Mẹo phát hiện đồ gia dụng thuỷ tinh có chứa chì
Đồ gia dụng thuỷ tinh được nhiều người ưa chuộng bởi sự tiện dụng và mẫu mã đa dạng, bắt mắt, vậy làm sao để phân biệt đồ gia dụng thuỷ tinh có chứa chì?
Đồ gia dụng thuỷ tinh được yêu thích không chỉ vì tính thẩm mỹ, dễ làm sạch, đem lại trải nghiệm dễ chịu mà còn vì tính an toàn. Mọi người thường có cảm giác an tâm khi dùng đồ thủy tinh vì chất liệu này ít có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe so với đồ nhựa.

Mẹo phát hiện đồ gia dụng thuỷ tinh có chứa chì. (Ảnh: Crate and Barrel)
Tuy nhiên, đồ thủy tinh không hoàn toàn vô hại. Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) từng có văn bản cảnh báo về đồ gia dụng thủy tinh có chứa chì. Theo đó, một số mẫu sản phẩm có hàm lượng chì cao gấp hàng nghìn lần mức cho phép, có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng. Cơ quan này cũng khuyến cáo không nên mua các sản phẩm thuỷ tinh kém chất lượng.
Nếu không biết cách phân biệt đồ gia dụng thuỷ tinh có chứa chì, người tiêu dùng có thể mua nhầm và bị nhiễm chất độc này sau quá trình dài sử dụng. Chì làm tổn thương tế bào, nhất là tế bào thần kinh, gây thiếu máu, làm nặng thêm bệnh gout, tăng huyết áp, giảm khả năng sinh sản, suy giảm chức năng tuyến giáp, tuyến yên, tuyến thượng thận...
Mẹo phát hiện đồ gia dụng thuỷ tinh có chứa chì
Để phát hiện đồ thủy tinh chứa chì, bạn có thể áp dụng các mẹo đơn giản và hiệu quả sau đây:
Kiểm tra dưới ánh sáng: Thủy tinh chứa chì thường có độ sáng, bóng và trong suốt cao hơn so với thủy tinh thông thường. Khi soi dưới ánh sáng, đồ thủy tinh chứa chì có thể phản chiếu ánh sáng với màu sắc cầu vồng rõ nét hơn.
Kiểm tra âm thanh: Gõ nhẹ lên bề mặt thủy tinh bằng một vật kim loại. Nếu âm thanh phát ra trong, ngân dài giống tiếng chuông thì khả năng cao đó là thủy tinh chứa chì. Ngược lại, nếu tiếng kêu nhỏ, không vang, âm thanh đục thì đó thường là thuỷ tinh không chứa chì.
Kiểm tra trọng lượng: Thủy tinh chứa chì thường mỏng nhưng nặng hơn đáng kể so với thủy tinh thông thường cùng kích thước.
Kiểm tra bằng giấm: Ngâm đồ thủy tinh trong giấm trắng từ 24 đến 48 giờ. Nếu bề mặt thủy tinh bị mờ hoặc thay đổi, có thể sản phẩm đó chứa chì.
Sử dụng bộ kiểm tra chì: Mua bộ thử chì tại các cửa hàng uy tín hoặc các sàn thương mại điện tử. Dùng hóa chất hoặc que thử để kiểm tra sản phẩm có chì trong thủy tinh hay không theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Đồ gia dụng thuỷ tinh được ưa chuộng bởi sự tiện dụng và mẫu mã đa dạng, bắt mắt. (Ảnh: Duralex)
Lưu ý để tránh mua nhầm đồ gia dụng thuỷ tinh chứa chì
Người tiêu dùng cần lựa chọn mua đồ gia dụng thuỷ tinh của các thương hiệu nổi tiếng, được kiểm duyệt an toàn. Tránh mua đồ thủy tinh giá rẻ không rõ nguồn gốc hoặc không có nhãn mác. Các nhà sản xuất uy tín không cho chì vào sản phẩm, tuy nhiên sản phẩm có thể lẫn một hàm lượng chì rất nhỏ, ở mức độ an toàn, điều này sẽ được ghi rõ trên bề mặt sản phẩm.
Người tiêu dùng nên chọn thuỷ tinh trơn, không màu, không hoạ tiết, hoa văn đơn giản hoặc không có hoa văn bởi sản phẩm càng nhiều màu sắc, nhiều hoạ tiết hoặc hoa văn cầu kỳ thì càng có nguy cơ chứa nhiều chì.
Nếu nghi ngờ đồ thủy tinh có chì, bạn không nên sử dụng để đựng thực phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm có tính axit như nước chanh, giấm…vì chì có thể hòa tan vào thực phẩm. Nếu bạn thường xuyên sử dụng đồ thủy tinh, đặc biệt là để đựng thực phẩm, hãy chọn sản phẩm không chứa chì để đảm bảo sức khỏe.
Đồ thuỷ tinh, đặc biệt là ly, cốc, bình nước... sau một thời gian sử dụng có thể bị bám cặn canxi (thường xuất hiện dưới dạng các vệt trắng hoặc mờ) do nước cứng. Với tính axit nhẹ, giấm có khả năng hòa tan các cặn này, do đó bạn nên ngâm đồ thuỷ tinh bị bám cặn canxi vào giấm trong khoảng 1 giờ, axit trong giấm sẽ giúp làm sạch và trả lại độ sáng bóng cho thủy tinh.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.