thông tin trên nhóm chat chung của lớp, chỉ vỏn vẹn 30p sau gần như cả lớp đã thu xếp xong quần áo để chuẩn bị lên đường hành quân. Ít ai biết rằng, sáng ngày xuất quân cũng là lịch hiến máu tình nguyện cho các bệnh nhân cần nguồn máu khẩn cấp của các em. Tuy vậy, nhiều em sinh viên vẫn tranh thủ hiến máu trước khi lên đường ra trận.  

“Mẹ ơi, con sẽ không nhớ mẹ và sợ COVID-19 nữa đâu!” - Ảnh 5.

Vì mọi việc diễn ra quá gấp rút nên nhiều em sinh viên trong đoàn còn chưa kịp điện về cho bố mẹ để dặn dò trước khi lên đường. Lưu Phương Thảo (sinh viên năm 2 Khoa Xét nghiệm) nghẹn ngào: “Em điện về cho bố mẹ mà tay cứ run run vì không biết bố mẹ có đồng ý hay không. Nhưng đầu dây bên kia, mẹ đã động viên em cố gắng và nỗ lực, đặc biệt phải hết sức cẩn thận. Điều đó khiến em như được tiếp thêm động lực mạnh mẽ để lên đường”. 

Còn Ngô Thu Hường thì chia sẻ với chúng tôi một chi tiết đặc biệt: “Những lần trước em vẫn hay nhớ mẹ nên toàn điện về mè nheo nhưng lần này em sẽ mạnh mẽ hơn để bố mẹ đỡ lo lắng".   

“Mẹ ơi, con sẽ không nhớ mẹ và sợ COVID-19 nữa đâu!” - Ảnh 6.

Các sinh viên trong một giờ phút nghỉ ngơi trong đêm.


5h sáng thông báo, 12h trưa tất cả sinh viên đã phải tập trung làm lễ ra quân để 13h30 chiều làm lễ xuất quân lên đường. Đoàn sinh viên khẩn trương và gấp gáp lên đường đến Bắc Giang. Không phải là lần đầu tham gia nhiệm vụ chống dịch nhưng với các sinh viên của Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương đây là chặng đường đặc biệt. 

Phạm Trung Anh (sinh viên năm 2, Khoa Xét nghiệm) chia sẻ: “Đi trên chuyến xe, chưa bao giờ chúng em thấy háo hức đến vậy. Cảm xúc vừa tò mò, lo lắng khi không biết những ngày sắp tới của mình sẽ ra sao lẫn tự hào, vui mừng khi tiếp tục được gắn bó với nhiệm vụ chống dịch lần thứ 2”.   

“Mẹ ơi, con sẽ không nhớ mẹ và sợ COVID-19 nữa đâu!” - Ảnh 7.

Các sinh viên tranh thủ tập huấn ngay tại các điểm lấy mẫu.


3h chiều đến Bắc Giang chống dịch, 222 sinh viên và các thầy cô giáo đã đến điểm dịch Bắc Giang. Phạm Trung Anh (sinh viên năm 2, Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương) chia sẻ: “Đến Bắc Giang chúng em được phân công ở tại một trường mầm non. Đến nơi, chúng em ăn một ít bánh và sữa, nghỉ ngơi trong đúng 1h đồng hồ để hồi lại sức trước khi bắt đầu vào công việc”.

4h chiều, tất cả các sinh viên được tập trung để các thầy cô hướng dẫn lại việc lấy mẫu xét nghiệm và 4h30 toàn đội tiến hành ngay vào công việc. Và ca làm việc của các sinh viên cũng bắt đầu từ đó cho đến sáng hôm sau. 

Đoàn chống dịch bắt đầu công việc từ 4h30 chiều và kéo dài tới tận 1 rưỡi sáng. Trung Anh cho biết trong những ngày qua có những hôm nhóm phải làm việc đến 2-3 sáng vẫn chưa xong. Suốt 10 tiếng làm việc, các bạn sinh viên phải liên tục mặc đồ bảo hộ, không được phép cởi ra dù chỉ một giây. 

“Mẹ ơi, con sẽ không nhớ mẹ và sợ COVID-19 nữa đâu!” - Ảnh 8.

Kế hoạch ban đầu của đoàn là sẽ hỗ trợ Bắc Giang trong 3 ngày nhưng theo các đầu việc thực tế sẽ phải lâu hơn. Làm việc và mặc đồ bảo hộ trong thời gian dài giữa thời tiết nắng nóng đã khiến sức lực của các bạn sinh viên gần như cạn kiệt chỉ sau 2 ngày chống dịch.

Với tư cách là nhóm trưởng, Ngô Thị Hường thấu hiểu rõ sự vất vả mà mỗi thành viên trong đội phải trải qua: “Số lượng mẫu cũng không quá nhiều, nhưng quá trình di chuyển đến các khu vực và nhận người để lấy mẫu rất mất thời gian. Thời tiết mùa hè nắng nóng, bọn em mặc đồ bảo hộ càng lâu càng thấy mệt. Sáng ngày thứ 2 chống dịch, có nhiều bạn không thể trụ được nữa, mặt đỏ bừng bừng, tay chân chẳng còn chút sức lực nào nên làm được nửa giờ phải thay quần áo rồi vào chỗ mát nghỉ ngơi để giữ sức”.

“Mẹ ơi, con sẽ không nhớ mẹ và sợ COVID-19 nữa đâu!” - Ảnh 9.

Bữa ăn trưa nhanh gọn của các sinh viên chống dịch.


Kể lại với chúng tôi, Hường vẫn còn ám ảnh khi nhìn thấy các bạn ghi mẫu choáng tới mức mặt mũi tối sầm lại không nhìn thấy gì cả, nhìn thấy chữ trên giấy mà thấy sợ. Do nhân lực hạn chế nên các thành viên phải thay phiên nhau đảm nhận công việc, khi nào mệt thì nghỉ ngơi một lúc rồi lại tiếp tục công việc. Với Hường, công việc của nhóm trưởng còn vất vả hơn. Vừa phải quan sát tiến độ làm việc của các thành viên, vừa phải chăm sóc các bạn bị đuối sức, dù mệt nhưng em vẫn phải gắng sức hoàn thành nhiệm vụ, bởi em chính là trụ cột tinh thần của cả nhóm.

Lê Công Huy, một thành viên thuộc đội chống dịch chia sẻ: “Đêm hôm đầu tiên bọn em làm đến 3 giờ sáng mới về, chỉ được ngủ 3 tiếng là phải dậy chuẩn bị một ngày làm việc tiếp theo. 7 giờ bọn em ăn sáng xong, tập trung xuất phát rồi làm việc một mạch đến trưa luôn không nghỉ. Vốn buổi sáng ngày thứ 2 bọn em chỉ cần lấy hơn 1.000 mẫu thôi. Số lượng này nếu là thời điểm dịch ở Hải Dương thì quá đơn giản, vì lúc đó là dịp Tết, thời tiết se se lạnh. Nhưng đợt này thì khác, trời nóng đến ngạt thở. Bọn em phải mặc đồ bảo hộ cả ngày, mặc dù được ngồi ở chỗ có bóng cây nhưng chỉ cần mặc vào tầm 30 phút thôi là mồ hôi vã ra, từ trên xuống dưới ướt nhẹp như vừa tắm xong. Chưa kể thời gian di chuyển đến các thôn xã cũng mất ít nhất 30-45 phút”.

“Mẹ ơi, con sẽ không nhớ mẹ và sợ COVID-19 nữa đâu!” - Ảnh 10.

Các sinh viên tình nguyện trong một giờ lấy mẫu.


Qua ngày thứ 2 vì thời tiết quá nóng bức nên nhiều em sinh viên đành phải xin tạm nghỉ vì không thể trụ được cường độ công việc quá khắc nghiệt. Không chỉ đối mặt với cường độ làm việc căng thẳng mà những sinh viên trường Y còn phải đối mặt với điều kiện sinh hoạt rất nhiều khó khăn. Cả đoàn chống dịch của Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương có hơn 200 em nhưng chỉ có 2 nhà tắm ở mỗi tầng nên tất cả đều phải khẩn trương để tắm nhanh nhất có thể. 

Trung Anh hồn nhiên bộc bạch: “Đi chống dịch về muộn, cả ngày ướt đẫm mồ hôi nên về đến khu nghỉ ngơi ai cũng muốn tắm nhưng do chỉ có 2 phòng tắm nên chúng em buộc phải xử lý rất nhanh để các bạn không phải chờ đợi lâu. Mỗi sinh viên có khoảng 5 phút để tắm rửa nên hầu hết các bạn nữ đều để vài ba ngày mới gội đầu”. 

“Mẹ ơi, con sẽ không nhớ mẹ và sợ COVID-19 nữa đâu!” - Ảnh 11.


Trong những ngày gồng mình tại điểm nóng thì điều mà các sinh viên Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương hạnh phúc nhất là luôn được sự quan tâm, hỗ trợ tận tình của người dân.

Tại các điểm làm nhiệm vụ, người dân luôn chuẩn bị sẵn đồ ăn cho các sinh viên chống dịch. Đi đến điểm chống dịch nào, các em cũng được quan tâm, hỏi han tận tình. Hương tâm sự: “Tại nhiều điểm chống dịch, khi bọn em làm xong nhiệm vụ thì tất cả người dân đều tha thiết mong bọn em dùng cơm do chính người dân chuẩn bị. Nhiều điểm đã nấu xong cơm nhưng do công việc gấp rút nên bọn em không thể dùng bữa”. 


Tấm lưng trần và đôi tay bỏng rát vì mặc đồ bảo hộ của các sinh viên. 


Với Công Huy thì đến tận thời điểm này, em vẫn chưa thể quên được những giọt nước mắt của người dân khi nhìn thấy các bạn sinh viên trong đội lả đi do quá sức: “Khi nhìn thấy các thành viên trong đội của em bị lả đi do quá sức thì nhiều người dân đã không kìm được nước mắt. Họ đã khóc. Ai cũng thúc giục nhau cố gắng chấp hành, xếp hàng nhanh chóng để có thể hỗ trợ tối đa cho người dân chống dịch. Đó là khoảnh khắc đặc biệt nhất trong đời mà đến tận thời điểm này các em mới được trải qua”. 

Hường xúc động cho biết: “Mỗi lần được làm như thế này em lại thấy rất tự hào, thấy nghề của mình thật thiêng liêng! Em chắc chắn rằng nếu công cuộc chống dịch phải tiếp tục trong thời gian dài, dù bao lâu thì tất cả các sinh viên cũng sẽ đều sẵn sàng ở lại, tiếp tục kề vai sát cánh cùng với các lực lượng chức năng, các y bác sĩ… đẩy lùi đại dịch”. 

Dù còn lo lắng không theo kịp chương trình học, nhưng nhận được sự động viên của các thầy cô, của gia đình, người thân, bạn bè, các sinh viên lại càng vững tin hơn với nghề nghiệp mà mình đang theo đuổi. 

“Mẹ ơi, con sẽ không nhớ mẹ và sợ COVID-19 nữa đâu!” - Ảnh 13.

Khoảnh khắc trở về nơi ở lúc đêm đã muộn của các em không khỏi khiến nhiều người xúc động.


Niềm tự hào với ngành Y đã trở thành nguồn sức mạnh to lớn để các tân binh tràn đầy khí thế bước vào cuộc chiến đầy cam go. Trong những khoảnh khắc yếu đuối, sự hồ hởi, nhiệt tình của người dân lại trở thành “viên thuốc tăng lực” hiệu quả nhất. Trong căn phòng của những sinh viên đặc biệt có một góc riêng được đặt tên là góc yêu thương. Đó là nơi những món quà quê chân tình từ chiếc bánh tráng đặc sản cho đến vài quả xoài xanh được người dân dành tặng và gửi gắm. 

Từng ký ức của những ngày chống dịch sẽ mãi trở thành những dấu ấn khó quên thời sinh viên của những tân binh ngành Y tế. Mỗi một khoảnh khắc đều có thể trở thành những trang nhật ký bồi hồi mà các em gửi gắm vào đó sự nhiệt huyết của tuổi trẻ cùng ngọn lửa yêu nghề chưa bao giờ ngừng cháy. Dù có khó khăn, dù có vất vả, 222 sinh viên khoa Xét nghiệm cùng các thầy cô giáo vẫn kiên trì, kề vai sát cánh bên các y bác sĩ, chờ ngày người dân cả nước hát vang bài ca chiến thắng đại dịch COVID-19.

HUY HOÀNG

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 1 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 2 ngày trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị ngừng tim ngay trước vạch đích có bệnh tim mạch nền, rối loạn nhịp,

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Y tế - 2 ngày trước

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho người bệnh nữ có 2 bàng quang.

Phát bệnh tâm thần sau lần quan hệ tình dục không an toàn

Phát bệnh tâm thần sau lần quan hệ tình dục không an toàn

Y tế - 4 ngày trước

Sau lần quan hệ ngoài luồng, không an toàn, người đàn ông luôn nghĩ bản thân mắc bệnh lây nhiễm tình dục, khi khám được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần.

Top