Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mối liên hệ chặt chẽ giữa mức sinh, cơ cấu dân số và sự phát triển bền vững

Thứ bảy, 08:04 12/12/2020 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Các chuyên gia về dân số, xã hội học cho hay mức sinh và cơ cấu dân số theo tuổi có mối liên hệ hết sức chặt chẽ, tác động đến phát triển bền vững.

Phân tích về điều này, GS Nguyễn Đình Cử, nguyên Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội, cho hay ngay ở nước ta những năm 70-80 của thế kỷ trước mức sinh còn cao (trên 4 con/1 phụ nữ) thì tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi lên tới hơn 40%. Tỉ lệ người cao tuổi rất thấp chỉ khoảng 5-6%. Ngược lại, khi mức sinh rất thấp như Nhật Bản (1,3 con/1 phụ nữ) thì Nhật trở thành nước siêu già (35% dân số là người cao tuổi). Tỉ lệ trẻ em rất thấp, chỉ dưới 15%.

"Mức sinh thấp ở một số nước có thể ảnh hưởng tới tỉ số giới tính khi sinh" - GS Nguyễn Đình Cử nói và nêu dẫn chứng ở Trung Quốc với văn hóa thích con trai, và chính sách dân số một con trong thời gian dài khiến người dân lựa chọn sinh con trai. Do đó, tỉ số giới tính khi sinh của đất nước hơn 1,3 tỉ dân này rất cao, thậm chí lên đến 120 bé trai/100 bé gái.

Đồng tình với quan điểm mức sinh là yếu tố quan trọng để tác động đến cơ cấu và quy mô dân số, nhưng nhìn nhận ở sự tác động của vấn đề mức sinh tới phát triển bền vững, TS Nguyễn Đức Vinh, Viện trưởng Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, cho hay nếu mức sinh cao thì dân số sẽ phát triển quá nhanh ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển bền vững. Ngược lại mức sinh quá thấp dẫn đến già hóa dân số quá nhanh, thậm chí dân số suy giảm cũng là một nguyên nhân dẫn đến phát triển không bền vững. 

Mối liên hệ chặt chẽ giữa mức sinh, cơ cấu dân số và sự phát triển bền vững - Ảnh 1.

Tiến sĩ Nguyễn Đức Vinh, Viện trưởng Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. Ảnh: Chí Cường


Theo TS Vinh, đối với nước phát triển có năng suất lao động cao, người lao động có thể nuôi được nhiều người thì già hóa sẽ đỡ gây hậu nghiêm trọng không bị quá ảnh hưởng. Nhưng với nước thu nhập thấp như ở Việt Nam thì việc già hóa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến phát triển bền vững. Do đó dẫn đến thiếu hụt lao động và hệ lụy bất cập về an sinh xã hội cho người cao tuổi, về trẻ em cũng như xã hội nói chung.

Cũng theo TS Nguyễn Đức Vinh, theo khảo sát gần đây ở một số tỉnh, thành tỷ lệ người muốn có 2 con vẫn là phổ biến nhất (chiếm khoảng độ 2/3 số người được hỏi). Còn tỷ lệ số người muốn người trên 2 con thì khoảng gần 20% và tỷ lệ người muốn có 1 con thì khoảng trên 10%.

"Như vậy, mong muốn có 2 con tuy chiếm đa số nhưng vẫn chưa trở thành chuẩn mực của toàn xã hội", vị Tiến sĩ Xã hội học nhận định và cho rằng tỷ lệ muốn có dưới 2 con tuy thấp có thể sẽ gia tăng trong thời gian tới nếu không có sự can thiệp nào. Tỷ lệ muốn có trên 2-3 con trở nên vẫn rất đáng kể nhất là một vùng hoặc một số nhóm dân số đặc thù. 

Mối liên hệ chặt chẽ giữa mức sinh, cơ cấu dân số và sự phát triển bền vững - Ảnh 2.

Một buổi truyền thông, nói chuyện với chị em do Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Hưng Yên tổ chức Ảnh: VT


"Tuy nhiên giữa việc mong muốn và hiện thực hóa là khoảng cách đáng kể bởi do các tác động kinh tế xã hội", ông nói. Trong điều kiện hiện nay thì người dân Việt Nam sinh ít hơn số con mong muốn một chút. Nếu các điều kiện cản trở gia tăng thì nhiều khả năng số con mong muốn và số con sẽ tiếp tục giảm.

Mức sinh có quan hệ chặt chẽ với quá trình hiện đại hóa, phát triển kinh tế xã hội nói chung, vì vậy những tỉnh thành đô thị, công nghiệp hóa cao hơn thường có mức sinh thấp hơn so với những vùng chậm phát triển hơn. Việt Nam có khác biệt đáng kể về mức độ phát triển kinh tế xã hội lẫn mức sống giữa các tỉnh thành vùng miền nên dẫn đến sự khác biệt về mức sinh như vậy.

Ngoài ra thì yếu tố văn hóa cũng đóng vai trò quan trọng, chẳng hạn số tỉnh đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ tuy mức sống không phải quá thấp nhưng giá trị con cái vẫn rất quan trọng nên mức sinh cao hơn các vùng khác. "Điều đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long có mức sinh thấp thì chúng tôi vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể. Nhiều khả năng sự tác động của các vùng xung quanh ảnh hưởng đến vùng này dẫn đến thay đổi về định hướng giá trị sớm hơn so với mức độ phát triển kinh tế xã hội cho nên mức sinh khá thấp" - TS Vinh cho hay.

"Trên thế giới, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) đã có tổng kết 8 bài học thành công trong lĩnh vực giảm sinh và được nhiều nước trong đó có nước ta áp dụng trong những năm trước đây. Nhiều nước có mức sinh đã xuống thấp trong một thời gian dài, đã tiến hành chương trình nâng mức sinh lên nhưng bài học chung rút ra là chưa có nước nào thành công trong việc đưa mức sinh tăng trở lại khi mức sinh đã xuống quá thấp. Còn việc duy trì mức sinh thay thế hiện nay chưa có nước nào trước Việt Nam thực hiện nên chúng ta cũng chưa có được cơ hội để học tập kinh nghiệm từ những nước đó.

Chúng ta sẽ phải vừa làm vừa nghiên cứu rút kinh nghiệm. Việc chúng ta thực hiện chương trình duy trì mức sinh thay thế là để tránh tình huống mức sinh sẽ giảm xuống quá thấp không nâng lên được dẫn đến suy giảm dân số, già hóa dân số quá nhanh… như các nước đã đi trước chúng ta gặp phải".

(Ông Nguyễn Văn Tân, nguyên Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Dân số)

Q.An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì

Dân số và phát triển - 3 giờ trước

Chăm sóc dinh dưỡng đúng cách trong tuổi dậy thì không chỉ giúp trẻ phát triển tối ưu về thể chất mà còn đặt nền móng cho sức khỏe tâm lý và tinh thần. Do đó, việc định hướng thói quen ăn uống khoa học, lựa chọn thực phẩm lành mạnh là vô cùng quan trọng.

Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản

Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản

Dân số và phát triển - 4 giờ trước

Văn phòng Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đã công bố thông điệp chính thức của Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025: "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi".

Quyền tự quyết sinh sản và hành trình 'gỡ' định kiến ở Nghệ An

Quyền tự quyết sinh sản và hành trình 'gỡ' định kiến ở Nghệ An

Dân số và phát triển - 17 giờ trước

Trong một thế giới đang chuyển mình, quyền sinh sản không chỉ là lựa chọn cá nhân mà còn là thước đo tiến bộ xã hội. Ở Nghệ An, hành trình phá vỡ định kiến "trọng nam khinh nữ" đang được chính quyền và ngành y tế kiên trì thúc đẩy để mỗi người phụ nữ dù ở vùng sâu hay nơi phố thị đều được trao quyền quyết định tương lai sinh sản của chính mình.

5 điều chị em cần biết về u xơ tử cung

5 điều chị em cần biết về u xơ tử cung

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

U xơ tử cung là một bệnh lý lành tính khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là sau tuổi 30. Nếu bạn đang băn khoăn về u xơ tử cung, hãy tìm hiểu 5 điều quan trọng sau đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Ngày 9/7, Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7 và lồng ghép triển khai các văn bản, chính sách về công tác Dân số trong tình hình mới.

Hà Nội mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7

Hà Nội mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Sáng 8/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7 với chủ đề: “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”.

Ai dễ mắc herpes sinh dục?

Ai dễ mắc herpes sinh dục?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Herpes sinh dục là một bệnh nhiễm trùng phổ biến gây ra các vết loét hoặc mụn nước ở bộ phận sinh dục. Tìm hiểu những người dễ mắc herpes sinh dục.

5 lý do chị em nên ăn dứa trong kỳ kinh nguyệt

5 lý do chị em nên ăn dứa trong kỳ kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Dứa không chỉ là một loại quả ngon miệng cho chế độ ăn uống mà còn có thể giúp kiểm soát những vấn đề khó chịu mỗi kỳ kinh nguyệt.

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Mang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Top