Mối nguy hiểm khi F0 tự dùng máy tạo oxy tại nhà
Oxy là yếu tố quan trọng với các bệnh nhân Covid-19, nhất là người có diễn biến nặng, nguy kịch. Tuy nhiên, việc tự sử dụng máy tạo oxy tại nhà có thể gây nhiều hậu quả khó lường.
Oxy là yếu tố quan trọng với các bệnh nhân Covid-19, nhất là người có diễn biến nặng, nguy kịch. Tuy nhiên, việc tự sử dụng máy tạo oxy tại nhà có thể gây nhiều hậu quả khó lường.
"Mọi người ơi, em muốn mua máy tạo oxy cho gia đình, có thể tư vấn giúp em loại nào vừa tiết kiệm chi phí vừa hiệu quả không?".
"Nhà em có bố trên 60 tuổi. Hiện tình hình dịch bệnh này, em tính mua máy tạo oxy để ở nhà cho an toàn, trừ trường hợp bất trắc. Xin cho em hỏi có nên mua máy tạo oxy không và nếu mua nên mua của hàng nào, thông số tiêu chí nào?".
Đây là hai trong số hàng trăm câu hỏi của người dân trên mạng xã hội trong thời gian gần đây về máy tạo oxy. Trước việc số ca mắc Covid-19 tại TP.HCM và nhiều địa phương khác tăng cao cùng thông tin ngành y tế cho F0 được cách ly tại nhà, không ít người dân "săn lùng" loại máy này để sử dụng tại nhà.
Tuy nhiên, tương tự máy thở, bình oxy y tế, tích trữ máy tạo oxy tại nhà và sử dụng sai cách có thể gây ra những hậu quả khó lường, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Máy tạo oxy hoạt động như thế nào?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các bệnh nhân mắc Covid-19 ở tình trạng nặng, nguy kịch sẽ rơi vào tình trạng nồng độ oxy của cơ thể xuống mức rất thấp. Lúc này, các tế bào trong cơ thể không đủ oxy để thực hiện các chức năng bình thường. Hậu quả là người bệnh ngừng tuần hoàn, rơi vào hôn mê hoặc tử vong.
Nồng độ oxy bão hòa trong máu ở một người khỏe mạnh là >96%. Dưới mức này, họ cần được hỗ trợ oxy y tế.
Trong không khí tự nhiên, hàm lượng oxy chiếm khoảng 21%, còn lại là nitơ và các khí khác (79%). Do đó, chúng ta cần các thiết bị hỗ trợ để có oxy tinh khiết cho người bệnh.
Các máy tạo oxy làm nhiệm vụ này. Máy tạo oxy (oxygen concentrator) làm giàu oxy từ khí trời (làm đậm đặc và tăng nồng độ oxy).
Nguyên tắc hoạt động của máy tạo oxy là hút khí tự nhiên vào, sau đó hấp thụ, nhả nito ra ngoài, giữa lại oxy. Nồng độ oxy tạo ra rơi vào khoảng 90-95%. Với thiết bị này, người bệnh không cần dùng tới oxy hóa lỏng hay bình oxy.
Hiện nay, các máy tạo oxy được rao bán trực tuyến. Những sản phẩm này có kích thước nhỏ gọn, có giá 5-17 triệu đồng.
Trên thực tế, máy đo SpO2, máy tạo oxy là những thiết bị y tế thông dụng, phổ biến, giúp người dân tự theo dõi, chăm sóc sức khỏe tại nhà. Hai loại máy này được dùng cho bệnh nhân có nhu cầu đo nồng độ oxy trong máu, hỗ trợ oxy khi mắc bệnh mạn tính (viêm phổi, hen suyễn, chứng ngưng thở khi ngủ...)Hiện nay, các máy tạo oxy được rao bán trực tuyến. Những sản phẩm này có kích thước nhỏ gọn, có giá 5-17 triệu đồng.
Điều kiện là bệnh nhân chỉ được phép sử dụng dưới sự đồng ý, hướng dẫn của nhân viên y tế. Do đó, người dân không nên tự ý mua và sử dụng máy tạo oxy tạo nhà, dễ gây lãng phí, mang theo nhiều hiểm họa.
Nguy cơ ngộ độc
Đầu tháng 5, khi Ấn Độ bước vào làn sóng Covid-19 nguy hiểm chưa từng có, từ khóa "cách tạo oxy tại nhà" dẫn đầu các trang tìm kiếm. Các video hướng dẫn cách sử dụng máy tạo oxy, máy thở, bình oxy hay cách tự tạo tại nhà trở thành xu hướng, thu hút hàng trăm nghìn lượt xem.
Tuy nhiên, các bác sĩ, nhà khoa học tại Ấn Độ cảnh báo hiểm họa khôn lường khi người dân tìm cách tạo oxy tại nhà.
"Bất kỳ phương pháp nào khác thử tạo oxy tại nhà đều có rủi ro như hít phải khí độc, gây cháy nổ", ông A Ravikumar, thư ký Hiệp hội Y tế Ấn Độ khu vực miền nam Tamil Nadu, trả lời phỏng vấn của Reuters.
Đồng quan điểm, nhà khoa học Tarun Bhatnagar tại Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ, Viện Dịch tễ Quốc gia nhận định những nỗ lực tự tạo oxy tại nhà chưa được thử nghiệm, không đáng tin cậy. Do đó, nó dễ gây nguy hiểm cho người dân.
Bệnh nhân Covid-19 cần thở oxy có nghĩa sức khỏe của họ đang diễn biến nặng, cần hỗ trợ từ nhân viên y tế. Ảnh: BioSpace. |
Tại Mỹ, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã cấm bán hoặc sử dụng máy tạo oxy nếu không có kê đơn, chỉ dẫn của bác sĩ.
FDA cũng khuyến cáo nếu để sản phẩm gần ngọn lửa trần hoặc khu vực hút thuốc, nguy cơ cháy nổ rất cao.
Máy tạo oxy chỉ có tác dụng với bệnh nhân Covid-19 còn tỉnh táo, tự hít thở. Trong trường hợp người bệnh cần đến hỗ trợ về oxy, điều đó chứng tỏ tình trạng của F0 đã diễn biến nặng và cần trợ giúp y tế. Chúng ta nên đưa người thân tới bệnh viện càng sớm càng tốt.
Nếu quá tin tưởng, phụ thuộc máy tạo oxy, không nhập viện kịp thời, bệnh nhân có thể rơi vào suy hô hấp nặng, nguy hiểm tính mạng.
"Người dân không nên sử dụng máy tạo oxy tại nhà trừ khi được bác sĩ chỉ định. Tự ý sử dụng gây hại nhiều hơn lợi", FDA khuyến cáo.
Sử dụng máy tạo oxy sai cách có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Ảnh: Unplash. |
Cơ quan này cũng nhấn mạnh người bệnh có thể nhận được quá nhiều hoặc quá ít oxy. Nếu lượng oxy quá ít, bệnh nhân không đủ để thoát khỏi tình trạng nguy kịch, gây hại cho phổi, tim, não và các cơ quan khác.
Nếu thừa oxy, người bệnh dễ bị ngộ độc. Theo tài liệu đăng tải trên Hindawi - nhà xuất bản các tài liệu khoa học, kỹ thuật và y tế tại Anh - thở oxy quá nhiều gây ức chế trung tâm hô hấp, làm chậm nhịp thở, giảm thông khí, tăng CO2máu. Đây là hiện tượng rất nguy hiểm với bệnh nhân bị phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Nồng độ oxy quá cao tạo các gốc oxy hóa, làm tổn thương màng phế nang (mao mạch), gây hại cho phổi. Thở oxy kéo dài cũng gây mệt mỏi, đau đầu chóng mặt, ù tai, thậm chí làm bong võng mạc ở trẻ sơ sinh, nhất là trẻ sinh non.
Việc vệ sinh máy tạo oxy không đúng cách thậm chí còn trở thành con dao hai lưỡi, tạo cơ hội cho virus, vi khuẩn xâm nhập đường thở, hệ hô hấp, gây viêm nhiễm, tổn thương. Oxy cung cấp qua máy quá khô cũng sẽ gây kích ứng, khô niêm mạc đường thở.
Tự sử dụng máy tạo oxy tại nhà cho bệnh nhân Covid-19 gây ra nhiều hiểm họa hơn lợi ích. Do đó, chúng ta không nên tích trữ hoặc tự ý sử dụng nếu không có chỉ định từ bác sĩ để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Trao đổi với báo chí về tình trạng bán, cung cấp oxy tại TP.HCM, chiều 30/7, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hoài Nam cho biết oxy đang dùng điều trị cho bệnh nhân Covid-19 là oxy y tế. Ông khuyến cáo người dân sử dụng oxy ở nhà cần cân nhắc.
Ông khẳng định theo quy trình hiện nay, các ca dương tính chỉ được cách ly tại nhà nếu đủ điều kiện và còn khỏe mạnh. Nếu có triệu chứng, bệnh nhân sẽ được cách ly điều trị. Tất cả tầng trong phác đồ điều trị của ngành y tế được chuẩn bị oxy nhằm đáp ứng nhanh yêu cầu của người bệnh.
Theo Zingnews
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn
Y tế - 3 ngày trướcDo mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 4 ngày trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 5 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 5 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 5 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore
Y tếSốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.