Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mexico: Những người phụ nữ bay và ước vọng vút qua tầng tầng phân biệt giới

Thứ năm, 11:29 17/11/2022 | Chuyện đó đây

Tại miền đông Mexico, một nhóm phụ nữ gan dạ đang thách thức truyền thống và định kiến bằng cách tham gia vào một trong những nghi thức bản địa độc đáo nhất.

Lần đầu tiên Jacinta Teresa lao mình khỏi cây cột cao ngất ngưởng 34 năm về trước, cảm giác như cả thế giới đang rung chuyển dưới chân mình. Ở độ cao 45m, gió tạt mạnh như tát vào mặt.

" Những cái cây như di chuyển cùng tôi, cả nhà thờ cũng thế ", giờ đã 50, Teresa có lẽ vẫn nhớ như in trải nghiệm đã in sâu trong tâm trí từ năm nào. Khi cây cột rung lắc, một nỗi sợ như lan đến, "Tôi cứ cảm giác như mình còn không có đủ tay mà giữ nữa".

Bầu trời Mexico, những người phụ nữ bay và ước vọng vút qua tầng tầng phân biệt giới  - Ảnh 1.

Teresa trong trang phục "người bay" năm 19 tuổi.

Người "lôi kéo" Teresa vào trò chơi mạo hiểm ấy là chú bà, người dành tới cả năm trước đó "dụ dỗ" cháu gái mình tham gia vào danza de los voladores (tam dịch: Điệu nhảy của những người bay), một nghi thức bản địa với sự tham gia của 4 người.

Cách thực hiện không có gì khó hiểu, khi họ được buộc vào đỉnh một cây cột rất cao ở chân và eo, tung mình từ trên cao xuống, dang rộng hai tay và quay tròn cho tới khi chạm đất.

Kể cả với những người không đặc biệt sợ độ cao, màn trình diễn này có lẽ vẫn đủ khiến họ "nổi cả da gà" và với cô gái Teresa 16 tuổi năm ấy cũng không ngoại lệ.

Nhưng rồi lòng can đảm tích lũy qua thời gian đã thúc đẩy Teresa dần hứng thú và cuối cùng tham gia vào nghi thức ấy cùng một nhóm những phụ nữ khác. Suốt hàng thế kỷ, danza de los voladores vốn chỉ dành cho đàn ông.

Bầu trời Mexico, những người phụ nữ bay và ước vọng vút qua tầng tầng phân biệt giới  - Ảnh 2.

Một nhóm "người bay" đang thực hiện điệu nhảy của mình.

Nhóm voladoras (danh từ giống cái của voladores - "người bay") sống tại Cuetzalan - một thị trấn nhỏ vùng sơn cước quanh những con đồi khúc khuỷu vùng Sierra Norte, phía đông Mexico.

Các voladoras thường xuất thân từ những gia đình "người bay" có truyền thống từ đời cha ông. Một vài trong số họ chọn "bay" cùng nam giới, trong khi số khác thành lập các nhóm riêng chỉ toàn phụ nữ.

Và như mọi lĩnh vực được thống trị bởi đàn ông, kiểu gì cũng sẽ có thành kiến. Teresa tái khẳng định điều đó khi gợi lại rằng có hàng đống "bàn lùi" dành cho các voladoras từ cánh đàn ông "nhà nghề".

Tự tin rằng mình là thế hệ "người bay" nữ đầu tiên, Teresa kể: " Không phải lúc nào mọi người cũng nói toẹt ra là họ phản đối, nhưng sẽ chỉ nhìn bạn với ánh mắt như thể 'Này, đây là điệu nhảy cho đàn ông, không phải phụ nữ' ".

Bầu trời Mexico, những người phụ nữ bay và ước vọng vút qua tầng tầng phân biệt giới  - Ảnh 3.

2 nữ "người bay" Irene García và Candy Hernández.

Sự phản đối bắt nguồn từ định kiến giới đó không có gì lạ tại các vùng nông thôn Mexico và các nước Mỹ Latin - cũng không có gì mới, vẫn là những suy nghĩ kiểu phụ nữ nên tập trung vào việc nội trợ. Một số luồng phản đối khác đến từ niềm tin cố hữu vào tính linh thiêng của nghi thức khi cho rằng phụ nữ sẽ trở thành "cám dỗ" ảnh hưởng tới quá trình chay tịnh 1 tuần trước nghi lễ của nam giới tham gia.

Irene García, một người bay 33 tuổi, đã gặp chồng mình trên đỉnh cột bay và đang động viên con gái 12 tuổi của họ tham gia, cho biết thêm: "Một số người vẫn tin rằng phụ nữ làm ô nhiễm điệu nhảy khi đến kỳ kinh" . Nhưng nhờ những phụ nữ "tiền bối" mở đường, qua mỗi thế hệ, quan niệm cố hữu ngày càng mờ dần và việc tham gia trở nên dễ dàng hơn.

Chưa kể trong những năm gần đây, cánh đàn ông ở Cuetzalan ngày càng khuyến khích phụ nữ tham gia thêm vào điệu nhảy, một dấu hiệu đáng mừng rằng những người mở đường như Teresa đã thành công.

Cội nguồn "điệu nhảy người bay"

Theo nhiều cách, Cuetzalan tạo cảm giác như một chiếc hộp thời gian đưa người ta du hành về quá khứ. Họ dễ bắt gặp cảnh cư dân lớn tuổi lê bước từng chút trên những con dốc gần như thẳng đứng bằng đá trơn trượt, trong khi những con quạ đen trở về tổ ấm hàng đêm trong những tán cây cao dọc quảng trường, và một tháp đồng hồ cổ lặng lẽ đánh dấu thời gian chầm chậm trôi đi bằng vài tiếng chuông buồn tẻ...

Hầu hết những người sống ở Cuetzalan là thành viên của cộng đồng Nahua và Totonac bản địa, có nguồn gốc Aztec. Khu vực xung quanh thị trấn được nhiều người coi là nơi sản sinh ra một số truyền thống tiền Tây Ban Nha thiêng liêng nhất vẫn còn được thực hành cho đến ngày nay.

Bầu trời Mexico, những người phụ nữ bay và ước vọng vút qua tầng tầng phân biệt giới  - Ảnh 4.

Chiếc mũ truyền thống của các valedores.

Đặc sắc nhất trong số đó hẳn là "điệu nhảy người bay". Teresa nói: " Đây là một nghi lễ xuất phát từ hạn hán, cầu cho mùa màng bội thu và mưa rơi ". Bốn người bay, mặc đồng phục đính sequin đỏ trắng được làm thủ công và đội mũ lông vũ, đại diện cho các hướng chính: đông, tây, nam, bắc. Thành viên thứ năm của nhóm là người thủ lĩnh sẽ đứng trên đỉnh cột và thổi sáo gỗ cùng trống - tượng trưng cho mặt trời trên cao.

Nghi thức được cho là nhằm tôn vinh đức hạnh và vẻ đẹp của các vị thần để cầu cho các thần ban phước.

Mức độ quan trọng của nghi lễ được hình tượng hóa bởi cây cột cao mà người Nahuatl gọi là kowpataninih - nằm ngay trung tâm quảng trường thị trấn. Mỗi năm, vào khoảng tháng 9, một thân cây mới được mang từ rừng về và đặt ở đó trong một nghi lễ hiến tế gà tây. Sau khi được dựng chắc, cột bay sẽ vươn mình ở độ cao gần tương đương với mái vòm Iglesia San Francisco, nhà thờ chính của Cuetzalan.

Tới những chân trời xa mãi

Một điều những người phụ nữ mở đường ngày xưa có lẽ chưa ngờ đến là voladoras trở thành một nghề được săn tìm trên khắp thế giới khi nghi thức này dần trở nên phổ biến tại Mexico và khắp thế giới.

Số "người bay" nữ trong cộng đồng thường không có quá nhiều, dẫn tới việc họ được săn đón từ cả những bang gần đó như Jalisco và Michoacán hay thậm chí xa xôi như ở đảo Madagascar ở ngoài khơi phía nam châu Phi.

" Điệu nhảy này đã mang lại cho tôi rất nhiều điều ", Teresa giãi bày. " Nó đã mang lại cho tôi rất nhiều trải nghiệm mới, cơ hội học hỏi và kiến thức mới, và trên hết là cơ hội nhìn ngắm thế giới ".

Bầu trời Mexico, những người phụ nữ bay và ước vọng vút qua tầng tầng phân biệt giới  - Ảnh 5.

Nikité bên cha mình trong trang phục đại bàng.

Nikté Díaz García, 12 tuổi, đang tiếp nối truyền thống từ cha mẹ, nói rằng: " Cảm giác như thể mình sắp rơi xuống vực sâu. Nhưng đồng thời, mình biết rằng mình đang được buộc vào đâu đó ". Đó cũng có lẽ là điều khiến nhiều người liên tưởng đến cách những người phụ nữ valedoras đã từng bước phá bỏ các tầng định kiến giới trong lúc vươn mình giữa bầu trời cao, trong lúc vẫn không rời xa nguồn cội.

Bầu trời Mexico, những người phụ nữ bay và ước vọng vút qua tầng tầng phân biệt giới  - Ảnh 6.

Tự mình leo lên cột bay là một phần quan trọng của nghi lễ.

Đó cũng chính xác là cách Teresa đã cảm thấy rất nhiều năm trước đó, trên đỉnh cột bay. Chú bà đã ở đó bên cháu gái vào buổi sáng hôm đó - ở phía trên những con đường lát đá gần như thẳng đứng của Cuetzalan, nhìn ra mái vòm của nhà thờ và những chú quạ đang bay trong cành cọ đung đưa, và nhìn xuống tháp đồng hồ có tiếng chuông vang ngần đã rền vang hàng thế hệ. " Sự bình lặng " ông nói, giọng trầm ổn và bình tĩnh. " Tất cả đều đang xoay vần trong bình dị ".

Bình dị, như cái cách mà 34 năm qua valedoras đã khai mở một địa hạt mới cho nữ giới Cuetzalan, một nơi mà đàn ông vẫn thống trị.

(Rồi Teresa hít một hơi sâu, trước khi tung mình và dang tay trong khoảng không như vô tận).

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ảnh màu cực hiếm Trung Quốc cuối thời nhà Thanh: Những gì thấy trên phim có đánh lừa chúng ta bao lâu nay?

Ảnh màu cực hiếm Trung Quốc cuối thời nhà Thanh: Những gì thấy trên phim có đánh lừa chúng ta bao lâu nay?

Chuyện đó đây - 23 giờ trước

Những bức ảnh này đã lột tả chân thực cuộc sống tại Trung Quốc vào 100 năm trước.

Bảo tàng Hà Lan công bố ảnh quý về Trung Quốc cách đây gần 100 năm: Điều bất ngờ xuất hiện trên đường phố

Bảo tàng Hà Lan công bố ảnh quý về Trung Quốc cách đây gần 100 năm: Điều bất ngờ xuất hiện trên đường phố

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Những bức ảnh do nữ nhiếp ảnh gia Ellen Thorbecke ghi lại, hé lộ cuộc sống thường nhật và xã hội Trung Quốc thời kỳ đầu thập niên 1930.

'Hành tinh tu hú' đầu tiên lộ diện: Khoa học có thể đã lạc lối?

'Hành tinh tu hú' đầu tiên lộ diện: Khoa học có thể đã lạc lối?

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Hành tinh bí ẩn PDS 70 b đe dọa đánh đổ lý thuyết vũ trụ học lâu đời khi để lộ thành phần khác biệt so với đĩa tiền hành tinh của sao mẹ.

Đóng giả hoàng gia Dubai để bán đồ kém chất lượng, KOL Trung Quốc bị cấm

Đóng giả hoàng gia Dubai để bán đồ kém chất lượng, KOL Trung Quốc bị cấm

Chuyện đó đây - 3 ngày trước

Nhiều người có sức ảnh hưởng đóng giả làm "công chúa Trung Đông", có lối sống sang trọng đã bị cấm trên mạng xã hội Trung Quốc, vì tiếp thị sản phẩm kém chất lượng.

Khoan giếng trên khu đất của công ty, người đàn ông bị cơ quan chức năng phạt hơn 1 tỷ đồng, còn nhận bản án 'nặng không tưởng'

Khoan giếng trên khu đất của công ty, người đàn ông bị cơ quan chức năng phạt hơn 1 tỷ đồng, còn nhận bản án 'nặng không tưởng'

Chuyện đó đây - 3 ngày trước

Hành vi của vị giám đốc Trung Quốc là vi phạm pháp luật và người này đã phải trả một cái giá rất đắt.

Lộ diện thứ lẽ ra không thể tồn tại giữa thiên hà chứa Trái Đất

Lộ diện thứ lẽ ra không thể tồn tại giữa thiên hà chứa Trái Đất

Chuyện đó đây - 4 ngày trước

(NLĐO) - Hai đài thiên văn đã cùng xác định được cặp vật thể khó tin ẩn mình gần "trái tim quái vật" của thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà).

Choáng ngợp trước khoảnh khắc 'nhật chiếu kim sơn' trên đỉnh núi tuyết 7.500 m

Choáng ngợp trước khoảnh khắc 'nhật chiếu kim sơn' trên đỉnh núi tuyết 7.500 m

Chuyện đó đây - 4 ngày trước

"Nhật chiếu kim sơn" là khoảnh khắc những tia nắng chiếu vào núi Cống Ca phủ tuyết, khiến những đỉnh núi tuyết trắng như được mạ vàng rực rỡ.

Nhà khoa học cho rằng hậu duệ tiếp quản Trái Đất từ con người đang nằm trong thực đơn nhà hàng hải sản

Nhà khoa học cho rằng hậu duệ tiếp quản Trái Đất từ con người đang nằm trong thực đơn nhà hàng hải sản

Chuyện đó đây - 5 ngày trước

Bach tuộc đã đang sở hữu đủ khả năng xây dựng một nền văn minh mới.

Quả trứng 'siêu quý hiếm' được bán với giá 6 triệu đồng

Quả trứng 'siêu quý hiếm' được bán với giá 6 triệu đồng

Chuyện đó đây - 5 ngày trước

Quả trứng hình cầu siêu hiếm "tỷ quả có một" được một người đàn ông quyên góp cho tổ chức từ thiện đã được bán với giá 200 bảng Anh (hơn 6 triệu đồng).

Quốc gia này không có đèn giao thông, nhiều xe hơn dân số nhưng vẫn không bao giờ tắc đường

Quốc gia này không có đèn giao thông, nhiều xe hơn dân số nhưng vẫn không bao giờ tắc đường

Chuyện đó đây

Khi nghĩ đến giao thông đô thị, hầu hết chúng ta sẽ hình dung đến những con đường đông đúc, xe cộ chen chúc và đèn giao thông sáng chói tại mỗi ngã tư. Tuy nhiên, có một quốc gia châu Âu nhỏ bé đã đi ngược hoàn toàn lối tư duy này. Đó là San Marino, nơi không có bất kỳ đèn giao thông nào, nhưng giao thông vẫn luôn trôi chảy, không ùn tắc, và thậm chí tai nạn cũng rất hiếm.

Top