Mỗi ngày tắm ba lần, rửa tay 40 lần vẫn sợ bẩn
GiadinhNet - Lo âu, sợ hãi là những trạng thái cảm xúc bình thường ở con người. Tuy nhiên, với một số người, những ám ảnh đó vượt quá giới hạn và khiến họ không thể làm chủ hành vi của mình.

Không điều trị sớm, rất dễ bị trầm cảm
Thời gian gần đây, chị Nguyễn Mai Phương (27 tuổi, ở Gia Lâm, Hà Nội) thường dậy lúc 4h sáng để sửa soạn đi làm, mặc dù 8h30 cơ quan chị mới bắt đầu làm việc. Chị Phương khởi đầu mỗi ngày bằng việc kiểm tra các thiết bị điện, cửa phòng, mở-khóa bếp gas, không chỉ một mà đến 30 lần. Chị lặp đi lặp lại các hành động suốt mấy tiếng đồng hồ mà khi ra khỏi nhà rồi vẫn còn thắc thỏm.
Còn Đặng Thái Hòa (20 tuổi, sinh viên ĐH Công nghiệp Hà Nội) lại có nỗi ám ảnh với các con số và sự ngăn nắp. Đã từ lâu, Hòa có thói quen đếm bất cứ thứ gì “đập vào mắt” mình, ví dụ: Ghế trong phòng học, người đứng đợi xe bus, sách trên kệ, thậm chí đếm đi đếm lại một con số trước khi tắt bếp ga… Khi ra khỏi phòng, Hòa luôn xếp dép theo hàng, các chai nước trong tủ lạnh quay cùng một chiều. Hòa luôn có cảm giác rất bất an mỗi khi thấy đồ đạc lộn xộn. Ban đầu, gia đình chỉ nghĩ Hòa là người cẩn thận, nhưng dần dần Hòa có biểu hiện chậm chạp, do dự khi phải quyết định bất cứ việc gì, sinh hoạt bị đảo lộn, việc học tập bị gián đoạn. Điều trị nhiều nơi mà không có dấu hiệu khả quan, tới khi đến Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai), Hòa được các chuyên gia chẩn đoán: Mắc hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng bức.
ThS Dương Minh Tâm - Phòng Điều trị các bệnh rối loạn tâm lý (Viện Sức khỏe tâm thần) chia sẻ: Đây là một dạng rối loạn tâm lý khi ý nghĩ, hành vi hoặc hoạt động tâm thần tái diễn một cách vô nghĩa mà không kiểm soát được. Hội chứng này còn xuất hiện ở cả trẻ em. ThS Dương Minh Tâm đưa ra dẫn chứng về trường hợp của bệnh nhi Phương Nghi (11 tuổi, ở TP Nam Định). Phương Nghi thường tắm 3 lần và rửa tay không dưới 40 lần/ngày. Cháu bé đặc biệt sợ tiếp xúc vi khuẩn, tránh xa nơi công cộng và không muốn cho ai dùng chung nhà vệ sinh. Mặc dù bố mẹ đã khuyên nhủ, nhưng Phương Nghi không thể khống chế nỗi ám ảnh về sự dơ bẩn.
Một trường hợp khác là anh Nguyễn Xuân Tùng (30 tuổi, ở Bắc Giang), có dấu hiệu bệnh lần đầu năm 13 tuổi nhưng người thân không để ý. Tốt nghiệp đại học, anh Tùng tìm được công việc ổn định và lập gia đình như bao người khác. Thế nhưng đến năm 2014, anh Tùng có biểu hiện đau đầu, người mỏi mệt, miệng lặp lại các câu nói vô nghĩa, chân đá vào nhau… Những suy nghĩ quẩn quanh khiến anh Tùng không thể tập trung vào công việc và buộc phải nghỉ làm. Giờ đây, ngay cả những việc sinh hoạt cá nhân cơ bản như đánh răng, rửa mặt, ăn uống cũng khiến anh Tùng gặp khó khăn. Các bác sĩ cho biết, anh Tùng là trường hợp phát hiện bệnh khá muộn, nếu để chậm hơn thì cơ hội phục hồi rất thấp…
Theo ThS Dương Minh Tâm, người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức phải chịu cùng lúc nỗi đau thể xác và tinh thần. Khác với tâm thần phân liệt, 80% bệnh nhân bị hội chứng này có thể nhận biết rằng hành động mà mình đang làm là phi thực tế, họ đã cố gắng kiềm chế, tuy vậy hành động lại nằm ngoài tầm kiểm soát. Chính vì lẽ đó, họ càng mặc cảm và tự dằn vặt bản thân. Nhiều người bị bệnh nặng mà u uất, trầm cảm, thậm chí có ý định quyên sinh.
Giấu bệnh vì sợ bị cho là “tâm thần”
Theo các chuyên gia tâm thần học: Rối loạn ám ảnh cưỡng bức luôn là một trong những hội chứng có hình thức phức tạp, triệu chứng thất thường và diễn biến khó lường nhất trong số các bệnh rối loạn tâm lý. Hơn nữa, đây lại là tình trạng mãn tính và không thể phòng chống.
Tuy nhiên, thời gian qua, y học thế giới cũng ghi nhận những biến chuyển tích cực trong việc điều trị hội chứng này. Mới đây, các nhà khoa học của ĐH Curtin (Úc) vừa thử nghiệm chương trình điều trị trực tuyến mang tên “Rối loạn ám ảnh cưỡng bức - không phải tôi!” và bước đầu thu được những dấu hiệu khả quan. Chương trình điều trị trực tuyến cho phép người sử dụng tương tác, cung cấp thông tin, hoạt động hỗ trợ nhằm giúp những người không may gặp hội chứng này. Việc kết hợp hai phương thức điều trị dược lý và tâm lý (gồm hành vi và nhận thức) mang lại hiệu quả rõ rệt. Người bệnh phải tuân thủ đúng chỉ dẫn của y bác sĩ, kiên trì điều trị và đi khám bệnh định kỳ. Và điều quan trọng nhất là người bệnh phải có tinh thần lạc quan, lối sống lành mạnh, sự đồng cảm, động viên từ gia đình và xã hội.
BS Vũ Thu Lan (Viện Sức khỏe tâm thần) cho hay: Nhiều bậc phụ huynh đã hiểu sai khái niệm “tâm thần” nên e ngại đưa con em tới khám tại các cơ sở y tế khi thấy trẻ có dấu hiệu của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng bức. Bản thân người bệnh cũng xấu hổ, sợ dị nghị, nên có khuynh hướng giấu bệnh và tách mình khỏi tập thể. Nhiều người do thiếu kiến thức nên lại tìm đến các phòng khám đa khoa hơn là bác sĩ tâm thần. Một số người không nhận được sự định hướng chính xác, dẫn tới việc chẩn đoán chậm trễ (từ 5-10 năm), gây khó khăn cho quá trình điều trị.
Các chuyên gia khuyến cáo: Ranh giới giữa sự cẩn thận, cầu toàn và hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng bức rất mong manh. Vậy nên khi có các dấu hiệu bệnh lý, mọi người cần đến các cơ sở y tế để được kiếm tra và tư vấn kịp thời, đặc biệt gia đình, người thân có vai trò rất quan trọng trong việc giúp đỡ người bệnh.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Trường ĐH Curtin (Úc), rối loạn ám ảnh cưỡng bức chiếm khoảng 2-3% dân số thế giới, được coi là bệnh tâm thần phổ biến thứ tư sau rối loạn ám ảnh sợ hãi, rối loạn liên quan đến sử dụng chất tác động tâm thần và rối loạn trầm cảm. Nữ giới mắc nhiều hơn nam giới. Độ tuổi khởi phát trung bình là 20 tuổi. Phổ biến nhất là nỗi sợ hãi bị nhiễm bẩn. Thứ hai là, nghi ngờ, ám ảnh sự đối xứng- chính xác, bạo lực và tôn giáo. Các hành vi xuất hiện là nhổ tóc, nhai liên tục, tắm, rửa tay nhiều lần, kiểm tra, sắp xếp đồ đạc, đếm số và sưu tầm, tích trữ…
Phạm Minh Hằng/Báo Gia đình & Xã hội

Hiếm gặp: Phát hiện ký sinh trùng dài gần 10cm trong mắt của bệnh nhân nữ
Y tế - 9 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nếu bệnh nhân không được phát hiện và xử trí kịp thời, ký sinh trùng có thể gây viêm nhiễm kéo dài, tổn thương giác mạc, suy giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa.

Mắc tay chân miệng, bé gái 14 tháng tuổi ở Hà Nội phải lọc máu liên tục
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhi được đưa đến viện trong tình trạng có nhiều vết loét trong vòm họng, nốt phỏng nước rải rác vùng mông kèm tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Sau 1 tuần ăn lòng lợn, ông L. đột ngột sốt cao tới 40 độ C, rét run, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng 8 lần trong ngày, nhức mỏi toàn thân, huyết áp tụt mạnh.

Bộ Y tế vào cuộc vụ sản phụ tử vong sau sinh mổ lần 3 ở Hải Phòng
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Ngày 13/4, Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế thành phố Hải Phòng về việc xác minh và báo cáo trường hợp sự cố y khoa đối với bà LTC tại BVĐK huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.

'Sửa chữa' từ trong bào thai cho thai nhi bị cạn ối hoàn toàn, giãn đài bể thận hai bên
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ nghi ngờ thai nhi bị tắc nghẽn đường tiết niệu dưới – một bất thường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thận và sự phát triển của thai nhi.

Vụ trẻ 20 tháng tuổi bị bảo mẫu bạo hành: Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm đối tượng có hành vi vi phạm quyền trẻ em
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Quảng Nam về việc xác minh, xử lý vụ việc trẻ em bị bạo lực.

Việt Nam ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ điều trị khối u
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH – Việc ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ tại Việt Nam đem tới bước ngoặt mới trong việc điều trị hiệu quả các khối u và nhiều bệnh lý như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, tuyến cơ tử cung, u vú lành tính…

Sau vụ 7 trẻ bị xâm hại ở Đà Lạt: Bộ Y tế đề nghị thanh tra toàn bộ các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Bộ Y tế đề nghị các địa phương cần tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, các cấp, các ngành trong việc phát hiện, báo cáo và xử lý các vụ việc vi phạm quyền trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em.

Kỳ tích y học Việt Nam: Lần đầu thực hiện thành công ghép tim nhân tạo bán phần
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 lần đầu tiên tại Việt Nam.

Tưởng béo bụng, cô gái 18 tuổi bất ngờ phát hiện có khối u buồng trứng 'khủng'
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có khối u buồng trứng kích thước lớn, chứa nhiều dịch nhày, chiếm gần hết khoang bụng.

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn
Y tếGĐXH - Sau 1 tuần ăn lòng lợn, ông L. đột ngột sốt cao tới 40 độ C, rét run, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng 8 lần trong ngày, nhức mỏi toàn thân, huyết áp tụt mạnh.