Mổ lấy thai - Những điều cần biết
Một ngày, tôi chỉ cho con cái sẹo trên bụng, cái sẹo mổ cách đây mấy năm. Và câu chuyện bắt đầu... “Ngày không xưa lắm, con nằm trong bụng mẹ. Một hôm, con chòi đạp đòi gặp mẹ, thế là bác sĩ rạch bụng mẹ, ẵm con ra, rồi may bụng mẹ lại”.
Đến tận bây giờ tôi còn chưa hết “ăn năn” vì ánh mắt ngạc nhiên của con, hình như nó sợ. Nó hỏi “rồi mẹ có đau không?”. Câu hỏi của con trẻ chỉ vậy thôi, nhưng các thắc mắc của người lớn lại không dừng lại ở đấy, vì thế tôi muốn kể một câu chuyện hoàn chỉnh hơn về vết sẹo mổ lấy thai.
Vì sao phải sinh mổ?
Có một số những lý do bất khả kháng khiến phải mổ lấy thai:
Khi đang chuyển dạ, tự nhiên giảm dần và ngưng chuyển dạ. Theo một nghiên cứu của Mỹ, có khoảng 1/3 bà mẹ mổ lấy thai vì nguyên nhân này. Chuyển dạ là quá trình co thắt tử cung, cổ tử cung mở ra và bé được sinh ra ngả âm đạo. Cơn co chuyển dạ tự nhiên giảm, thưa dần, hay cổ tử cung không “chịu” mở, bác sĩ đành phải mổ chứ không thể để như vậy.
Tim thai bất thường khi đang trong chuyển dạ. Điều này có nghĩa là chuyển dạ quá stress với con, chọn cách khác để chào đời thôi!
Vấn đề của dây rốn: dây rốn quá ngắn, quấn quanh cổ nhiều vòng, mỗi lần co thắt tử cung là bị chèn ép làm bé thiếu ôxy.

Khi không có những biến chứng nguy hiểm, hãy tránh một ca sinh mổ không cần thiết.
Trong nhiều trường hợp khác, việc mổ lấy thai được sắp xếp trước. Chẳng hạn:
Bạn từng mổ lấy thai trước đây: không hẳn 100% những bà mẹ đã mổ lấy thai có khuynh hướng chọn cách này. Về mặt chuyên môn, nếu nguyên nhân phải mổ cho lần trước không tồn tại và không có vấn đề gì khác, bạn vẫn có khả năng sinh ngả âm đạo cho lần mang thai tiếp theo.
Bạn có hơn 1 bé trong bụng: đặc biệt là bé anh (hay bé chị) không chịu quay đầu mà đưa mông hay chân xuống dưới. Khả năng mổ lấy thai càng nhiều nếu hơn nếu song thai sau điều trị hiếm muộn.
Em bé quá to (nguyên nhân này chắc dễ hiểu nhất).
Em bé ngôi mông (còn gọi ngôi ngược), ngôi ngang, mổ lấy thai sẽ an toàn hơn.
Vấn đề từ bánh nhau: nhau tiền đạo - vị trí bánh nhau nằm chắn ngay đường ra của thai.
Mẹ mắc bệnh lý không thể sinh ngả âm đạo: ví dụ như Herpes sinh dục ngay lúc chuyển dạ, khung chậu mẹ quá hẹp...
Bạn yêu cầu: Tôi không ủng hộ, cũng không phản bác hoàn toàn nguyên do này. Chỉ cần có đủ thông tin, có đủ kiến thức cơ bản, bạn sẽ có khả năng quyết định nguyện vọng của mình trong cuộc vượt cạn.
Điều gì xảy ra trong suốt cuộc mổ lấy thai?
Bác sĩ gây mê sẽ sử dụng thuốc làm bạn không thấy đau, hoặc một vài trường hợp sẽ làm cho bạn ngủ mê luôn. Hiện nay, phổ biến nhất là gây tê tủy sống, bạn vẫn biết, vẫn tỉnh khi bác sĩ mổ, nhưng không thấy đau. Bạn vẫn có thể nghe tiếng khóc chào đời của con trẻ.
Nhân viên y tế sẽ vệ sinh vùng bụng thật sạch với dung dịch diệt khuẩn. Họ đặt một cái ống nhỏ vào vùng kín để dẫn nước tiểu ra ngoài.
Cuộc mổ bắt đầu. Việc của bạn là nằm chờ ít phút, báo với bác sĩ các dấu hiệu khó chịu nếu có. Một số nơi còn cho chồng hay người thân vào để cổ vũ tinh thần. Tuy nhiên, cần khuyến khích người chứng kiến cuộc mổ tìm hiểu thông tin để tránh sang chấn tinh thần.
Tùy tình trạng mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ chọn cách phẫu thuật an toàn. Phần lớn sẽ rạch ngang bụng dưới (sẹo nằm ngay nếp bụng dưới của bạn) và rạch ngang một đoạn trên tử cung. Sau đó lấy em bé ra ngoài và đóng lại theo đúng trật tự của tạo hóa.
Sẽ có những rủi ro gì khi sinh mổ?
Nhiễm khuẩn: do nhiều nguyên nhân khác nhau. Không thường gặp vì đa phần bác sĩ đã cho thuốc kháng sinh dự phòng; chảy máu nhiều; tổn thương các cơ quan bên cạnh tử cung như bàng quang, tỷ lệ không nhiều; dị ứng với thuốc: vì sinh mổ dùng nhiều thuốc hơn sinh thường nên nguy cơ dị ứng thuốc nhiều hơn; thời gian nằm viện lâu hơn sinh thường.
Hồi phục sau mổ
Mẹ sẽ được gặp bé vài giờ sau mổ, khi tình trạng ổn định; bé vẫn có thể bú mẹ bình thường; đôi khi phải sử dụng thuốc giảm đau thêm sau khi thuốc tê hết tác dụng. Vài giờ sau mổ, bác sĩ rút ống dẫn nước tiểu. Nhân viên y tế sẽ hỗ trợ bạn xoay trở, ngồi dậy và tập đứng, đi. Sẽ đau, nhưng hãy cố gắng vận động trong vòng 24 giờ sau mổ.
Sau khi về nhà: bạn sẽ thấy đau nhẹ vết mổ, đặc biệt khi cho con bú. Ra huyết ở âm đạo giảm dần. Nếu thấy đau bụng nhiều, sốt, đau mỏi hai chân, ra huyết nhiều, vết mổ hở, sưng đau... bạn cần đến bệnh viện ngay.
Không dễ để một đứa trẻ hiểu được tại sao phải rạch bụng, làm mẹ đau đớn. Chuyện quan trọng nhất tôi muốn nhắn gửi, đó là nhiều người thích chọn giờ mổ lấy con. Ai cũng muốn con mình được may mắn, hạnh phúc trọn đời. Nhưng hãy đặt sự an toàn của con lên hàng đầu trước đã. Không hiếm những đứa trẻ được cha mẹ chọn cho giờ chào đời khi thế gian đang ngáy ngủ, bác sĩ thì mệt phờ mệt phạc, bao nguy hiểm chực chờ. Rồi khi con chưa đủ ngày đủ tháng, sinh ra ốm đau, làm sao mà thành vĩ nhân cho được.
Vậy đó, sinh thường hay sinh mổ hãy tùy tình trạng mà thảo luận, bàn bạc và xin tư vấn của bác sĩ. Đừng quá cực đoan điều gì, bạn nhé!
Theo BS. Lê Kiều My
Sức khỏe và Đời sống

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia
Sống khỏe - 3 giờ trướcHạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư
Y tế - 6 giờ trướcBa mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong
Sống khỏe - 6 giờ trướcCà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày
Mẹ và bé - 19 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.