Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mẹo lấy lại năng lượng trong mùa lạnh

Thứ bảy, 08:38 28/01/2023 | Dân số và phát triển

Mùa lạnh là mùa của sổ mũi, các cơn ho và mệt mỏi, cơ thể phải “chiến đấu” để chống lại cái lạnh và các loại virus. Một số lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn lấy lại năng lượng và khởi động cho mùa xuân tràn đầy năng lượng.

1. Dinh dưỡng giúp tái tạo năng lượng

1.1 Duy trì đủ lượng protein động vật

Nếu bạn mệt mỏi, đặc biệt vào buổi sáng, có thể bạn đang cạn kiệt năng lượng, cụ thể là dopamine, chất dẫn truyền thần kinh giúp khôi phục các hoạt động trong cơ thể. Để sản xuất ra nhiều dopamine hơn, cần phải dựa vào một loại acid amin là tyrozin, bằng cách duy trì đủ lượng protein nguồn gốc động vật.

Bắt đầu với bữa sáng có trứng, một lát giăm bông trắng (tốt nhất là loại hữu cơ) hoặc pho mát, hoặc nếu bạn không thích ăn mặn vào buổi sáng, thì ít nhất một hộp sữa chua hoặc một số loại hạt và hạnh nhân. Bữa trưa phải bao gồm một phần cá hoặc thịt (100 đến 150g) hoặc một quả trứng.

1.2 Chú ý các thực phẩm chống viêm

Lưng đau, các khớp lục khục, các cơn co rút cơ… Một loạt các triệu chứng này xuất hiện thường là dấu hiệu của viêm nhiễm toàn thân. Cần chú trọng vào thực phẩm để làm dịu các triệu chứng này. Giảm ăn thịt mỡ, trứng, thịt nguội... thay vào đó là cá béo. Bổ sung dầu cá theo tư vấn của thầy thuốc. Nên thay thế các loại dầu hướng dương, đậu nành… bằng dầu hạt cải, dầu quả óc chó hoặc một thìa cà phê dầu hạt lanh mỗi ngày.

Trong trường hợp đau do viêm (viêm khớp, viêm gân, thấp khớp, đau thần kinh tọa…), bạn nên chọn các loại gia vị có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm như nghệ và gừng: 1 thìa cafe mỗi ngày để thêm gia vị cho các món ăn hoặc ở dạng thuốc sắc, nước hãm.

Nghệ thường được kết hợp với hạt tiêu để hấp thu tốt hơn. Các viên nang nghệ nên được uống trong bữa ăn giúp thúc đẩy sự hấp thụ nghệ vào cơ thể. Nghệ có tác dụng hỗ trợ chống lại stress oxy hóa nói chung, đồng thời bảo vệ tim và não.

Mẹo lấy lại năng lượng trong mùa lạnh - Ảnh 2.

Nghệ có đặc tính chống viêm.

2. Lấy lại năng lượng bằng sử dụng một số vị thuốc

2.1 Nhân sâm

Nhân sâm được dùng trong trường hợp mệt mỏi về thể chất và trí tuệ, giúp đối phó tốt hơn với căng thẳng. Nhân sâm có thể được dùng dưới dạng thảo dược, trà thảo mộc hoặc viên nang, chiết xuất lỏng hoặc ống, thường được kết hợp với các loại chất bổ khác như sữa ong chúa.

Không dùng nhân sâm trước khi ngủ (vì gây hưng phấn). Cần tư vấn của bác sĩ khi dùng nhân sâm trong trường hợp bị tăng huyết áp hoặc có tiền sử ung thư.

Mẹo lấy lại năng lượng trong mùa lạnh - Ảnh 3.

Nhân sâm giúp cơ thể chống lại mệt mỏi.

2.2 Mật ong và các sản phẩm từ ong

Mật ong và các sản phẩm từ ong là những nguồn năng lượng đầu tiên của mùa lạnh nếu bạn cảm thấy kiệt sức, đặc biệt sữa ong chúa, giúp kích thích tái tạo tế bào, đồng thời chứa nhiều vitamin B và khoáng chất, các chất dinh dưỡng chống mệt mỏi. Nên dùng loại tươi, hữu cơ.

Sữa ong chúa được ăn với số lượng nhỏ tương đương với một hạt đậu vào mỗi buổi sáng. Cần tránh sử dụng sữa ong chúa nếu bạn đang thừa cân (vì nó thúc đẩy tăng cân) hoặc có tiền sử ung thư.

Phấn hoa giúp chống mệt mỏi và tăng cường khả năng miễn dịch cũng như trí nhớ. Đây là lựa chọn phù hợp nếu não bộ trở nên chậm chạp vì cái lạnh. Nên ưu tiên sử dụng phấn hoa tươi hoặc đông lạnh, 1 đến 2 muỗng canh vào bữa sáng.

3. Tập luyện, xoa bóp lấy lại năng lượng

3.1 Bài tập giúp lưu thông nguồn năng lượng

Bài tập khí công được thiết kế để kích hoạt kinh mạch thận, một nguồn năng lượng quan trọng. Đứng thẳng, cúi người về phía trước (khi thở ra) để đưa hai tay ra càng xa càng tốt, luôn giữ hai chân thẳng. Không cần cố, nếu bạn chỉ cúi đến đầu gối.

Thở bình tĩnh và giữ nguyên nhịp đếm 30 trong khi cố gắng hạ xuống thêm một chút sau mỗi lần thở ra, sau đó đứng thẳng lên khi hít vào. Thực hiện ít nhất một lần một ngày.

3.2 Chăm sóc khớp, chống khô cứng khớp

Bạn có cảm thấy đầu gối hoặc ngón tay của mình đau hơn vào mùa lạnh? Một nghiên cứu được công bố vào năm 2015 trên Tạp chí Thấp khớp đã xác nhận mối liên hệ giữa độ ẩm, lạnh và cường độ đau khớp. Cố gắng để không bị tê cóng và cứng khớp. Luôn có sẵn bên mình một thanh lăn hoặc một loại gel khớp đặc biệt có thành phần các loại tinh dầu chống viêm (bạch đàn chanh, nhũ hương... ) để xoa bóp giúp làm mềm mại các khớp.

Bạn có thể đăng ký một lớp thể dục nhẹ nhàng như thái cực quyền, khí công hay yoga , vừa giúp năng lượng lưu thông dễ dàng vừa giảm đau khớp, điều chỉnh tư thế xấu và lấy lại khả năng vận động nhiều hơn.


Quỳnh Hương
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 15 giờ trước

Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc thủy đậu không cao hơn so với mặt bằng chung tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở người lớn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn.

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Top